CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu hiệu ứng tạo phức đa ligan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết trắc quang sự tạo phức ĐALIGAN trong hệ 1 (2 pyridylazo) 2 naphthol (PAN 2) Ti(IV) CH2CICOOH và ứng dụng phân tích (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II: KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM 2.1 Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu hiệu ứng tạo phức đa ligan.

Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của thuốc thử PAN, phức đơn ligan Ti (IV) - PAN, phức đa ligan PAN-Ti (IV) -CH2ClCOOH ở các điều kiện tối ưu, bằng cách chuẩn bị các dãy dung dịch trong các bình định mức 10ml. Tất cả các dãy dung dịch này được điều chỉnh pH từ 1,00-10,0. Sau đó chúng được chiết lần lượt bởi 10,00 ml rượu iso amylic, loại bỏ phần nước, dịch chiết đem ghi phổ.

Chuẩn bị dung dịch trong bình định mức 10 ml: - Dung dịch PAN có:

CPAN = 4,00.10-5M. Thành phần gồm CPAN = 4,00.10-5M và NaCl 0,1M - Dung dịch Ti (IV)- PAN:

CT i(IV) = 2,00.10-5M; CPAN = 4,00.10-5M và NaCl 0,1M. - Dung dịch PAN-Ti (IV)- CH2ClCOOH:

CTi (IV) = 2,00.10-5M; CPAN = 4,00.10-5M; CCH2ClCOOH = 0,1 M và NaCl 0,1M. Chiết các dung dịch trên vào 10ml dung môi iso amylic rồi tiến hành đo phổ hấp thụ phân tử của các dung dịch (so với dung môi rượu iso amylic) và ghi các giá trị λmax và Amax của các dung dịch ta được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các thông số λmax và Amax của PAN, Ti(IV)-PAN, PAN-Ti(IV)- CH2ClCOOH tại các giá trị pH khác nhau

Dung dịch PAN Ti(IV)-PAN Ti(IV)-PAN-

CH2ClCOOH

λmax

(nm) Amax λmax(nm) Amax λmax (nm) Amax

2.5 458 0.612 567 0.375 576 0.523

2.6 458 0.621 569 0.392 578 0.538

2.7 459 0.639 569 0.420 579 0.544

2.9 460 0.662 570 0.465 579 0.5853.0 460 0.670 570 0.481 579 0.611 3.0 460 0.670 570 0.481 579 0.611 3.1 461 0.679 563 0.490 578 0.619 3.2 462 0.683 570 0.518 580 0.613 3.3 462 0.690 570 0.523 579 0.602 3.4 462 0.698 570 0.520 579 0.595 3.5 462 0.720 575 0.526 566 0.575

Từ kết quả bảng 3.1. Chúng tôi rút ra kết luận: Phức PAN-Ti(IV)- CH2ClCOOH hấp thụ cực đại khi chiết vào dung môi iso amylic ở pH=3,1 và bước sóng λmax=578nm, vì vậy để tiền hành khảo sát hiệu ứng tạo phức chúng tôi tiến hành đo phổ hấp thụ phân tử của các dung dịch ở điều kiện như trên.

Tiến hành ghi phổ hấp thụ phân tử của thuốc thử PAN (so với dịch chiết), phức đơn ligan Ti (IV) - PAN, phức đa ligan PAN- Ti (IV) -CH2ClCOOH, (so với dung dịch PAN). Kết quả cho thấy khi pH tăng thì mật độ quang tăng. Mật độ quang tăng nhanh ở khoảng pH từ 2,3- 4,0. Sau đó giảm dần. Kết quả đo phổ hấp thụ electron của thuốc thử, phức đơn ligan, phức đa ligan được ở trình bày bảng 3.2, hình 3.1

Bảng 3.2: Các thông số về phổ của thuốc thử PAN, phức đơn ligan và đa ligan trong dung môi rượu iso amylic.

Dung dịch nghiên cứu pH λmax (nm) ∆Amax ∆λmax (nm)

PAN 3.1 461 0.679

PAN - Ti(IV) 3.1 563 0.490

PAN-Ti(IV)-CH2ClCOOH 3.1 578 0.619

Chiết các dung dịch này bằng 10ml dung môi iso amylic ở pH=3,1 và ghi phổ hấp thụ phân tử của các dịch chiết này (so với dung môi rượu iso amylic) ta được phổ hấp thụ phân tử như hình 3.1.

Hình 3.1. Phổ hấp thụ phân tử của PAN, phức đơn ligan Ti (IV)-PAN và phức đa ligan PAN-Ti (IV)-CH2ClCOOH trong dung môi rượu iso amylic.

(1) PAN.

(2) Ti (IV)-PAN.

(3) PAN-Ti (IV)-CH2ClCOOH.

Từ kết quả thu được ta thấy: So với phổ hấp thụ phân tử của thuốc thử PAN và phổ hấp thụ phân tử của hệ phức đơn ligan Ti (IV)-PAN, phổ hấp thụ phân tử của hệ phức đa ligan có sự dịch chuyển bước sóng hấp thụ cực đại λmax về vùng sóng dài hơn. Khi chuyển từ phức đơn sang phức đaligan mặc dù sự dịch chuyển λmax không nhiều nhưng giá trị mật độ quang đã tăng lên 1,43 lần.

Như vậy đã có hiện tượng tạo phức đaligan PAN-Ti (IV)-CH2ClCOOH trong dung dịch. Phức tạo thành hấp thụ cực đại ở λmax = 578 nm, có giá trị

1

3

mật độ quang A và hiệu các bước sóng hấp thụ cực đại ∆λmax lớn điều này cho phép làm tăng độ chính xác của phương pháp xác định Titan bằng chiết trắc quang.

Trong các thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi tiến hành đo mật độ quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết trắc quang sự tạo phức ĐALIGAN trong hệ 1 (2 pyridylazo) 2 naphthol (PAN 2) Ti(IV) CH2CICOOH và ứng dụng phân tích (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w