Cơ sở hạ tầng đường giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 25 - 26)

- Đất lâm nghiệp có rừng:

1.5.2.3. Cơ sở hạ tầng đường giao thông

Trong vùng đệm VQG Vũ Quang có đường tỉnh lộ 5, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, đây là tuyến đường huyết mạch thông thương từ miền xuôi lên miền núi, là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế vùng. Bên cạnh tuyến quốc lộ còn có một hệ thống đường do tỉnh, huyện, xã quản lý cũng góp phần rất quan trọng để nối kết giữa các thôn bản trong vùng. Hiện nay hầu hết các xã đều có đường ô tô rải nhựa vào đến trung tâm xã, chỉ còn xã Hương Điền - huyện Vũ Quang đường chưa được rải nhựa nên vào mùa mưa đi lại còn khó khăn.

1.5.2.4. Kinh tế

Các hoạt động sản xuất chủ yếu hiện nay ở ba huyện vùng đệm Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp và một số hoạt động khác.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Cây trồng chính bao gồm lúa nước, ngô, lạc, đậu... Tuy nhiên, với diện tích gieo trồng còn nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.

Sản xuất lâm nghiệp là lợi thế lớn để phát triển kinh tế thông qua các chương trình của Nhà nước như chương trình 327, 661 đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân vùng đệm, phát huy lợi thế tiềm năng đất lâm nghiệp để người dân phát triển kinh tế thông qua trồng rừng, khoán bảo vệ rừng… Tuy nhiên, kinh tế thu được từ sản xuất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng.

Chăn nuôi khá phát triển do có thuận lợi về diện tích rừng núi, đồng cỏ rộng lớn, thích hợp với chăn nuôi đại gia súc. Các vật nuôi như: trâu, bò, dê… phần lớn được thả rông; Gia cầm chủ yếu là gà, vịt. Chăn nuôi có một vai trò đáng kể trong cuộc sống của đồng bào vùng đệm VQG, không những cung cấp thực phẩm tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Tuy nhiên tỷ lệ chăn thả rông trâu bò vào khu vực vùng đệm VQG Vũ Quang vẫn còn phổ biến, nhất là ở một số xã cận kề ranh giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w