Các thao tác có thể thực hiện với các phần mềm trên hệ thống

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 73 - 74)

Quản lý phần mềm

8.1.2Các thao tác có thể thực hiện với các phần mềm trên hệ thống

Khi một phần mềm được cài đặt, trên hệ thống sẽ tồn tại các thành phần sau:

Mã thực hiện Thành phần này chứa các mã có thể thực hiện được của phần mềm. Nếu là phần mềm thông thường chạy trực tiếp trên hệ điều hành, thành phần này chứa các mã nhị phân của phần mềm. Nếu là các phần mềm dạng khác, đây có thể là các mã phù hợp với nền tảng (vd Java bytecode, shell scripts).

Các thư viện phần mềm Trong quá trình xây dựng phần mềm, có một số thành phần, chức năng sử dụng các thành phần của các phần mềm khác (hàm, thủ tục, thư viện, ảnh, ...) Khi được cài đặt trên hệ thống, các thành phần này trở thành độc lập với phần mềm, có thể được sử dụng bởi các phần mềm khác

Các tệp cấu hình Để có thể chạy trên một hệ thống và đáp ứng yêu cầu cụ thể của NSD, phần mềm cần được tùy biến. Giá trị của các tùy biến này cần được lưu lại, độc lập với thư viện phần mềm và mã thực hiện. Trong một số trường hợp, các tùy biến này cho phép có thể tìm kiếm các thư viện phần mềm cần thiết.

Dữ liệu tạm thời Trong quá trình hoạt động của chương trình, các dữ liệu tạm thời được tạo ra. Các dữ liệu này chỉ có ý nghĩa trong một phiên làm việc.

Các thành phần nói trên liên kết với nhau, đảm bảo cho phần mềm hoạt động và cung cấp các tính năng cho NSD. Khi hệ thống và NSD thay đổi nhu cầu sử dụng phần mềm, cần thực hiện một số thao tác để tác động tới các thành phần trên của phần mềm.

8.1.2 Các thao tác có thể thực hiện với các phần mềmtrên hệ thống trên hệ thống

Cài đặt phần mềm Khi phần mềm chưa tồn tại trên hệ thống, để có thể sử dụng phần mềm cần thực hiện thao tác cài đặt. Việc cài đặt phần mềm cần dựa trên một tập hợp các tệp cần thiết cho phần mềm, cụ thể là các thành phần mã thực hiện, thư viện phần mềm, các tệp cấu hình mặc định. Mã thực hiện thường được đóng gói thành các tệp lưu trữ, bên trong có chứa

các thông tin, thậm chí các kịch bản để có thể copy các tệp thực hiện vào các vị trí cần thiết. Các thư viện phần mềm cũng được đóng gói trong các tệp lưu trữ, sử dụng để đảm bảo hoạt động của phần mềm khi chưa có các thư viện cần thiết trên hệ thống. Thành phần này không bắt buộc phải có khi cài đặt. Sau khi các thành phần trên đã được copy vào các vị trí cần thiết, cần có một cấu hình ban đầu để phần mềm có thể hoạt động. Cấu hình ban đầu này được đóng gói kèm theo các thành phần trên.

Gỡ bỏ phần mềm Khi không có nhu cầu sử dụng phần mềm, NSD có thể gõ bỏ phần mềm ra khỏi hệ thống. Không giống như gỡ bỏ mã thực hiện, việc gỡ bỏ các thư viện phần mềm có thể gây ảnh hưởng tới các phần mềm khác. Tuy nhiên nếu không gỡ bỏ thì các thư viện phần mềm này sẽ tồn tại trên hệ thống mãi mãi. Như vậy nếu không có công cụ để lấy thông tin về các phần mềm khác, bài toán gỡ một phần mềm có sử dụng các thư viện phần mềm chung với các phần mềm khác là không thực hiện được. Các tệp cấu hình có thể được lưu trữ lại cho trường hợp tái sử dụng phần mềm.

Cấu hình lại phần mềm Khi cài đặt phần mềm, một cấu hình mặc định được đưa vào hệ thống. Cấu hình này thường là một cấu hình đã được nhà sản xuất phần mềm kiểm tra và thử nghiệm kỹ lưỡng, nên có tính ổn định cao. Sau một thời gian quản trị thay đổi cấu hình, có thể xảy ra trường hợp phần mềm được cấu hình chưa đúng dãn đến hoạt động không ổn định. Thao tác cấu hình lại phần mềm cho phép thiết lập lại các cấu hình mặc định để quản trị viên có thể bắt đầu từ đầu.

Tra cứu thông tin về phần mềm Để đảm bảo các phần mềm trên hệ thống hoạt động tốt, không ảnh hưởng đến các phần mềm khác, quản trị viên cần biết các thành phần của phần mềm nằm ở trên những tệp nào. Qua đó có thể thực hiện các thao tác bổ sung để hoàn thiện việc cài đặt, gỡ bỏ và cấu hình lại phần mềm.

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 73 - 74)