Thể hiện tâm trạng nhân vật qua hồi tởng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của r tagore trong tiểu thuyết nàng binôdini (Trang 45 - 51)

1. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua cốt truyện

2.2.2. Thể hiện tâm trạng nhân vật qua hồi tởng

Luận điểm này đợc chúng tôi triển khai xuất phát từ chính đặc điểm văn

hoá của ngời phơng Đông nói chung và của ngời ấn Độ nói riêng.

Nếu nh ngời phơng Tây coi trọng cái hiện tại, cái trớc mắt, đối với họ khoảnh khắc là quý giá:

Tôi thà cháy vèo trong gió còn hơn thối rữa trên cành

(Êxinhin)

thì ngời phơng Đông lại coi trọng quá khứ. Vì sao lại nh vậy? Bởi đối với họ cái đã qua mới là đáng quý, còn hiện tại chỉ là phù du mà thôi. Nhìn vào quá khứ, ngời ta thấy hiện tại và tơng lai. Điều này làm nảy sinh trong họ tâm thế ngỡng

vọng quá khứ. Với quan niệm này, chúng tôi thấy trong “Tội ác và trừng phạt

Doistoievski rất coi trọng thời gian khoảnh khắc. Bức tranh tâm trạng tính đến sự chuyển biến trong từng khoảnh khắc.

Khoảnh khắc Raxcolnicov bổ rìu xuống đầu mụ già cầm đồ để thử nghiệm t tởng và chợt cảm thấy “rùng mình”.

Khoảnh khắc Razumikhin và Raxcolnicov im lặng nhìn nhau trong hành lang tối om để rồi Razumikhin “suốt đời sẽ nhớ mãi phút này... một ý nghĩa nào đó loé ra nh một lời ám dụ...”

Khoảnh khắc Raxcolnicov “quỳ sụp xuống sàn nhà” và hôn lên chân Xônia, “cúi lạy trớc sự thống khổ của loài ngời” (tr.397).

...

Doistoievski đặc biệt chú ý đến những khoảnh khắc số phận này. Sự ngng đọng của mỗi khoảnh khắc luôn luôn có ý nghĩa nh một báo hiệu “từ tôi phút ấy sang tôi phút này”. Những phút giây của bất lực và dang dở. Những phút giây biến chuyển khủng khiếp của tâm trạng. Nhân vật giằng co, day dứt, phút chốc đay nghiến mình, phút chốc lại khinh bỉ, “kinh tởm” ngời khác.

Đại diện cho “ánh sáng thần bí phơng Đông”, R.Tagore không miêu tả tâm lý nhân vật trong từng khoảnh khắc mà trong cả một quá trình, nhất là qua những

dòng hồi tởng của nhân vật (khu biệt trong thể loại tiểu thuyết). Trong “Nàng

Binôdini”, R.Tagore đã sử dụng phạm trù hồi tởng nh là một yếu tố của thời gian nghệ thuật. Nh chúng ta đã biết, hồi tởng thờng xuất hiện trong quá trình sáng tạo tác phẩm theo quy luật tơng phản hoặc theo nguyên tắc liên tởng. Trong thế giới nghệ thuật của R.Tagore, hồi tởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ nh vô tình, thậm chí ngay cả khi nhà văn chủ tâm đi vào thế giới hồi tởng của nhân vật. Nó không tồn tại một cách độc lập mà trong mối liên hệ thờng xuyên, chặt chẽ với hệ thống thời gian nghệ thuật. Hồi tởng không đơn giản đẩy lùi ra những phạm vi thời gian của sự trần thuật, trái lại, nó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại, và có thể nhìn thấy những viễn cảnh và chu tuyến của tơng lai. Khảo sát

trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini”, chúng tôi thấy tất cả các nhân vật chính trong

tác phẩm đều không dới một lần hồi tởng lại quá khứ. Ngời ta thờng nhớ về quá khứ khi hiện tại bất nh ý, hoặc để củng cố một ý nghĩ nào đó trong hiện tại. R.Tagore đã để cho nhân vật của mình hồi tởng lại quá khứ với nhiều mục đích

khác nhau. Những dòng hồi tởng giúp cho R.Tagore có thể nắm bắt đợc những nét tâm lý của nhân vật. Qua dòng hồi tởng quá khứ và hiện tại đồng hiện trong nhau: “Binôdini bắt đầu kể về thời thơ ấu của nàng, về cha mẹ nàng và những ng- ời bạn hồi còn để chỏm của nàng” (tr.95). “Bị cuốn hút vào dòng hồi tởng của mình, nàng bỏ qua tất cả những rụt rè ý tứ hay điệu bộ mà kể với giọng bình dị tự nhiên và thành thực đến mức trí óc nàng gột hết mọi lo nghĩ căng thẳng, nàng cảm thấy dễ dàng bình tâm và hài lòng, nh một mảnh đất khô nẻ sau cơn ma” (tr.96). Những khi nghĩ về quá khứ nh vậy, tâm hồn nhân vật hiện lên rất trong sáng. Khi Binôdini nghĩ đến hình ảnh Bihari và bé Basam là khi trong nàng đang thèm khát một tình yêu lứa đôi và một mái ấm gia đình. Khi bị Mahenđra phụ

bạc, asa đã nhớ đến những giây phút hạnh phúc bên nhau của hai ngời: “Thật

tuyệt diệu biết bao là những ngày đã qua khi nàng và Mahenđra ngồi bên nhau, hết giờ này qua giờ khác, lúc thì rủ rỉ, lúc thì ngồi yên, nhng luôn tràn trề hạnh phúc và hoà nhập, tan biến vào nhau”, thể hiện tâm lý đau khổ, tiếc nuối của

nhân vật asa. Các nhân vật cũng thờng hồi tởng về quá khứ nh để lý giải cho

hiện tại. Khi bị Mahenđra buộc tội phải lòng asa, Bihari đã tìm cách lý giải cho

lời buộc tội đó: “Nhớ lại buổi tối hai ngời bạn cùng đến xem mặt asa lần đầu

tiên, cùng ngồi trên gác khi ngời con gái đáng yêu e lệ hiện ra trớc mắt họ nh tắm đẫm trong hơng thơm thoang thoảng toả ra từ bao nhiêu là hoa tơi dới vờn. Biết rằng nàng sắp sửa là của anh nên Bihari đã ngắm nàng một cách háo hức không ngợng ngập” (tr.141). Bihari tự hỏi phải chăng vì thái độ này mà Mahenđra nghĩ

anh phải lòng asa? Cũng chính trong dòng hồi tởng nhân vật có dịp xem xét lại

con ngời mình: “Cả quãng đời trớc đây của anh trôi qua thật dễ dàng, thoải mái. Giờ đây đối với Bhari, đó là quãng đời đã để phí hoài biết bao nhiêu... Anh thấy thật khủng khiếp nếu nh lại sống phần lớn quãng đời nh một cái bóng của Mahenđra. Anh đã điếc đặc trớc giai điệu ào ạt vang lên từ trong lòng trời đất bởi nỗi đau đớn dày vò vì một tình yêu thức tỉnh” (tr.299). Nhiều khi nhân vật miên man trong những dòng hồi ức. Thời gian dờng nh đông đặc lại và tâm lý nhân vật rơi vào trạng thái vô thức không kiểm soát nổi, lúc đó dòng tâm trạng xuất hiện. Khi Mahenđra ngồi trên bờ sông Jamuna thơ mộng, tâm hồn chảy phiêu du vào một cõi mông lung không bến bờ: “Anh nhớ lại một bài ca Vaisna quen thuộc hát

về một đêm nh thế này, tối mịt và đặc những mây, nàng trinh nữ ốm tơng t lẻn ra

khỏi nhà để đến kịp giờ hẹn hò với ngời tình trên bờ sông Jamuna này. ở đó

nàng quanh quẩn mãi trên bờ sông, băn khoăn không biết làm thế nào qua đợc con sông đang dâng đầy. “Ơi lái đò, chở tôi qua sông với !”. Tiếng gọi đò ngân vang suốt ngàn năm gợi lên một tiếng vang vọng trong tim Mahenđra - “Ơi lái đò, chở tôi qua sông với !”. Đó, nàng đang ở bờ bên kia, xa xăm ngan ngát, nh- ng Mahenđra vẫn có thể nhìn thấy nàng rõ mồn một. Cô gái chăn bò không tuổi tác, không năm tháng và bất tử vẫn đứng đó và Mahenđra lập tức nhận ra nàng. Nàng chính là Binôdini, ngời con gái bất tử lê bớc lang thang vợt qua mọi thời đại, năm tháng, tìm kiếm ngời yêu, tiều tuỵ vì đau khổ, ngơ ngác vì mong mỏi cháy bỏng vì ớc vọng vẫn đang để lại dấu chân trong thơ ca... (tr.316). Đây là một trong những đoạn tiêu biểu cho kiểu thời gian này trong tác phẩm của R.Tagore. Thời gian đồng hiện có thể nói là một yếu tố nổi bật của phạm trù hồi tởng. Thời gian đồng hiện không chỉ thể hiện tâm trạng rối bời, không định h- ớng, không xác định của nhân vật khiến các hình ảnh luân phiên nhau hiện ra. Dòng hồi ức còn thể hiện mạch vận động tâm lý đứt đoạn, ngắt quãng và chắp vá. Nhân vật chìm trong suy t về quá khứ, hiện tại và tơng lai. Trớc dòng sông Jamuna lặng lẽ trôi xuôi, mọi ranh giới không gian và thời gian đều bị xoá nhoà. Quá khứ tải nặng kỷ niệm cũng nh tơng lai đầy ắp hậu quả đều biến mất. Những gì còn lại chỉ là hiện tại. Nh vậy, hiện tại luôn mang trong mình nó cả quá khứ và tơng lai. Sự xuất hiện cả ba chiều thời gian trong tâm tởng nhân vật khiến cho mạch tâm lý càng rối ren và ddứt đoạn.

Thời gian vật chất trong “Nàng Binôdini” chỉ dồn nén trong một thời gian

ngắn. Nó đợc đánh dấu bởi những từ, cụm từ chỉ thời gian nh: Sáng hôm sau, tối đến, đến mời giờ, đến khuya, buổi chiều... Một điều chúng ta dễ nhận thấy là d- ờng nh mọi sự kiện, xung đột phần lớn diễn ra vào thời gian buổi tối. Bởi đến tối, con ngời ta có điều kiện giáp mặt nhau và buổi tối cũng là lúc con ngời thờng có thời gian nhìn sâu vào bản thân mình. Lúc đó, mọi dồn nén tình cảm đợc tích tụ trong một ngày có cơ hội bùng phát. Thế nhng, trong tiểu thuyết của R.Tagore, với việc thể hiện thời gian đồng hiện con ngời sống trong hiện tại rất ngắn mà phần lớn là sống trong thời gian tâm tởng. Số phận, cuộc đời bị kéo căng về quá

khứ. Những gì diễn ra trong cuộc sống hiện tại dờng nh là hệ quả tất yếu của một chuỗi dài trong quá khứ mà thôi. Bởi vậy ngời đọc có cảm giác nh đang chứng kiến một giai đoạn dài trong số phận của nhân vật. Đó chính là hiệu quả nghệ thuật của thời gian tâm lý.

Không gian, thời gian không chỉ tồn tại một cách khách quan mà còn ở trong sự thể nghiệm của con ngời. Sự di chuyển trong không gian-thời gian cũng đồng thời là sự vận động trong tâm hồn, thể hiện biến chuyển tâm lý nhân vật.

ở R.Tagore, trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, không có một chi tiết

nào lại không phục vụ cho dòng ý thức, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện thế giới nội tâm. Tất cả đều đợc hình dung qua lăng kính tâm lý nhân vật. Chính vì vậy, ngay cả kết cấu không - thời gian của tiểu thuyết cũng thể hiện một hớng đi riêng của R.Tagore trong việc khám phá thế giới nội tâm của con ngời. Nó không những trở thành một nguyên tắc xây dựng tác phẩm mà còn góp phần thể hiện phong cách miêu tả tâm lý của R.Tagore.

Nh vậy, từ nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện cho đến nguyên tắc kết cấu tác phẩm đều cho thấy sự nhất quán trong nghệ thuật thể hiện tâm lý của R.Tagore. Điều này sẽ đợc bàn đến một cách toàn diện hơn ở chơng sau - qua ngôn ngữ.

Chơng 3

Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ

Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Tổ chức ngôn từ trong tác phẩm văn học là một hoạt động mang tính thẩm mỹ, thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Tuy nhiên, ngôn ngữ, để đạt đến tính hàm nghĩa và hình thức biểu cảm của nó, cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau nhằm tạo nên bầu khí quyển bao quanh tác phẩm. Đặc biệt đối với văn xuôi tâm lý (chúng ta khu biệt trong tiểu thuyết) không thể không tính đến tác động và hiệu quả của việc tổ chức ngôn ngữ. Đó là công cụ hữu hiệu để nhà văn nắm bắt con ngời trong những trạng thái khác nhau, dới những dạng thức lời nói khác nhau.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên văn đàn thế giới đã xuất hiện một hiện tợng tiểu thuyết mới đợc khơi nguồn từ Doistoievski. Đó là tiểu thuyết đa thanh. Trong đó “nhiều tiếng nói và ý thức độc lập không hoà nhập làm một, một sự đa thanh thực thụ của các tiếng nói có trọng lợng chính là đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Doistoievski” [19; 4]. Và có thể nói hiện tợng này đã thống trị toàn Châu Âu. Từ đây, một nền tiểu thuyết phơng Tây hiện đại đợc ra đời, nó đánh dấu sự phát triển vợt bậc trong quá trình tìm tòi một phơng thức thể hiện mới của các nhà văn. Chứng kiến sự thay đổi đó, là một nhà văn có t tởng tiến bộ, R.Tagore đã không thể không bị ảnh hởng bởi sự đổi mới này nhằm phục hng

nền văn học vĩ đại của ấn Độ. Sự cách tân này thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực

tiểu thuyết, đặc biệt qua tiểu thuyết “Nàng Binôdini”. Bởi “hai mặt của tâm hồn

R.Tagore đợc chung đúc từ bé: cái trầm ngâm sâu sắc, trừu tợng và bình lặng của

ngời ấn Độ hoà hợp với cái sôi nổi, phóng khoáng của văn hoá t sản tiến bộ ph-

ơng Tây. Nhng tâm hồn đó phải trải qua sóng gió hiện thực của cuộc cách mạng

giải phóng dân tộc ấn Độ mới hình thành, biến động và thể hiện đợc vào tác

phẩm” [14; 8]. R.Tagore ý thức đợc “nguồn giải phóng con ngời và đất nớc đã có

từ ngàn xa trong lịch sử ấn Độ. Phải khai thác quá khứ tự do, sáng sủa đó, nhng

đồng thời cũng phải trút bỏ gánh nặng nô lệ của quá khứ đen tối, đè đầu, gập lng,

bịt mắt không cho ngời ấn Độ trông rõ con đờng chân lý. Mặt khác, phải mở

rộng cửa đón mời những luồng tình cảm mới, chân chính của Tây phơng để phá

phải sống cuộc sống của ấn Độ, phải “sinh mãi, sinh mãi trên đất ấn Độ”. " Cuộc sống đó không thể đi vay mợn đợc” [96; 8] R.Tagore đã giữ lại cái phần lõi cốt

nhất của con ngời ấn Độ - đó chính là đời sống tinh thần và tiếp thu những phơng

thức thể hiện mới nhằm làm nổi bật thế giới tinh thần vốn phong phú của ngời ấn

Độ. ở chơng này, chúng tôi muốn đề cập đến sự cách tân của R.Tagore trên phơng

diện ngôn ngữ - sử dụng ngôn ngữ đa thanh thể hiện tâm lý nhân vật.

Để giải quyết chơng này, chúng tôi tạm chia hệ thống ngôn từ trong tác phẩm thành ngôn ngữ ngời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Tất nhiên, đội ngũ ngôn từ trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng chịu sự điều khiển và “giật dây” của tác giả. Sự phân chia tơng đối này giúp chúng tôi nhìn nhận nghệ thuật miêu tả tâm lý của R.Tagore một cách cụ thể. Hơn nữa, với t duy đa thanh (khái niệm của Bakhtin), sự thâm nhập và quy định lẫn nhau giữa điểm nhìn tác giả và điểm nhìn nhân vật luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng và ảnh hởng trực tiếp đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của r tagore trong tiểu thuyết nàng binôdini (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w