Ảnh hưởng của người dân vùng đệm đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Vũ Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 26 - 28)

- Đất lâm nghiệp có rừng:

1.5.2.5. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Vũ Quang

quốc gia Vũ Quang

- Khai thác gỗ, măng, củi trái phép làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng, rừng bị tàn phá, thậm chí một số loài bị đe dọa tuyệt chủng, phá hủy môi trường sống của nhiều loài động vật rừng.

- Săn bắt động vật hoang dã làm giảm số lượng nhiều loài, gây nhiễu đối với động vật sinh sống trong VQG, một số loài bị đe dọa tuyệt chủng.

- Các hoạt động buôn bán gỗ, động vật hoang dã là nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động khai thác, săn bắt động vật rừng.

- Các hoạt động khai thác lâm đặc sản theo mùa như lấy trầm, cây thuốc, mật ong, cây cảnh... xảy ra nhiều nơi ở VQG, làm khan hiếm và đe dọa diệt chủng với một số loài.

Mặc dù lực lượng kiểm lâm đã tăng cường việc tuần tra truy quét để ngăn chặn và xử lý các hoạt động trên nhưng rất khó kiểm soát và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do người dân thường đi khai thác gỗ, săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã sâu trong rừng, sát với biên giới Việt - Lào. Một số trạm kiểm lâm có địa bàn nằm phía ngoài thôn bản nên khó khăn trong việc kiểm soát người dân ra vào trong rừng đặc dụng…

- Đánh bắt cá bằng mìn, điện, chất độc trên sông Rào Nổ, sông Ngàn Trươi và các con suối trong VQG, làm hủy diệt hệ động - thực vật thủy sinh, phá hủy môi trường và cạn kiệt tài nguyên thủy sản.

- Chăn thả gia súc dưới tán rừng, phá hoại cây con, làm ảnh hưởng đến quá trình tái sinh phục hồi rừng.

- Ngoài ra, VQG Vũ Quang còn phải đối mặt một số khó khăn như:

+ Đối với vùng đệm, giao thông đi lại vẫn còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ không đồng bộ, thiếu nhiều cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản sẵn có trong vùng.

+ Vốn đầu tư cho VQG còn thấp, phần lớn phụ thuộc vào vốn viện trợ nước ngoài nên đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn còn nhiều hạn chế. Chưa phát huy hết tiềm năng hiện có, giá trị về đa dạng sinh học của hệ động - thực vật, các kiểu rừng độc đáo trong VQG.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng của VQG phần lớn đã xuống cấp, lạc hậu nên sử dụng kém hiệu quả. Trung tâm cứu hộ động vật, Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học, Vườn thực vật, Trung tâm du lịch... hầu như chưa có. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kém về chất lượng, thiếu về số lượng.

+ Trong VQG và vùng đệm có nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh thắng đẹp, nhưng hiện vẫn chưa được khai thác trong du lịch.

Trong tương lai gần cần phải khai thác tiềm năng du lịch trong vùng và trong VQG, khi công tác bảo vệ và ý thức người dân được nâng cao thì du lịch sinh thái VQG Vũ Quang sẽ là điểm hẹn hấp dẫn cho du khách thập phương.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thuộc chi cinnamomum và litsea trong họ long não ( lauraceae) ở vườn quốc gia vũ quang, hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w