Các phơng tiện biểu đạt phát ngôn phủ định

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa và phương tiện biểu đạt phát ngôn phủ định( xét trong sự tương tác với phát ngôn trao) (Trang 55 - 71)

Phơng tiện biểu thị phát ngôn phủ định là cái dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định trong lời đáp của ngời nghe. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân loại chúng thành 7 tiểu nhóm với tỷ lệ % tơng ứng (xem bảng dới)

Các phơng tiện biểu thị phát ngôn phủ định T.Lệ%

Dùng phụ từ phủ định 56.4%

Dùng các đại từ phủ định có nguồn gốc là đại từ nghi vấn 20.0% Dùng từ tính thái nghi vấn tạo cấu trúc nghi vấn để gián tiếp

bác bỏ

6.0%

Dùng cấu trúc khẳng định để gián tiếp phủ định 8.8% Dùng cấu trúc lặp lại một bộ phận từ ngữ ở phát ngôn trao 3.6% Dùng cấu trúc có danh từ chỉ một số con vật “tầm thờng” 2.8% Dùng cấu trúc có danh từ tục (chỉ bộ phận cơ thể ngời) 2.4%

Tổng 100%

Bảng chia tỷ lệ % tiểu nhóm phơng tiện biểu thị phát ngôn phủ định xuất hiện trong phát ngôn đáp

3.3.1 Dùng phụ từ phủ định (PTPĐ) để tạo câu phủ định

Tiếng Việt có một bộ phận từ ngữ chuyên dụng dùng để cấu tạo phát ngôn phủ định, đó là các phụ từ phủ định (không, cha, chẳng…). Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu quan trọng cho phép phân biệt một phát ngôn phủ định với một phát ngôn khẳng định.

Số lợng phát ngôn phủ định có sử dụng phụ từ phủ định trong 670 phát ngôn đáp lời là 378 phát ngôn, chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%). Điều này cho thấy, mỗi cá nhân đều có quyền lựa chọn cho mình những cách nói khác nhau nhng dù diễn đạt bằng cách này hay cách khác thì ngời tham gia giao tiếp cũng khó thoát ra khỏi những quy tắc ngữ pháp thông thờng.

Không chỉ chiếm u thế về số lợng, các phụ từ phủ định tham gia cấu tạo phát ngôn phủ định còn rất đa dạng và linh hoạt trong cấu trúc lời đáp, biểu hiện

ở vị trí xuất hiện của chúng trong các phát ngôn. Sau đây là một số vị trí xuất hiện PTPĐ thờng gặp:

a) PTPĐ đứng trớc thành phần vị ngữ, dùng để phủ định nội dung bộ phận (chiếm 166/378 phát ngôn)

(116) - Mẹ Anh ấy là con mẹ kia mà?…

- Tôi không có cái ngữ con ấy. Cái tôi cần bây giờ là tiền điện tiền nớc, đủ thứ tiền hàng tháng để trả cho ngời ta.

(Chu Lai, TTTN, tr.299) (117) - Có việc gì nữa nào ?

- Chẳng còn việc gì, chỉ mời anh ở lại ăn cơm với chúng tôi. (Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.535)

b) PTPĐ đứng trớc thành phần vị ngữ và kết thúc bằng từ “đâu” làm phơng tiện thể hiện tình thái: không đâu … (chiếm 64/378 phát ngôn)

(118) - Bố ơi!...Con Con không làm hết đ… ợc bài Bố có buồn có… …

mắng con không?

- Bố không buồn, không mắng con đâu. – Giọng anh lạc đi – Sẽ sẽ không bao giờ bố mắng nữa Suốt đời. Bố hứa! … …

(Chu Lai, TTTN, tr.420)

Trong ví dụ trên, cặp không đâu… thể hiện sắc thái động viên, an ủi của ngời bố dành cho con trai mình.

(119) - Cậu uống rợu đi rồi ăn cơm! - Định giục ông cháu. - Tôi không ăn cơm đâu.

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.330) không đâu… tạo sắc thái từ chối dứt khoát

(120) Qua tấm kính trớc mặt, hiện ra một ngọn đèn pháo sáng xanh lét run rẩy soi lòe nhòe ở trên đầu.

- Không nghe tiếng máy bay sao lại có pháo sáng hử. – Tôi nghe ngóng và thốt lên.

Từ đầu, cô gái vẫn ngồi chống khuỷu tay lên thành cửa nhìn ra ngoài. Cô quay đầu vào nói:

- Không phải đâu. Trăng đó anh ạ!

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.53)

Không đâu… đem đến cho phát ngôn đáp sắc thái dịu dàng, thân mật. c) PTPĐ “không” (dạ không, tha không, không ạ…); “không phải” đứng độc lập làm thành câu trả lời phủ định hoặc có kèm theo một mệnh đề có nội dung đính chính lại sự không chính xác của thông tin.(chiếm 118/ 378 phát ngôn)

(121) - Nhà cậu có ai làm về Y không? Đại loại để biết mà theo dõi sức khỏe của cụ.

- Dạ không.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa) (122) - Mày mà cũng bị bắt ?

- Không, tao ra hàng.

(Chu Lai, TTTN, tr.145) (123) - Bạn anh à?

- Không! Nhng cũng là bạn. Vùng này chỉ có dân lái đánh bạn với cánh biên phòng thôi.

(Chu Lai, TTTN, tr.12)

d) Dùng các khuôn :không bao giờ, không hề, cha hề, không hẳn, không

lắm, chẳng hẳn… để tạo phát ngôn phủ định dứt khoát hoặc phát ngôn phủ định lấp lửng (thờng dùng để đáp lại phát ngôn trao là một phán đoán hoặc một phát ngôn hỏi). (chiếm 16/378 phát ngôn)

(124) - Thăng này, mình hỏi cậu: có phải bây giờ cậu đang ở trong tay chúng mình không nào? Có đúng vậykhông nào?

- Không bao giờ!

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.212)

(125) - Cũng nh mày, Thủy phải chịu đựng ông Hoàng nhiều chuyện. - Tao ch a hề chịu đựng anh trai tao.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa) Không bao giờkhông hề là sự phủ định dứt khoát.

(126) - Thế sao chị ấy bỏ đi? - Anh không rõ lắm.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa)

(127) - Con thiết nghĩ là ở hải ngoại ngời ta dễ làm dễ ăn dễ nói hơn.

- Cũng chẳng hẳn. Phán xét ngời khác không thuộc về quyền năng của con ngời.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa) Không lắm… và chẳng hẳn thể hiện ý nghĩa phủ định lấp lửng.

đ) PTPĐ đứng sau yếu tố từ ngữ cần phủ định hoặc đứng cuối câu:…thì không; là không… . (chiếm 6/378 phát ngôn)

(128) - Trong đơn vị đồng chí có hiện tợng quân phiệt không?

- Tha trung tớng, cấp trung đội thì không nhng cấp đại đội, tiểu đoàn thì có.

(Chu Lai, TTTN, tr.206)

(129) - Bây giờ sao? Ng… ời ta vẫn chờ anh và mong anh tha lỗi. – Tôi hỏi thoảng thốt.

- Chờ thì có – anh cời đắng chát – nhng mong tha lỗi thì không. Cô ta vẫn tính nào tật ấy. Tôi vốn ích kỷ, tôi không có thói quen tha thứ kiểu nh vậy.

(Chu Lai, TTTN, tr.200) (130) Thanh mỉm cời, nói:

- Ông so sánh khập khiễng thế, vợ là vợ, bạn là bạn. Ông có thể bỏ vợ để sang sống với tôi không?

- Đơng nhiên là không.

(Nguyễn Hữu Nhàn, Ngời quê)

e) PTPĐ xuất hiện thành cặp : không mà; không phải mà (chiếm… …

8/378 phát ngôn)

(131) - Chắc má em lo lắm. Chị có con gái chị hiểu lòng mẹ hơn em.

- Má em không lo chuyện em ế mà lo em chậm tiến bộ! (Dạ Ngân, Gia đình bé mọn)

(132) - Học tập cái gì hả bác? Nh hồi cải cách à? - Ông Khừu hỏi, có vẻ chờn chợn.

Ông Hàm ra vẻ thành thạo:

- Không phải thế mà chỉ những chân đảng viên mới học thôi, nhng cũng quần nhau ra trò đấy!

(Nguyễn Khắc Trờng, Mảnh đất lắm ngời nhiều ma) 3.3.2 Dùng các đại từ phủ định có nguồn gốc từ đại từ nghi vấn

Trong số các phơng tiện biểu thị phát ngôn hỏi, phơng tiện đại từ chiếm số lợng nhiều nhất. Một số đại từ nghi vấn nh ai, gì, đâu, thế nào, làm sao trong…

quá trình sử dụng đã đợc những ngời tham gia giao tiếp dùng làm phơng tiện biểu thị ý nghĩa phủ định. Về số lợng, phát ngôn phủ định dùng đại từ nghi vấn chỉ đứng sau phát ngôn phủ định dùng PTPĐ (gồm 134 phát ngôn, chiếm tỷ lệ 20.0%).

Hoạt động của nhóm phơng tiện này cũng rất đa dạng và linh hoạt trong các phát ngôn phủ định. Chúng hoặc đứng độc lập ở một vị trí nhất định nào đó, hoặc kết hợp với các yếu tố từ ngữ khác làm thành các mô hình.

Trong số các đại từ nghi vấn đợc dùng làm đại từ phủ định, đại từ đâu

chiếm u thế tuyệt đối (117/134 phát ngôn). Các đại từ làm sao, thế nào chủ yếu tham gia vào cấu tạo phát ngôn phủ định nghi vấn (sẽ đợc miêu tả ở mục 3.2.3). Đại từ ai cũng tham gia biểu thị ý nghĩa phủ định nhng rất hạn chế (chỉ xuất hiện hai lần)

(133) - Này ông, thế tất cả bao nhiêu trái? - Ai biết! - Đởm đáp cụt ngủn.

(Chu Lai, TTTN, tr.113) (134) - Chính ông gài kia mà!

- Gài thì gài chứ ai mà nhớ xiết.

Đại từ không đứng độc lập mà luôn đi kèm với các yếu tố từ ngữ khác nh từ (gì mà) hoặc từ làm (làm gì) (chiếm 17/134 phát ngôn)

(135) - Cái vụ lôi thôi của bác thế nào rồi? – Lúc chỉ còn lại hai ng- ời, ông Long mới rụt rè hỏi.

- Có gì mà lôi thôi!

(Nguyễn Khắc Trờng, Mảnh đất lắm ngời nhiều ma) (136) Thụy cha kịp đáp thì Nhĩ đã toang toác vừa nói vừa cời ầm ĩ: - Chúng tao già rồi! Càng trang điểm thì càng lộ cái già ra, còn cậu có mang cái mặt lấm đầy bùn về thì chốc nữa con Hờng nó cũng cứ mừng rú lên.

Thụy nhìn theo tấm lng rất săn, thon dài đầy sức vóc của Hng, chợt mỉm cời rồi cũng nói vui với Nhĩ:

- Có mình chứ ông làm gì đã già!

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.64) Ngoài ra, đại từ còn đợc chúng tôi xem xét với t cách là một yếu tố đứng sau một bộ phận từ ngữ ở phát ngôn trao đợc lặp lại ở phát ngôn đáp, tạo ý nghĩa phủ định (sẽ đợc miêu tả ở mục 3.2.5).

Sau đây là một số vị trí thờng xuất hiện của đại từ phủ định đâu trong các phát ngôn đáp

a) Đại từ đâu kết hợp với yếu tố , đứng độc lập hoặc đứng trớc thành phần vị ngữ. (chiếm 39/ 134 phát ngôn)

(137) - Liên tới má đó à?

- Đâu có. Gặp má, má khóc đi sao đợc. (Chu Lai, TTTN, tr.170) (138) - Thằng xỏ lá! Mày viết tao hả?

- Tha anh, tôi đâu có …dám…

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, 246)

(139) - Tất nhiên, nghĩ là nh thế, một ngời tu hành nh tôi đáng ra…

hôm nay thôi, tôi chợt nẩy ra một cái hy vọng: chỉ có thứ tôn giáo của các ông là có thể cứu vớt đợc cuộc đời này.

- Nhng tha bà, chúng tôi đâu có phải là một thứ tôn giáo. (Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.493)

b) Đại từ đâu đứng cuối phát ngôn kết hợp với động từ đứng trớc thành phần vị ngữ, xuất hiện thành cặp: có đâu.… (chiếm 54/134 phát ngôn)

(140) Cô gái bớc xuống xe, tắt máy, gọi khẽ. Đang u uất, cho rằng đây lại là một ả giang hồ cỡ trung lu đi kiếm khách làng chơi, tôi gắt xẵng:

- Hai, ba cũng vậy thôi. Tôi đang bận. Tôi không có tiền. Bật lên một tiếng cời trong vắt, đầy ắp nữ tính:

- Ơ hay! Em có đòi tiền nong gì đâu!

(Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng) (141) Chợt giọng hắn lại căng lên:

- Cời gì? Mày cời cái gì? Mày cho tao là thằng ngố, lại đi đau với đi phải lòng một con đàn bà không ra đàn bà, không một ai đoái hoài tới chứ gì?

- Thì tao có cời gì đâu. Tao vẫn đang nghe. (Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng)

c) Đại từ đâu đứng trớc thành phần vị ngữ, dùng để phủ định nội dung bộ phận. (chiếm 10/134 phát ngôn)

(142) - Tức là mẹ muốn đuổi con?…

- Tôi đâu dám, cái đó tùy cô hiểu. (Chu Lai, TTTN, tr.299)

(143) - Anh Bình nói với em là tuần sau phải sang Châu Âu. Chiều hôm kia chị Hạnh gọi em ra kể.

- Hạnh nó đâu biết gì.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa)

d) Đại từ đâu đứng độc lập làm thành phát ngôn đặc biệt mang ý nghĩa phủ định. (chiếm 3/134 phát ngôn)

- Đâu! Anh có uống gì đâu.

(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa) (145) - U ơi, u khóc hở u?

- Đâu! Tao có khóc đâu! – Bà cụ chối đây đẩy. (Lu Sơn Minh, Bến trần gian)

(146) - Này các cháu, đêm Trung thu là của mọi ngời, ai cũng có quyền múa lân cho vui. Sao các cháu lại đuổi thằng Tý, không cho chúng nó múa?

- Đâu! Chúng cháu có đuổi đâu! Tụi nó sợ nên tự bỏ về đấy chứ ạ. (Nguyễn Văn Chơng, Múa lân)

đ) Kết hợp hai đại từ + đâu đứng cuối phát ngôn phủ định. (chiếm 9/134 phát ngôn)

(147) - Cha đã cho con rất nhiều rồi. – Chàng trai nghẹn ngào. - Ta đã làm gì đâu - Giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối…

tiếc.

(VM, tr.376)

(148) - Cháu yêu cái con bé hôm nay đến nhà đấy à? - Yêu đơng gì đâu, cậu. Bạn bè thôi …

(Nguyễn Thị Thu Huệ, TTTN, tr.59)

e) Đại từ đâu kết hợp yếu tố , đứng độc lập tạo ý nghĩa phủ định, thờng mang sắc thái nũng nịu. (chiếm 2/134 phát ngôn)

(149) - Bác phải về quê, về còn đi cấy vụ xuân chứ, Thúy. - Đâu mà! Bác nói dối cháu.

(Nguyễn Quốc Nam, Trái tim ích kỷ)

(150) - Bác Thảo đừng nghe lời cái Thúy. Nó lời lắm! Có bác ở đây. có ngời trông nhà, nấu cơm để nó tha hồ chơi nhởn đấy.

Thúy xịu mặt: - Đâu mà!

Đại từ đâu kết hợp với yếu tố còn xuất hiện trong cấu trúc lặp lại một bộ phận từ ngữ ở phát ngôn trao sẽ đợc miêu tả ở mục 3.2.5

3.3.3 Dùng từ nghi vấn tạo cấu trúc nghi vấn để gián tiếp bác bỏ

(chiếm 40/670 phát ngôn)

Phát ngôn đáp là sự lập luận, chất vấn lại nội dung phát ngôn trao qua đó bộc lộ ý nghĩa phủ định.

a) Phát ngôn nghi vấn phủ định dùng đại từ nghi vấn ai, sao, nàolàm sao, thế nào

(151) - Bây giờ ở đâu?

- Làm sao biết đợc hả tha ông? Xa nay nhan sắc và chiến tranh …

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.422) (152) - Ông rủa ngời ta đấy à?

- Thì tôi đã nói gì nào?

(Chu Lai, TTTN, tr.297) (153) - Tôi đoán rằng khó.

- Sao lại khó? Có khó gì đâu?

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.379) (154) - Nhà tôi nh trại lính, bà Bơ không chịu xuống đâu, ở với chị có đợc không?

- ở thế nào đợc?

(Nguyễn Khải, Nắng chiều)

(155) - Nhng mà các cô các cậu có thấy quý tộc của nó ra quý tộc không? Từ cái ăn cái ở đến dáng đi, điệu đứng, nét cời, giọng nói của nó, phải nói là khác hẳn bọn vai u thịt bắp, mò cua bắt ốc chứ!

- Ai nói với chị loại mò cua bắt ốc nó không biết ăn chơi? (Ma Văn Kháng, Thanh minh trời trong sáng) b) Phát ngôn nghi vấn phủ định dùng tính thái từ nghi vấn

(156) - Đồ ác ôn, không phải con ông Bốn. Má tao nói ổng sắp về rồi, ổng sẽ trị mày.

- Tao mà là ác ôn à?

(Thanh Quế, Nó và ba nó)

(157) - Bố tao bảo đội cải cách quy sai, nhà tao đã xuống thành phần rồi mà.

- Đội cải cách mà sai đợc à?

(Ngô Văn Hng, Lời nguyện cầu của mẹ) c) Phát ngôn nghi vấn phủ định dùng ngữ điệu nghi vấn (158) - Cứ nói tôi là Hùng. Hùng tàn bạo.

- Bác mà tàn bạo? Tàn bạo với con sâu.

(Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng)

(159) - Mày tởng lấy phân dễ à? Lúc hiếm tranh nhau có khi đánh nhau chí tử.

- Phân mà cũng hiếm?

3.3.4 Dùng cấu trúc khẳng định gián tiếp để phủ định (chiếm 59/670 phát ngôn)

Văn bản hội thoại phân biệt với các văn bản khác ở cả tính dụng học của nó. Tính dụng học của văn bản viết (khoa học, chính luận, hành chính – công vụ )…

thờng gắn với ý đồ ngời viết nhng không có sự phản hồi trực tiếp. Văn bản hội thoại, ngợc lại, “luôn đòi hỏi sự phản hồi trợc tiếp bằng ngôn ngữ cho nên tính dụng học có khi không hoàn toàn tơng ứng với hình thức biểu hiện của câu chữ. Vì những lý do nhất đinh mà có khi ngời trao ngời đáp không sử dụng nghĩa hiển ngôn mà là nghĩa hàm ngôn”(2, tr.24). Điều này cho phép chúng tôi lựa chọn, khảo sát các phát ngôn về hình thức không hoàn toàn là câu phủ định nhng lại hàm ý phủ định, đó là các câu trả lời mang nội dung đối lập với câu trao và xem đó nh là một trong những phơng thức cấu tạo câu phủ định thờng gặp trong phong cách hội thoại ( cụ thể ở đây là câu đáp trong quan hệ với câu trao)

- Chỉ bão táp với biển động. Muốn lấy sơng thì phải nghĩ đến từ tháng ba cơ.

(Nguyễn Minh Châu, TTTN, tr.249)

Chỉ bão táp với biển động” là một câu thông báo khẳng định, không phải là một câu phủ định. Nếu xét về lôgic hình thức, câu trả lời đó không đợc coi là hợp lý: hiện tợng tự nhiên mà ngời hỏi muốn biết là “sơng”, câu trả lời lại nói đến “bão táp” và “biển động” Tuy nhiên, trong trờng hợp này, cả ngời nói lẫn ngời nghe đều ngầm hiểu rằng: tháng này ở biển không có sơng. Và nh vậy, biển không cósơng là sự phủ định sự tồn tại của một hiện tợng tự nhiên.

Thuộc nhóm này, chúng tôi nhận thấy có hai cách trả lời: trả lời bằng một phát ngôn khẳng mang nội dung đối lập với phát ngôn trao và trả lời bằng cách bắt bẻ lời ăn tiếng nói của ngời nói để gián tiếp phủ định.

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa và phương tiện biểu đạt phát ngôn phủ định( xét trong sự tương tác với phát ngôn trao) (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w