Trên chiến trờng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của đảng tại hội nghị paris về việt nam (1968 1973) (Trang 31 - 33)

Ngày 6-11-1968, R.Níchxơn, ứng cử viên Đảng Cộng hoà, đã trúng cử tổng thống nớc Mỹ. Ngày 20-1-1969, R.Níchxơn lên cầm quyền và đa ra kế hoạch chiến tranh mới “Việt Nam hoá chiến tranh”. Một chơng mới trong lịch sử chiến tranh xâm lợc Việt Nam của nớc Mỹ bắt đầu.

Để thực hiện chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” Mỹ – nguỵ dùng các biện pháp đẩy mạnh bình định nông thôn, tiêu diệt cơ sở cách mạng; tổ chức các cuộc hành quân càn quét hỗ trợ cho bình định, đánh vào các tuyến hậu cần tại chỗ và hành lang tiếp cận chiến lợc của Việt Nam, đẩy quân chủ lực của Việt Nam ra ngoài biên giới mở rộng chiến tranh sang Cămpuchia và Lào; dùng viện trợ Mỹ tăng cờng và hiện đại hoá nguỵ quân; củng cố thế và lực cho nguỵ quyền từ trung ơng đến cơ sở; phục hồi và phát triển kinh tế Nam Việt Nam nhằm giảm gánh nặng chi phí chiến tranh cho Mỹ. Đồng thời, chính quyền Mỹ xúc tiến các hoạt động ngoại giao, tìm cách thoả hiệp với cả Liên Xô và Trung Quốc, tiến công vào hậu phơng quốc tế của Việt Nam.

Trớc những âm mu, thủ đoạn chiến tranh của Mỹ – nguỵ và các thế lực thù địch, phản cách mạng ở khu vực và trên thế giới, với đờng lối độc lập tự chủ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc chiến đấu lần lợt làm thất bại mọi âm mu và hành động chiến tranh của kẻ thù.

Tháng 11-1968, trong chỉ thị gửi Đảng bộ miền Nam, Bộ chính trị vạch rõ: “phơng hớng cả năm 1969 là “công kích và khởi nghĩa mùa Xuân mùa Hè”[32,164].

Thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị, ngày 23-2-1969, quân và dân ta đồng loạt mở cuộc tiến công mùa Xuân, đánh đòn phủ đầu vào chiến lợc “ Việt Nam hoá chiến tranh”, phối hợp và hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao. Ngày 27-2-1969, trung ơng cục miền Nam ra thông tri đẩy mạnh mọi mặt công tác để phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao. Trung ơng cục nhận định “thái độ ngoan cố và âm mu gian xảo của Mỹ – nguỵ làm cho Hội nghị Paris sẽ kéo dài, sẽ rất gay go và phức tạp nếu chúng ta không đánh cho Mỹ – nguỵ phải thua đau, thua nặng hơn nữa trên chiến trờng làm chỗ dựa vững chắc cho đấu tranh ngoại giao”[12,88]. Ngày 11-5-1969 ta tiếp tục mở cuộc tiến công mùa Hè trên toàn miền Nam.

Cuộc tiến công Xuân – Hè năm 1969 của Việt Nam gây cho Mỹ

– nguỵ một số thiệt hại nhng cha tạo đợc chuyển biến đáng kể trên chiến trờng. Địch tăng cờng bình định nông thôn, tiến hành một cuộc chiến tranh giành dân với quy mô lớn và thủ đoạn tàn khốc, quyết liệt cha từng thấy. Một số đơn vị chủ lực của Việt Nam phải tạm trú chân ở vùng biên giới Cămpuchia. Tình thế chiến trờng giữa ta và địch đang ở

trạng thái giằng co. Cách mạng miền Nam đứng trớc những thách thức nghiêm trọng.

Đứng trớc tình hình đó, bộ chính trị đã chủ đạo các chiến trờng chuyển hớng hành động nhằm đánh mạnh vào kế hoạch bình định của địch. Hội nghị trung ơng cục miền Nam tháng 7-1969 đã chủ trơng đẩy mạnh tiến công quân sự và xây dựng lực lợng vũ trang ba thứ quân… Nghị quyết Hội nghị trung ơng cục vạch rõ nhiệm vụ quạn trọng nhất của mặt trận nông thôn là giành dân giành đất phát triển thế và lực của ta. Trung ơng cục, Bộ chỉ huy miền và các Khu uỷ, Quân khu giữ vững sự lãnh đạo trên toàn miền Nam, khắc phục những khó khăn từng bớc giành lại thế chủ động trên chiến trờng.

Khi cuộc kháng chiến đang ở vào thời điểm khó khăn thì dân tộc Việt Nam phải chịu một tổn thất lớn lao, vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2-9- 1969 chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Biến đau thơng thành hành động cách mạng, nhân dân miền Nam cùng với cả nớc quyết tâm thực hiện Di chúc của Ngời là đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất tổ quốc.

Tháng 1-1970, Hội nghị lần thứ 18 ban chấp hành trung ơng khoá III đề ra nhiệm vụ trớc mắt là “Đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt, vừa tấn công, vừa xây dựng lực lợng, giành thắng lợi từng bớc đi đến giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện miền Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất nớc nhà”[32,166].

Quán triệt tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành trung ơng khoá III, quân và dân khắc phục các khuyết điểm và giành đ- ợc những thắng lợi quan trọng.

Mở đầu là thắng lợi về quân sự ở Cămpuchia. Sau cuộc đảo chính phản động lật đổ chính phủ Xi- ha- núc ngày 30-4-1970, đế quốc Mỹ huy động 10 vạn quân mở cuộc tiến công xâm lợc Cămpuchia, mở rộng chiến tranh trên bán đảo Đông Dơng. Từ 30-4 đến 30-6, chúng đã mở 23 cuộc hành quân, phạm vi hoạt động trong 6 tỉnh biên giới Việt Nam- Cămpuchia. Khi Mỹ vừa xuất quân vợt qua biên giới đánh sang Cămpuchia, Bộ chính trị trung ơng Đảng ta đã chỉ thị cho toàn trung ơng cục và Quân uỷ Miền “cần tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lợng và kế hoạch cùng các đồng chí bạn đánh chiếm và mở rộng vùng giải phóng 7 tỉnh biên giới, từ biên giới ta tới bờ sông Mê Công”[29,217]. Thực hiện chỉ thị trên quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cămpuchia đập tan cuộc hành quân của Mỹ – nguỵ với âm mu xâm lợc Cămpuchia, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 Mỹ – nguỵ, bắn hỏng và bắn cháy trên 1.500 xe quân sự, bắn rơi 20 máy bay.

Tiếp theo thắng lợi ở Cămpuchia, lực lợng vũ trang cách mạng Lào – Việt liên tiếp tấn công địch, giáng thêm một đòn nặng vào bọn Vàng Pao và quân đánh thuê Thái Lan ở Xảm Thông – Long Chẹng, đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của địch và tiến công thắng lợi vào thị xã A-tô-pơ (1-5-1970) và Xa-Ra-Van (6-1970). Vùng giải phóng Lào đã đợc mở rộng với 3/4 đất đaithông từ Bắc Lào qua Trung Lào

xuống tận Hạ Lào cùng với vùng giải phóng Cămpuchia và Việt Nam, tạo ra một thế trận mới rất thuận tiện cho cuộc kháng chién chống Mỹ, cứu nớc của nhân dân ba nớc Đông Dơng.

Trớc những thất bại nặng nề trên chiến trờng ba nớc Đông Dơng năm 1970, đế quốc Mỹ và tay sai đã thấy rõ thế sa lầy và triển vọng đen tối của chúng khi bớc vào năm 1971 .Nhng rất ngoan cố, chúng không cam chịu thất bại và lại lao vào một cuộc phiêu lu mới, nhờ đó thoát ra khỏi tình trạng bế tắc của chúng. Từ đấu tháng 2- 1971, chúng mở cuộc hành quan chiến lợc mang tên “Lam Sơn 719”đánh lên khu vực biên giới đờng 9 – Nam Lào nhằm mục đích :phá hành lang chién lợc của ta, “bóp nghẹt từ cuống đến họng” đờng chi viện cho miền Nam ;thử thách quân nguỵ Nam Việt Nam trongviệc thực hiện công thức “bộ binh nguỵ cộng với hoả lực Mỹ” của chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh”, bằng cách đa quân nguỵ đối chọi với quân chủ lực Bắc Việt Nam tại một chiến trờng rừng núi tiếp giáp với miền Bắc nớc ta; lập một tuyến ngăn chặn cắt đôi Đông Dơng, tạo cho chúng một thế mạnh ở miền Nam nớc ta, uy hiếp miền Bắc , hỗ trợ cho chiến tranh đặc biệt ở Lào và cuộc chiến tranh xâm lợc của chúng ở Cămpuchia.

Chúng ta đã nắm rất đúng ý đồ, dự đoán đúng kế hoạch hành quân của chúng, nên đã chuản bị một kế hoạch tác chiến chu đáo. Ngay từ đầu, địch đã bị chặn đứng do gặp phải những trận phản công tới tấp ; ở đâu chúng cũng bị đánh . Lực lợng tại chỗ của ta kết hợp với các đơn vị cơ động và phối hợp chặt chẽ với các lực lợng vũ trang PaThét Lào, đã liên tiếp tấn công vô cùng dũng mạnh và tài giỏi.

Sau 43 ngày chiến đấu , quân và dân Việt -Lào đã đập tan cuộc hành quân của địch diệt “diệt trên23.000 tên, phá huỷ và bắn rơi gần 500 máy bay các loai, thu gần 600 xe quân sự và 150 khẩu pháo ”[29,226].… Tiếp theo chiến thắng lớn ở đờng 9 –Nam Lào đầu năm, giải phóng cao nguyên Bô-lô -ven giữa năm, các lực lợng vũ trang nhân dân Lào Và Việt Namđã kết thúc năm 1971 bằng chiến thắng lớn ở cánh đồng Chum- Long Chẹng tháng 12-1971.

Nhìn chung chúng ta đã đánh thắng đợc một bớc quan trọng trong chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” về mặt quân sự. Song, thắng lợi trong năm 1971 mới gây đợc chuyển biến rõ rệt trên chiến trờng hai nớc bạn Cămpuchia và Lào mà cha tạo đợc chuyển biến trên chiến trờng miền Nam nớc ta. Nhiệm vụ chiến lợc mới to lớn, nặng nề hơn đang đặt ra trớc mắt quân và dân ta trên các chiến trờng là cần tập trung nỗ lực lớn hơn nữa, đẩy mạnh thế chiến lợc tiến công trên chiến trờng miền Nam Việt Nam, tiến lên giành cho đợc thắng lợi quyết định, làm thay đổi cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ trong năm 1972.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của đảng tại hội nghị paris về việt nam (1968 1973) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w