Phương pháp ép mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 29 - 30)

- Đất lâm nghiệp có rừng:

2.4.3.Phương pháp ép mẫu

Theo phương pháp của R.M.Klein (1979) [23].

Mẫu được xử lý ngay khi đem về, loại bỏ những phần dập nát, sâu, nếu có nhiều cành, lá thì chỉ giữ lại những mẫu có cành, hoa, lá, quả đặc trưng nhất. Đối với những cây nhiều hoa, quả thì cắt đôi hoa, quả. Sau đó đặt mẫu lên tờ báo có kích thước lớn gấp đôi mẫu để ép.

Nguyên tắc chung của việc ép mẫu:

- Khi ép mẫu, lật một đến hai lá ngửa để tiện cho nghiên cứu gân lá; - Không để cho các bộ phận của cây đè lên nhau;

- Nếu được thì ép thêm vài hoa để làm thế nào có thể nhìn thấy bên trong hoa; - Không xếp tất cả các mẫu ở giữa vì khi xếp mẫu như vậy, bó mẫu sẽ quá dày ở giữa;

- Cây quá dài thì có thể xếp trên tờ giấy hình chữ V, N hay dạng khác; - Nếu cần phải bỏ lá thì giữ lại cuống để thấy được sự sắp xếp lá trên cây; - Nếu cắt cây ra làm nhiều phần thì nên cắt chéo. Nếu cần hai tiêu bản thì tiêu bản thứ nhất phía trên sẽ là bộ phận trên của cây;

- Những phần nhỏ, hoa, lá kèm bị rụng, cần phải luôn luôn đặt bên cạnh mẫu; - Sau khi đã sắp xếp mẫu lên báo, ta gập 1/2 tờ báo còn lại trên mẫu cho mẫu vào cặp ép và nên lót 2-3 tờ báo ở phía ngoài. Dùng dây buộc chặt, sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 29 - 30)