Cấu hình hệ thống

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 67 - 72)

Trong chương này bạn đọc sẽ làm quen với các bước cấu hình cần thiết để một máy tính có thể kết nối với mạng nội bộ hoặc Internet

7.1 Các thông tin cần cấu hình

Để một máy tính kết nối với mạng, nó cần phải có các thông tin sau:

• Cấu hình card mạng: card mạng cần được ”bật” lên nếu đang ở trạng thái ”tắt”

• Địa chỉ IP/Netmask: địa chỉ IP để định danh máy tính trên mạng, giúp các gói tin đến được đúng đích cần đến.

• Gateway: địa chỉ để máy tính kết nối ra Internet

• Cấu hình tên miền: gồm tên miền của máy (nếu máy dùng để chạy dịch vụ) và địa chỉ của máy chủ tên miền để máy tính phân giải được tên miền thành địa chỉ IP khi kết nối ra ngoài.

7.2 Kiểm tra cấu hình

Trước khi tiến hành cấu hình, bạn đọc có thể kiểm tra cấu hình hiện tại hoặc kiểm tra kết nối mạng bằng các lệnh cơ bản sau:

7.2.1 Kiểm tra cấu hình mạng hiện tại của máy

Sử dụng các lệnh sau để kiểm tra cấu hình mạng hiện tại của máy:

ifconfig Kiểm tra cấu hình hiện tại của các card mạng gắn trên máy, thông tin trả về bao gồm cả thông tin về cấu hình của mạng loopback. Nếu người dùng muốn xem thông tin cụ thể của card mạng nào thì có thể gõ <ifconfig TenCardMang>. Hình ví dụ minh họa

cat /etc/resolve.conf Xem thông tin về cấu hình địa chỉ máy chủ DNS. Hình ví dụ mình họa

route Xem thông tin về bảng định tuyến của máy tính, thông tin được liệt kê ra như hình dưới đây. <hình minh họa + giải thích>

hostname Xem thông tin về tên máy tính. Hình ví dụ minh họa Bằng các lệnh trên người sử dụng sẽ có đầy đủ thông tin về cấu hình hiện tại trước khi có quyết định xem cần cấu hình lại thông tin trên máy mình hay tiến hành bước tiếp theo là kiểm tra kết nối mạng hiện tại (xem mạng hoạt động hay bị lỗi)

7.2.2 Kiểm tra kết nối mạng

Để kiểm tra kết nối mạng người sử dụng thường trải qua các bước như sau:

• Kiểm tra dây cáp mạng xem đã cắm vào chưa? Đèn card mạng có sáng không (nháy xanh)

• Dùng lệnh <ping loopback> hoặc <ping 127.x.x.x> để kiểm tra xem cấu hình TCP/IP của mạng đã đúng chưa

• Dùng lệnh <ping DiaChiIPHienTai> để kiểm tra xem card mạng có hoạt động không

• Dùng lệnh <ping IPGateway> để kiểm tra xem đường kết nối đến cổng ra ngoài mạng có thông hay không

• Dùng lệnh <ping IPDNSServer> để kiểm tra xem có thể kết nối đến DNS server không

• Dùng lệnh <ping DiaChiWebBenNgoai> để kiểm tra kết nối ra bên ngoài có thông hay không

• Dùng lệnh <traceroute DiaChiWebBenNgoai> để kiểm tra tuyến đường gói tin đi đến đích

Ví dụ: chèn hình ví dụ vào Sau khi kiểm tra, nếu thấy cần thay đổi lại cấu hình hệ thống của máy tính bạn đọc có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: cấu hình bằng lệnh hoặc sửa file cấu hình hệ thống. Hai mục sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết về hai phương pháp này.

7.3 Cấu hình bằng câu lệnh

Để cấu hình card mạng bằng câu lệnh bạn đọc thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cấu hình địa chỉ IP và netmask bằng lệnh sau: <ifconfig TenCar- dMang DiaChiIPMoi netmask NetmaskMoi> ví dụ

Bước 2: Cấu hình địa chỉ Default Gateway bằng lệnh sau: <route add default gw DiaChiIPGateway> ví dụ

Bước 3: Bật tắt card mạng để thay đổi có hiệu lực bằng lệnh:

• Tắt card mạng: <ifconfig TenCardMang down>. Ví dụ:

• Bật card mạng: <ifconfig TenCardMang up>. Ví dụ:

7.4 Sửa file cấu hình hệ thống

Như đã đề cập ở các chương trên, làm việc trên linux là làm việc với các tập tin và thư mục, mọi thông tin hoặc cấu hình hệ thống đều nằm trong các file. Các lệnh cấu hình cũng chỉ là một cách sửa lại nội dung file hệ thống một cách nhanh chóng. Người sử dụng hoàn toàn có thể mở các file này ra bằng các trình soạn thảo văn bản như: vi, vim, emacs... để sửa nội dung một cách ”trực quan” hơn. Mục này tác giả sẽ giới thiệu các file cấu hình hệ thống cơ bản, nội dung bên trong nó và cách thức sửa đổi thông tin trong các file này. Trước khi vào từng mục cụ thể bạn đọc nên nhớ kỹ một điều, trong hệ thống file của linux các thông tin nằm bên phải của dấu ”thăng” là thông tin ghi chú, các trình biên dịch lệnh bỏ qua các nội dung này. Lợi dụng đặc điểm đó bạn đọc có thể tạm thời vô hiệu hóa các lệnh hoặc thông tin không mong muốn bằng cách đặt trước nó một dấu ”thăng” mà không cần thiết phải xóa bỏ, điều này rất có ích nếu cần khôi phục các lệnh này một cách nhanh chóng ở lần cấu hình sau. Ngoài ra, bạn đọc có thể dùng phương án này để ghi chú lại các thay đổi để có thể nhớ lại được ở lần truy cập sau.

7.4.1 File /etc/network/interfaces

Tập tin này chứa cấu hình của card mạng như ví dụ dưới đây Như ta bạn đọc thấy, tất các các cấu hình cần thực hiện ở phần trên như địa chỉ IP, netmask, gateway đều lưu trong file này. Bạn đọc sửa lại thông tin trong file này rồi tắt/bật lại card mạng để kích hoạt cấu hình mới.

7.4.2 File /etc/init.d/network

Ngoài cách tắt bật card mạng như ở phần trên bạn đọc có thể thực hiện việc bật, tắt, khởi động lại dịch vụ mạng bằng cách truyền tham số vào tập tin </etc/init.d/network> như sau:

• </etc/init.d/network start>: Bật dịch vụ mạng

• </etc/init.d/network restart>: Khởi động lại dịch vụ mạng - Bạn đọc có thể dùng lệnh này để cấu hình thay đổi có hiệu lực thay vì tắt rồi bật lại card mạng hay dịch vụ mạng

7.4.3 /etc/resolve.conf

Tệp tin này lưu thông tin về địa chỉ của máy chủ DNS, bạn đọc có thể thêm nhiều địa chỉ DNS khác nhau để máy tính dùng khi cần thiết. Thứ tự ưu tiên khi truy vấn là theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khi máy tính truy vấn DNS đầu tiên không có được thông tin cần thiết nó sẽ truy vấn đến DNS thứ hai, ba, bốn...đến khi tìm được thông tin hoặc hết địa chỉ lưu trong file này mới dừng lại. Hình ví dụ

7.4.4 File /etc/hosts

Chương 8

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)