1. Công dụng
Trục cam hay trục phối khí có công dụng định kỳ đóng, mở xu páp và dẫn động một số bộ phận khác nh bơm dầu nhờn, bơm nhiên liệu, bộ chia điện…
2. Điều kiện làm việc
Trong quá trình làm việc, trục cam chịu tác dụng của uốn, lực xoắn và ma sát lớn. Do đó trục cam thờng bị cong, xoắn và mòn các cổ trục và các cam.
3. Vật liệu chế tạo
Trục cam thờng đợc chế tạo bằng thép cácbon, thép hợp kim.
4. Cấu tạo
Trục cam gồm hai bộ phận chính: cổ trục và mấu cam. Ngoài ra, trên trục cam của một số động cơ còn có bánh răng dẫn động bơm dầu, bộ chia điện, có cam lệch tâm dẫn động bơm xăng.
Hình 21 - 26. Trục cam
Mặt cam và cổ trục đều đợc gia công nhiệt luyện và mài bóng để nâng cao khả năng chịu mòn. đờng kính các cổ trục lớn hơn chiều cao của các mấu cam để giúp cho việc tháo, lắp đợc dễ dàng.
Mỗi xi lanh của động cơ có hai mấu cam trên trục cam, mỗi mấu cam điều khiển đóng mở một xu páp.
Cấu tạo của của mấu cam gồm: gót cam, sờn cam và đỉnh cam.
Dạng cam có hình ôvan, loại này xu páp mở từ từ, êm nhng thời gian mở xu páp quá ngắn làm cho việc nạp hoà khí hoặc không khí vào xi lanh không đợc tốt, nhất là khi động cơ làm việc với tốc độ cao.
Dạng sờn cam thẳng và đỉnh rộng, loại này có u điểm là mở xu páp nhanh, thời gian mở khá lâu, nhng khi làm việc có tiếng kêu và cam thờng bị mòn nhanh.
Hình dáng mấu cam đợc chế tạo thích hợp với loại động cơ và công suất động cơ.
Trục cam có thể đặt trong thân máy và dùng bánh răng để dẫn động thông qua một số chi tiết trung gian nh đũa đẩy và con đội hoặc đặt trên nắp máy và dùng xích hay dây đai để dẫn động. Khi trục cam đặt trên nắp máy, không cần đũa đẩy và con đội.
ổ đỡ trục cam có thể dùng bạc thép liền hoặc cắt đôi, mặt trong có tráng một lớp hợp kim chịu mòn (thiếc – chì) hoặc dùng bạc đồng hay ổ bi.
Để giữ cho trục cam không dịch chuyển dọc trục khi làm việc, thờng dùng mặt bích bằng đồng và vít hãm trên thân máy ở đầu trục cam.
Bánh răng
Mấu cam
Hình 21 - 27. Các dạng cam thờng gặp