I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BẢO HIỂM-TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE” doc (Trang 32 - 34)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở CÔNG TY VINARE

I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BẢO HIỂM-TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM

KHÔNG Ở VIỆT NAM

1.Vài nét về thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam

Trước khi chính phủ ban hành nghịđịnh 100/CP về kinh doanh bảo hiểm (năm 1993), nhà nước thực hiện độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm. Tái bảo

hiểm cũng là hoạt động độc quyền nên còn nhiều hạn chế. Nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm cho ngành hàng không vẫn còn rất mới mẻ đối với các công ty bảo hiểm. Do đó, giai đoạn này thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm hàng không hầu như chưa có, phần lớn Bảo Việt vẫn độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không ra nước ngoài.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm được mở rộng, do vậy, việc đa dạng hoá thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, ngày 18/2/1993, Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm làm tiền đề cho việc mở

rộng và phát triển thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam. Nghịđịnh này có hiệu lực từ 1/1/1994 là nền tảng pháp lý đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm. Đây chính là bước ngoạt lớn cho hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Việt Nam.

Việc thực hiện nghịđịnh trên của Chính phủ đã tạo hướng đi mới cho thị

trường bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam. Trước hết là sự thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) ngày 23/8/1994, mở đường cho sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh, công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, công ty bảo hiểm dầu khí. Năm 1995 có thể được coi là năm khởi đầu thực sự

của thị trường bảo hiểm Việt Nam với đầy đủ ý nghĩa của từ đó.

Trong những năm qua việc quản lý Nhà nước về bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không đã được tăng cường thông qua việc ban hành các văn bản kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không của Bộ Tài Chính.

Thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng không Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc phát triển tái bảo hiểm hàng không ra thị trường quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới đã tranh thủ được sự giúp đỡ về kỹ thuật nghiệp vụ và đảm bảo an toàn kinh doanh. Tuy phí tái bảo hiểm cho ngành hàng không chuyển

nhượng ra nước ngoài ngày càng tăng nhưng tỷ trọng của nó so với tổng phí bảo hiểm gốc lại giảm đi, bên cạnh đó doanh thu phí nhận tái bảo hiểm cũng tăng chứng tỏ hoạt động tái bảo hiểm ngành hàng không ở Việt Nam đã đi

đúng hướng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tăng cường quản lý, giám sát hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không để tránh tình trạng cạnh tranh hạ phí và chuyển phần lớn dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.

2.Các bên tham gia thị trường tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam

Sự đa dạng hoá các loại công ty bảo hiểm đã cho phép thị trường tái bảo hiểm hàng không ở Việt Nam phát triển với đầy đủ các thành viên cần thiết cho thị trường điển hình. Các công ty tham gia vào thị trường tái bảo hiểm hàng không Việt Nam được chia làm bốn nhóm sau:

- Các công ty bảo hiểm gốc - Công ty tái bảo hiểm. - Môi giới tái bảo hiểm.

- Các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE” doc (Trang 32 - 34)