Khả năng phát triển đàn bò Lai Sind và bò sữa ở huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa lí huyện thọ xuân làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển đàn bò lai sind và bò sữa (Trang 31 - 33)

Để tính toán khả năng phát triển đàn bò Lai Sind và bò sữa ở huyện Thọ Xuân, chúng tôi dựa vào các điều kiện địa lý của huyện Thọ Xuân và đặc điểm sinh lý của bò Lai Sin và bò sữa đã đợc trình bày trên đây. Về điều kiện địa lý, chúng tôi căn cứ vào tiềm năng phát triển đồng cỏ của huyện. Về đặc điểm sinh lý của đàn bò, chúng tôi dựa vào nhu cầu thức ăn cỏ xanh là chính, bên cạnh các nguồn thức ăn khác có ý nghĩa bỗ sung.

Để thực hiện đợc mục đích trên, đề tài đi vào nghiên cứu và tính toán các số liệu sau:

- A: Nhu cầu về thức ăn của một con bò trong một năm, đợc quy ra diện tích đồng cỏ - B: Diện tích đồng cỏ của huyện Thọ Xuân hiện có

- C: Số lợng bò có thể nuôi trên cơ sở diện tích đồng cỏ hiện có của huyện B

C = --- A A

Theo tính toán của cơ quan chức năng của huyện Thọ Xuân, để nuôi một con bò Lai Sind, cần có 1 sào đất đồng cỏ, tơng đơng 500 m2 đồng cỏ; để nuôi một con bò sữa cần 2 sào cỏ, tơng đơng 1.000 m2..

Đàn bò hiện có của huyện Thọ Xuân (số liệu năm 2005):

- Bò Lai Sind: 11.500 con. Diện tích đồng cỏ cần có cho bò Lai Sind là: 11.500 con x 500 m2/con = 5.750.000 m2 đồng cỏ.

- Bò sữa: 2.430 con. Diện tích đồng cỏ cần có cho bò sữa là: 2.430 con x 1.000 m2/con = 2.430.000 m2 đồng cỏ. Tổng diện tích cần có để đàn bò hiện tại phát triển bình thờng là:

5.750.000 + 2.430.000 = 8.180.000 m2 tơng đơng 818 ha.

Diện tích đất trồng cỏ năm 2005 của huyện là 260,86 ha (lấy tròn 261 ha. Vậy diện tích đất trồng cỏ để nuôi đàn bò này theo công thức trên vẫn còn thiếu 818 - 261 = 557 ha.

Huyện Thọ Xuân đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt:

15.000 con bò sữa x 1.000 m2/con = 15.000.000 m2 = 1.500 ha đồng cỏ 20.000 con bò Lai Sind x 500 m2/con =10.000.000 = 1.000 ha đồng cỏ. Diện tích đồng cỏ hiện có 261 ha.

Vậy diện tích đồng cỏ còn thiếu cho chăn nuôi bò đến năm 2010 là: 2.500 ha – 261 ha = 2.339 ha. Nhng theo quy họach sử dụng đất đến năm 2010 thì diện tích đất cỏ cho chăn nuôi là 1263,74 ha, nh vậy đến năm 2010 diện tích đồng cỏ cho chăn nuôi vẫn thiếu là:

2.339 ha – 1263,7 ha =1.076,4 ha

ở Thọ Xuân ngoài diện tích đất đồng cỏ để phát triển chăn nuôi còn tận dụng đợc diện tích ngọn lá mía, rỉ đờng và bã mía làm thức ăn cho chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa.

Năm 2005 diện tích mía của huyện là 4.000 ha. Theo ớc tính của các chuyên gia kỹ thuật phòng chăn nuôi huyện Thọ Xuân thì ngọn lá mía của 1ha mía có thể nuôi đợc 10 con trâu, bò. Nh vậy 4000 ha mía có thể nuôi đợc 40.000 con trâu, bò.

Ngoài ra còn có thể tận dung phụ phẩm từ cây mía cho chăn nuôi bò sữa nh rỉ mật đờng và bã mía từ nhà máy đờng Lam Sơn trên địa bàn huyện. Theo ớc tính 1 tấn mía cho 230kg bã mía và 20-22kg rỉ đờng, 1 con bò sữa 1 ngày ăn hết 2-3kg bã mía và 5,5kg đến 3-4kg rỉ mật (nhng bã mía này phải trộn với rỉ mật thì bò mới ăn).

Chơng 4. Các giải pháp phát triển đàn bò

lai sind và bò sữa 4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa lí huyện thọ xuân làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển đàn bò lai sind và bò sữa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w