Các loại sao lưu

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 114 - 115)

Chương 11 Sao lưu

11.1.2Các loại sao lưu

Sao lưu có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu theo đối tượng sao lưu, có thể phân loại thành:

• Sao lưu dịch vụ: trên một hệ thống khác, không nhất thiết phải giống hệ thống chính, kích hoạt dịch vụ tương tự như dịch vụ cũ. Nếu vì lý do nào đó, hệ thống cũ không cung cấp được dịch vụ, các yêu cầu thực hiện dịch vụ được chuyển về dịch vụ kích hoạt trên hệ thống mới. Hầu hết các dịch vụ mạng đều thực hiện dạng sao lưu này.

• Sao lưu dữ liệu: sao chép toàn bộ dữ liệu sang vị trí khác. Nếu hệ thống ban đầu bị sự cố, dữ liệu sẽ được copy lại để được tiếp tục sử dụng.

• Sao lưu hệ thống vật lý: thay vì việc sử dụng một hệ thống vật lý, có thể dùng nhiều hệ thống vật lý. Trường hợp có sự cố xảy ra, hệ thống dự trữ sẽ được đưa vào hoạt động thay thế cho hệ thống bị sự cố.

Căn cứ theo vị trí và cách thức sao lưu:

• Sao lưu nóng: khi hệ thống chính bị sự cố, hệ thống sao lưu được đưa vào hoạt động ngay, thay thế cho hệ thống cũ. Sao lưu nóng đòi hỏi có sự cập nhật thường xuyên giữa hệ thống được sao lưu và bản sao.

• Sao lưu nguội: Các dữ liệu cần thiết cho việc phục hồi hệ thống được sao lưu. Khi có sự cố xảy ra, hệ thống tạm dừng hoạt động. Sau khi quá trình phục hồi được hoàn thành, hệ thống lại được đưa vào hoạt động.

Trong thực tế khi sử dụng HĐH Linux, các quản trị viên thường chia ra các loại sao lưu sau đây

• Sao lưu tệp và thư mục.

• Sao lưu phân vùng và ổ đĩa.

• Sao lưu toàn bộ.

• Sao lưu tăng dần.

tar -cvpf /archive/full-backup-‘date ’+%d-%B-%Y’‘.tar.gz \ --directory / --exclude=mnt --exclude=proc .

Để có thể điều khiển vị trí của sao lưu, sử dụng câu lệnh mt:

mt -f /dev/nst0 rewind mt -f /dev/nst0 offline

Hình 11.2.1: Sao lưu và điểu khiển băng từ

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 114 - 115)