Vương Đình Lam Định hướng phát triển ngành hàng hải Việt Nam giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây” doc (Trang 32 - 34)

Bảng 5. Kim ngạch xuất khẩu tàu biển Kim ngạch xuất khẩu năm Trị giá (USD)

1999 316.548 2000 320.086 2001 1.976.313 2002 2.184.021 Nguồn: Vinashin Như vậy thị trường tiệu thụ sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ nền kinh tế trong nước, dịch vụ sửa chữa tàu nước ngoài ra vào tại các cảng biển Việt Nam . Với năng lực hiện có của ngành, chúng ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu tàu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

4. Khoa học và công nghệ

Nhìn chung phần trang bị kỹ thuật của ngành đóng tàu biển còn thiếu và chưa đồng bộ. Các triền, đà, ụ nâng tàu nhỏ. Máy móc gia công cơ khí chưa hiện đại, năng lực chịu tải thấp. Sàn phóng dạng chỉ đủ để phóng dạng các tàu nhỏ, việc phóng dạng là hoàn toàn thủ công. Khâu sơ chế vật liệu năng suất thấp, nhiều nhà máy còn thiếu dây chuyền sơ chế tôn thép và các ống, các kết cấu hình khối khác. Thiết bị chuyên dùng và dây chuyền công nghệ chưa được đầu tưđúng mức .

Quy trình công nghệ sửa chữa, đóng mới còn thô sơ. những trang thiết bịđã có thì lạc hậu và phần lớn là máy công cụ cắt gọt thông thường. Các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công nghiệp đóng tàu biển như máy

uốn, lốc tôn dày, máy cắt vát mép tôn, máy cân chỉnh loại lớn, máy căn chỉnh tâm, máy phun cát, phun nước nóng, phun sơn áp cao lực, thiết bị

phóng dạng theo chương trình, máy khoan xuyên, máy hàn tự động…Các thiết bị kỹ thuật đo kiểm tra, dò tìm hư hỏng, khuyết tật của tôn, thép, của kết cấu máy, đường ống.. các đường hàn, các lớp sơn trang trí… còn thô sơ

và thiếu thốn.

Để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh đất nước, trong giai đoạn ngành công nghiệp đóng tàu biển cần phải được đầu tư trang bị kỹ thuật một cách đúng mức, tiến hành nâng cấp các cơ sở sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của ngành nhiều hơn nữa.

5. Hiệu quả kinh tế - xã hội

5.1. Công nghiệp đóng tàu biển đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế

Giá trị sản lượng mà ngành công nghiệp đóng tàu biển tạo ra góp phần làm tăng giá trị sản lượng công nghiệp hàng năm (năm 1990 giá trị

sản lượng đạt 56 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1.271 tỷ đồng)4, đẩy nhanh tốc độ

tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu biển đáp ứng phần nào nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng lên không ngừng giữa các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

5.2. Công nghiệp đóng tàu biển góp phần tăng doanh thu ngân sách Nhà nước Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây” doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)