Ngả bài kí kết –( 7-1972 đến 1-197 3) 1 Đi vào đàm phán thực chất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của đảng tại hội nghị paris về việt nam (1968 1973) (Trang 39 - 43)

2.3.1 Đi vào đàm phán thực chất

Những thắng lợi của chiến tranh cách mạng ba nớc Đông Dơng trong hai năm 1970-1971 đã tạo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc của quân và dân ta một tình thế thuận lợi mới. Chúng ta có điều kiện mới để kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, tiếp tục phát huy quyền chủ động tiến công giành thắng lợi mới có ý nghĩa chiến lợc lớn hơn trong năm 1972.

Ngay từ tháng 5-1971, Bộ chính trị trung ơng Đảng ta đã họp để đánh giá tình hình, xác định thời cơ chiến lợc và đề ra nhiệm vụ cần kíp

của quân và dân ta là: “Kịp thờ nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phơng châm chiến lợc đánh lâu dài, đánh mạnh tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lợc tấn công mới trên toàn chiến trờng miền Nam và cả trên chiến trờng Đông Dơng giành thắng lợi quyết… định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thơng lợng trên thế thua ”[29,331].…

Cụ thể hoá chủ trơng của Bộ chính trị, Hội nghị Quân uỷ trung - ơng tháng 6-1971 đã vạch ra nhiệm vụ tiến công chiến lợc năm 1972, Quân uỷ xác định ba hớng chiến lợc chính: Trị Thiên – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành trung ơng khoá III trên cơ sở Hội nghị Bộ chính trị tháng 5-1971 và Hội nghị Quân uỷ trung ơng tháng 6-1971 đã đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta là: “Với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cố gắng vợt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến , đoàn kết phối hựp chiến đấu chặt chẽ với quân và dân Lào, quân và dân Cămpuchia anh em, đánh bại chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, đánh bại học thuyết Níchxơn, giành thắng lợi to lớn hơn nữa cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ,cứu nớc”[32,167].

Chấp hành các nghị quyết của trung ơng Đảng và Quân uỷ trung ơng, ngày11-3-1972, thờng vụ Quân uỷ trung ơng ra nghị quyết tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lợc năm 1972, hớng chủ yếu là chiến tr- ờng Trị -Thiên, nhằm tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi so sánh lực lợng giữa ta và địch , thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, đa cuộc kháng chiến lên một bớc mới. Đồng thời với chiến trờng chính, các chiến trờng Tây Nguyên, khu V, Nam Bộ cũng tổ chức các chiến dịch qui mô vừa và lớn, hình thành một cuộc tổng tiến công chiến lợc trên toàn miền Nam.

Thực hiện chủ trơng chiến lợc của bộ chính trị, Quân uỷ trung - ơng, tra ngày 30-3-1972, cuộc tổng tiến công chiến lợc của ta trên chiến trờng Trị -Thiên bắt đầu. Ta tiến thẳng vào tuyến phòng ngữ có công sự vững chắc của địch ở bên ngoài , tiêu diệt đợc các căn cứ trung đoàn địch , bức hàng một trung đoàn và đánh thiệt hại nặng nhiều trung đoàn khác, phá vỡ tuyến phòng thủ đờng 9, giải phóng hoàn toàn hai huyện Gio Linh và Cam Lộ. Với thắng lợi đó , ta chiếm lĩnh đợc bàn đạp phía bắc và phía tây Quảng Trị, áp sát và uy hiếp trức tiếp khu vực Đông Hà- áiTử –Quảng Trị –La Vang và tăng sức ép ở phía tây Huế .

Tiếp đó ngày 5-4, ở miền Đông Nam Bộ , ta phá vỡ tuyến phòng ngữ biên giới của địch, tiêu diệt 3 chiến đoàn bộ binh C, và hai trung đoàn thiết giáp, giải phóng 3 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Thiện Ngôn, nh vậy, ta đã chiếm lĩnh đợc bàn đạp ở biên giới miền Đông Nam Bộ, chia cắt đờng 13, bao vây tiến công thị xã Lộc An.

ở Tây Nguyên, ta nổ súng tiến công vào tuyến phòng thủ tây sông PôCô của địch, đánh thiệt hại lữ dù 2, uy hiếp mạnh vùng bắc Công Tum.

ở đồng bằng khu5 , ta nổ súng tiến công, ta mở ra một số bàn đạp để tạo thế đứng chân cho chủ lực nh bắc Quảng nam, bắc Bình Định (khu5 ), Đồng Tháp Mời (khu 8) ,U Minh Thợng(khu 9).

Mặc dù biết trớc là phía Việt Nam sẽ tiến công nhng Mỹ –nguỵ vẫn bị bất ngờ về thời điểm, phơng hớng chủ yếu , qui mô và cờng độ của cuộc tiến công. Càng bất ngờ hơn đối với Mỹ là cuộc tiến công quân sự của Việt Nam xảy ra một tháng sau chuyến đi Trung Quốc (27-2- 1972) và ba tuần trớc chuyến đi Liên Xô của R.Níchxơn. Đó cũng là câu trả lời đối với những cố gắng của Mỹ đánh vào hậu phơng quốc tế của Việt Nam .

Để trả đũa cuộc tiến công chiến lợc của Việt Nam, này 6-4-1972, Mỹ mở chiến dịch không quân LainơbếchcơI, ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam. Một ngày sau khi Mỹ ném bom trở lại miền Bắc , Nguyễn Văn Thiệu đã gửi th cám ơn R.Níchxơn . Trong th, tổng thống nguỵ quyền đã thể hiện sự hốt hoảng của mình khi đề nghị Mỹ hãy “giúp đỡ tăng cờng và mau lẹ”, và “điều quan trọng nhất” đối với chúng tôi là có đợc sự giúp đỡ đầy đủ và kịp thời của nớc Mỹ”[12,129]. Nh vậy phía Mỹ-nguỵ cũng nhận thức đợc tầm quan trọng của cuộc tiến công nàyđối với đàm phán ở Paris .Qua đó cũng thấy rằng chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đang đứng trớc nguy cơ phá sản.

Phát triển thắng lợi, trên mặt trận chính trị, ngày 27-4 ta mở đợt tiến công thứ hai vào khu vực phòng ngữ Đông Hà -ái Tử-La Vang, phối hợp với hớng tiến công và nổi dậy ở đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng và hớng tiến công của chủ lửc trên đờng12- tây Huế .Sau 5 ngày chiến đấu , ta đã tiêu diệt cụm Đông Hà-ái Tử, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị và khu vực Động Tranh, trực tiếp uy hiếp Thừa Thiên Huế . Trên mặt trận Tây Nguyên , ngày 24-4 , ta tiến công tiêu diệt địch ở Đắc Tô - Tân Cảnh, giải phóng phía Bắc tỉnh Kon Tum, trực tiếp uy hiếp tỉnh Kon Tum.

ở Đông Nam Bộ , quân giải phóng tiến công địch nh vũ bão trên đ- ờng số 13 và 22, đập vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở phía bắc và tây bắc Sài Gòn.

ở đồng bằng khu 5, ta tiến công một loạt căn cứ, chi khu quân sự của địch, giải phóng quận lỵ Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Hiệp Đức và thị trấn Tam Quan.

Trong tháng 5 và 6-1972, ta còn tổ chức một số đợt tiến công vào tuyến Nam sông Mỹ Chánh và tây sông Hơng ( Trị – Thiên), vùng ven và trong thị xã Kon Tum (Tây Nguyên), thị xã An Lộc (Đông Nam Bộ). Qua gần ba tháng tiến công địch, đến tháng 6-1972, ta đã tiêu diệt và làm tan rã khoảng 25 vạn tên địch, tiêu diệt và bức rút 2.200 đồn bốt trên tổng số 9.000 đồn bốt địch, giải phóng và giành quyền làm chủ cho

hơn 1 triệu dân, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, phần lớn tỉnh Kon Tum, phía bắc tỉnh Bình Định, một khu vực rộng lớn và hoàn chỉnh ở Đông Nam Bộ. Khối chủ lực của ta đã phá vỡ đợc các khu vực phòng ngự mạnh nhất của địch, đã chiếm và đứng vững trên các địa bàn cơ động vùng rừng núi, giáp ranh và một số vùng quan trọng ở Đồng Bằng. Ta đã tạo ra đợc một cục diện mới trên chiến trờng miền Nam, làm thay đổi một phần quan trọng so sánh lực lợng có lợi cho ta, mở ra một tình thế cách mạng hết sức thuận lợi. Cục diện vừa đánh vừa đàm diễn ra rất nhịp nhàng ở Hội nghị Paris và cuộc đấu tranh của nhân dân Thế Giới vì hoà bình chống Mỹ xâm lợc diễn ra hết sức mạnh mẽ trên khắp thế giới. Cục diện chung sau thắng lợi Xuân Hè tạo ra khả năng kết thúc chiến tranh. Hoa Kỳ thất bại và vấp nhiều khó khăn lớn ở trong nớc và trên quốc tế. Phía Việt Nam, với so sánh lực lợng và thế trận đã đợc cải thiện, có thể buộc Mỹ nhận một giải pháp bảo đảm các yêu cầu của chúng ta trong tình hình quốc tế xu hớng hoà hoãn nớc lớn tiếp tục đẩy mạnh.

Trớc sự chuyển biến của tình hình đó, trong những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7-1972, Bộ chính trị đã đa ra quyết định có tính chất chiến lợc “đánh cho Mỹ cút” để chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới, lấy đấu tranh chính trị làm chính, tiếp tục đa cách mạng tiến lên”[6,251]. Đây là một chuyển hớng chiến lợc: Từ chiến lợc chiến

tranh chuyển sang chiến lợc hoà bình. Bắt đầu từ đây đàm phán đi

vào thực chất. Trong 3 tháng 7, 8 và 9 ở Paris, Lê Đức Thọ và Kítsinhgiơ có một loạt cuộc gặp riêng bàn vấn đề một cách thực chất. Tới đầu tháng 10-1972, do sự ngoan cố của Mỹ, cuộc thơng lợng hoà bình về Việt Nam kéo dài đã 4 năm mà vẫn không tiến triển đợc. Để thúc đẩy đàm phán mau chóng đi đến kết quả, ngày 8-10-1972, tại cuộc gặp riêng với cố vấn Kítsinhgiơ, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã chủ động giao cho phía Mỹ bản Dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh xâm lợc, lập lại hoà bình ở Việt Nam” và Dự thảo “Thoả thuận về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam”, gồm 10 chơng, 23 điều. Điểm mềm dẻo về chính trị trong dự thảo Hiệp định là Việt Nam không đòi lập chính quyền hoà hợp dân tộc trớc khi có ngừng bắn, mà để hai bên miền Nam thực hiện việc đó chậm nhất trong vòng ba tháng sau ngừng bắn. Để dung hoà vấn đề bầu cử ( từ trớc Việt Nam đòi bầu Quốc hội, Mỹ đòi bầu tổng thống), ta đề nghị nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định chế độ chính trị thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế và hai bên miền Nam Việt Nam sẽ bàn với nhau về bầu tổng thống hay Quốc hội. Về quân sự, Việt Nam đề ra thời hạn 60 ngày rút hết quân Mỹ ( ở các cuộc gặp trớc kể từ ngày 15-9-1972 ta đa ra thời hạn 45 ngày).

Đây thực sự là đòn tấn công trên mặt trận ngoại giao sau hơn 4 năm thơng lợng. Với những đề nghị hợp tình hợp lý của ta, phía Mỹ thừa nhận đây là “ sự đột phá” bế tắc của cuộc đàm phán kéo dài mấy

năm, mở đờng đi tới một giải pháp. Trên cơ sở Dự thảo “ Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” do Việt Nam dân chủ cộng hoà đa ra trong cuộc gặp riêng ngày 8-10-1972, hai bên bắt đầu mặc cả từng điều khoản, từng câu chữ của Hiệp định, đến ngày 17-10-1972 ta và Mỹ đã thoả thuận về hầu hết các vấn đề trên cơ sở bản Dự thảo hiệp định của ta: Mỹ chấm dứt dính líu quân sự; ngừng bắn ở cả hai miền Nam – Bắc, Mỹ rút quân; công nhận ở miền Nam có hai chính quyền; hai quân đội; hai vùng kiểm soát; công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam; công nhận các quyền tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam.

Ngày 20-10-1972, tổng thống R.Níchxơn gửi công hàm cho thủ t- ớng Phạm Văn Đồng xác nhận “Văn bản của Hiệp định bây giờ có thể xem nh đã hoàn thành” và thoả thuận sẽ ký vào ngày 31-10-1972.

Hiệp định Paris đã có thể đợc ký kết theo đúng kế hoạch nếu nh không có sự lật lọng từ phía Mỹ. Sau hai lần đề nghị thay đổi thời gian biểu cho việc ký kết hiệp định, ngày 23-10 phía Mỹ lại nêu lên những khó khăn mới từ phía bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn. Họ đòi ta tiếp tục đàm phán, đòi sửa đổi một số điều khoản quan trọng và không nói gì đến việc thực hiện những điều cam kết. Níchxơn bộc lộ rõ ý định là muốn vợt qua cuộc bầu cử tổng thống ở nớc Mỹ trong tháng 11, chuẩn bị bớc phiêu lu quân sự mới, giành thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân nhợng những điều kiện có lợi cho Mỹ.

Trớc thái độ lật lọng quá rõ ràng của Níchxơn, ngày 26-10-1972, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên bố về “tình hình cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hiện nay”. Bản tuyên bố nói rõ những diễn biến của cuộc đàm phán, những nội dung chủ yếu của hiệp định đã đợc hai bên thoả thuận và vạch rõ thái độ thiếu nghiêm chỉnh, thiếu thiện chí của Mỹ đã gây ra một tình hình rất nghiêm trọng đe doạ việc phá vỡ việc lập lại hoà bình ở Việt Nam. Tuyên bố khẳng định việc thông báo này có lợi cho hòa bình và không ảnh hởng gì đến đàm phán, vì hai bên đã thoả thuận xong về văn bản và thời gian ký hiệp định. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn giữ những điều cam kết với Mỹ là không thay đổi văn bản Hiệp định đã thoả thuận.

Đợt đấu tranh này có tiếng vang lớn trong d luận thế giới. Là đòn ngoại giao mạnh nhất mà ta giáng vào đầu Níchxơn. Phe đối lập và nhiều nhân vật tên tuổi ở Mỹ đòi Níchxơn phải ký hiệp định, không để Thiệu phá. Kítsinhgiơ phải trấn an d luận bằng việc tuyên bố: “ Hoà bình đã trong tầm tay”[12,153].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của đảng tại hội nghị paris về việt nam (1968 1973) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w