THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở CÔNG TY VINARE
2.1. Các công ty bảo hiểm gốc
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép tính
đến năm 2002 đã lên tới 18 công ty trong đó có 2 công ty chưa khai trương. Sự
góp mặt của các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp bảo hiểm một bên là đối tác Việt Nam và một bên là đối tác từ các nước có nền tài chính và dịch vụ phát triển, đã tạo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam một sắc thái mới diện mạo mới năng động hơn, cạnh tranh đã là động lực thúc đẩy sự năng động của mọi công ty, đôi lúc sự cạnh tranh trong một số lĩnh vực lên tới đỉnh cao và không khoan nhượng. Hiện nay, trong số các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam, ngoài công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và công ty liên doanh môi giới bảo hiểm (Inchibrock), hầu hết các công ty còn lại tham gia vào thị trường tái bảo hiểm với tư cách là công ty bảo hiểm gốc. Hoạt động của họ chủ yếu là nhượng tái bảo hiểm. Ngoài Bảo Việt các công ty nhượng tái khác đều có điểm chung và mới thành lập từ khi có
nghị định 100/CP, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế và phải mất nhiều thời gian
để ổn định cơ chế tổ chức, cách thức kinh doanh và lựa chọn nghiệp vụ phù hợp. Do đó nhiều công ty chỉ tham gia một số nghiệp vụ nhất định.
2.1.1.Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt)
Có thể nói rằng từ sau khi chính phủ ban hành nghị định 100/CP, số
lượng các công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng tăng làm cho thị phần của Bảo Việt ngày càng giảm. Tuy nhiên, với khả
năng tài chính mạnh lại có mối quan hệ mật thiết với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, có uy tín trên thế giới, Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho những công trình có vốn đầu tư lớn. Hình ảnh của Bảo Việt không chỉ được tạo bằng con số phí thu được. Trong những năm qua cùng với việc cung cấp những sản phẩm bảo hiểm mới, cải tiến các sản phẩm cũ theo hướng mở rộng phạm vi bảo hiểm phục vụ khách hàng, Bảo Việt tiếp tục chú trọng và
đổi mới công tác bồi thường. Trên thực tế, Bảo Việt là một công ty bảo hiểm gốc tham gia tích cực vào thị trường tái bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm hàng không nói riêng. Bằng khả năng tài chính của mình Bảo Việt thực hiện tốt công tác bồi thường, hạn chế tổn thất, Bảo Việt còn tham gia vào thị trường tái bảo hiểm hàng không với tư cách là người nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc khác trong nước.
2.1.2. Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)
Cùng với Bảo Việt, Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc thứ hai được thành lập từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với số vốn 40 tỷđồng.
Với chủ trương đúng đắn cùng sự nỗ lực không ngừng, thị phần của Bảo Minh ngày càng tăng trên thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay thị phần của công ty đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không là lên tới 98-99%.
Có thể nói rằng, Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc lớn tham gia vào thị
kiện nổi bật trong ngành bảo hiểm là việc Bảo Minh trúng thầu được phép cấp
đơn bảo hiểm cho hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với tổng chi phí bảo hiểm khoảng 4 triệu USD. Theo tính toán nếu Vietnam Airline gặp rủi ro thì mức bảo hiểm tối đa sẽ được hưởng khoảng 600 triệu USD. Vì vậy trong nghiệp vụ này trách nhiệm của Bảo Minh khá nặng nề và tất yếu công ty cần phân tán rủi ro trên thị trường tái bảo hiểm. Ngoài ra, Bảo Minh cũng nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm trong nước (qua VINARE) nhằm cân đối dịch vụ.
2.2.Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
Trên thị trường tái bảo hiểm Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam (VINARE). Vì vậy, mọi hoạt của thị trường tái bảo hiểm Việt Nam đều
được thể hiện chủ yếu qua hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của VINARE. Hiện nay, VINARE là công ty tái bảo hiểm tham gia rất tích cực vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không với hai nghiệp vụ chủ yếu nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không và sau đó chuyển nhượng lại tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm trong nước cũng như nước ngoài.
2.3.Công ty môi giới tái bảo hiểm
Có thể nói, đóng góp không nhỏ vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam là công ty Inchinbrock, công ty này liên doanh giữa Bảo Việt và tập
đoàn AON (Mỹ). Đây cũng là công ty tham gia tích cực vào thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng không. Hoạt động chủ yếu của công ty là cung cấp dịch vụ môi giới tái bảo hiểm gồm tính phí bảo hiểm lựa chọn nhà tái bảo hiểm …Về thực chất tập đoàn AON là công ty tư vấn và môi giới hàng đầu thế giới. Như vậy, công ty liên doanh giữa hai đối tác mạnh như Bảo Việt và AON- Inchinbrock sẽ có lợi thế về vốn cũng như kinh nghiệm kinh doanh.
2.4.Các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế
Như chúng ta biết rằng, khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm hoạt
nên bước đầu việc kinh doanh nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ các công ty bảo hiểm trong nước. Do vậy, hiện nay các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế thường tham gia vào thị trường tái bảo hiểm ở Việt Nam với tư cách là các nhà nhận dịch vụ tái bảo hiểm mà thôi.
Cũng như nhiều ngành kinh doanh khác của Việt Nam, đứng trước xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thông qua hình thức nước ta gia nhập các tổ chức AFTA, APEC, WTO đang đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm cho ngành hàng không nói riêng. Nhà nước cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này- lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi vốn lớn, công nghệ bảo hiểm cao mà các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ. Do đó, Nhà nước
đã có những chính sách bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong giai đoạn mới hình thành để các doanh nghiệp này có thời gian chuẩn bị đối mặt với cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Cuối năm 2000, Nhà nước ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm tạo hành lang pháp lý để
các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó bản thân ngành bảo hiểm Việt Nam ngay từ bây giờ cần tạo đà cho giai
đoạn phát triển tiếp theo sau chuẩn bị cho mình sức mạnh để đối mặt với một thị trường tự do hoá và toàn cầu hoá.
3.Khái quát tình hình bảo hiểm hàng không tại Việt Nam trong thời gian qua
3.1.Hoạt động bảo hiểm Hàng Không Việt Nam từ năm 1989 trở về trước
Ngày 11/07/1917, Toàn quyền Đông Dương đã quyết định thiết lập sở
hàng không Đông Dương. Ngày 2/12/1937, Pháp thành lập sở Hàng không dân dụng Đông Dương và thiết lập các đường bay quốc tế từ Hà Nội. Năm 1951, Công ty Hàng không Việt Nam (Air Vietnam) ra đời. Theo thời gian Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDD VN) đã lớn mạnh về nhiều mặt, mở
rộng quan hệ quốc tế và đã khắc phục đắc lực cho công cuộc phát triển miền bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà. Năm 1980, Tổng cục HKDD VNđã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Hàng Không Dân Dụng quốc tế (IACO). Đây là giai đoạn mới đánh dấu sự trưởng thành của HKDD VN và đã từng bước hoà nhập vào Hàng Không Dân Dụng quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành đã không ngừng được duy trì và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, số lượng máy bay ngày càng được tăng cường và duy trì khả năng khai thác. Nguồn năng lực Hàng không đã từng bước được bổ sung, đào tạo và sắp xếp theo chiều hướng ngày càng hợp lý hơn. Bộ máy quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng được củng cố, phát triển theo hướng hoàn thiện hơn. Từng bước mở rộng quan hệ
quốc tế và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại. Nhà nước thay đổi cách nhìn nhận về ngành HKDD VN. Đây là một trong những yếu tố đặt nền móng, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của thời kỳ mở cửa.
Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển của ngành kinh tế quốc dân khác, từ khi được thành lập (năm 1976) ngành HKDD VN đã phát triển nhanh chóng. Tuy trực thuộc Bộ Quốc Phòng nhưng lại hoạt động trên lĩnh vực dân sự, không những thực hiện chuyến bay trong nước mà còn cả thực hiện cả chuyến bay quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, năm 1980 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã ra đời nhằm góp phần ổn định của ngành Hàng Không Dân Dụng, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân.
Giai đoạn 1980-1989, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cũng như hoạt
động khác tồn tại và phát triển trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mặc dù đã từng mở rộng phạm vi của mình.
3.1.1.Về công tác khai thác bảo hiểm hàng không
Trong hệ thống do có sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hiểm hàng không trong giai đoạn này tồn tại và phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế. Giá trị bảo hiểm của thân máy bay đều quy ra Rúp với mức chi phí cố định trong suốt cả thời kỳ là 1,75% bất kỳ trong kỳ bảo hiểm có tai nạn hàng không.
Về bảo hiểm trách nhiệm của nhà chuyên chở ta dựa vào thị trường bảo hiểm của hệ thống tư bản chủ nghĩa là chính (chiếm tới gần 90%). Còn lại tham gia hợp tác với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Phí bảo hiểm trách nhiệm được các nhà đứng đầu nhận bảo hiểm định đoạt một chiều theo sự tính toán đơn phương của họ. Bảo Việt cũng như Hàng không Việt Nam chỉ có thể
chấp nhận mức phí do các nhà môi giới đưa đến vào một thời điểm sát nút của năm hợp đồng sắp kết thúc (ngày 31/12/hàng năm).
3.1.1.1.Quy trình bảo hiểm hàng không :
Theo quy trình này hàng năm sau khi nhận các bản câu hỏi về các tiêu chuẩn liên quan đến bảo hiểm hàng không từ các nhà môi giới bảo hiểm, Bảo Việt chuyển cho Hàng không Việt Nam từ Bảo Việt, môi giới tái bảo hiểm sẽ
thông báo cho Bảo Việt một mức phí (phí này đã có các khoản thuế và phí môi giới bảo hiểm). Căn cứ vào mức phí này Bảo Việt cộng thêm một tỷ lệ % nhất
định theo sự tính toán riêng của Bảo Việt và thông báo cho Hàng không Việt Nam thực hiện. Về phía hàng không Việt Nam chỉ trả lời các câu hỏi, nhận tỷ
lệ phí bảo hiểm đểđóng góp theo các kỳ định trong năm. Việt Nam Airlines Bảo Việt Môi giới Bảo Việt Các nhà nhận tái bảo hiểm
Với cơ chế trên, cả Hàng không Việt Nam và Bảo Việt chỉ còn cách chấp nhận các điều kiện phí bảo hiểm do các nhà môi giới đưa đến. Việc đàm phán để buộc các nhà môi giới giảm phí rất khó khăn. Quan hệ quốc tế rất hạn chế chủ yếu diễn ra giữa Bảo Việt và thị trường bảo hiểm còn phía Hàng không Việt Nam hầu như không có gì.
Các loại hình mới chỉ thực hiện cho cho những loại hình cơ bản như : Bảo hiểm thân máy bay, trách nhiệm pháp lý của nhà chuyên chởđối với hành khách, hành lý, hàng hoá bưu kiện và người thứ ba, bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay, còn các đối tượng khác như bảo hiểm trách nhiệm của chủ sân máy bay, người điều hành bay, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm… chưa tiến hành
được và nhu cầu của hoạt động Hàng không trong giai đoạn này cũng chưa đòi hỏi một cách cấp thiết.
3.1.1.2.So sánh công tác bảo hiểm hàng không giữa năm 1980 và 1989
Stt Chỉ tiêu Năm 1980 Năm 1989
1 Số lượng máy bay được bảo hiểm 16 chiếc 30 chiếc 2
Loại máy bay được bảo hiểm Chủ yếu là các máy bay nhỏ như
IL14,IL18,TU134,YA K40,DC3…
Đa dạng, nhiều loại gồm cả máy bay dân dụng và chuyên dụng 3 Giá trị bảo hiểm thân máy bay 95 triệu VND 3,8 triệu USD
4 Giới hạn trách nhiệm chung cho các chuyến bay quốc tế
5 triệu USD/1 vụ tổn thất
50 triệu USD/1 vụ
tổn thất 5 Giới hạn trách nhiệm chung cho
các chuyến bay trong nước
10 triệu VND/1 vụ tổn thất 1 tỷ VND/1 vụ tổn thất 6 Giới hạn trách nhiệm riêng đối với hành khách
3 nghìn VND/1 người 5 triệu VND/1 người 7 Số tiền bảo hiểm đối với tai nạn
hành khách
2 nghìn VND/người 1 triệu VND/ người
8
Số tiền bảo hiểm đối với tái bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay cho chuyến bay trong nước
3 nghìn VND/ người 10 triệu VND/ người
9
Số tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay cho chuyến bay quốc tế
3 nghìn VND/ người 22 nghìn USD/ người
10 Tổng phí bảo hiểm 108 triệu VND 4 tỷ VND
Như vậy trong giai đoạn này bảo hiểm đã quan tâm chú ý đổi mới giới hạn trách nhiệm và số tiền bảo hiểm cho phù hợp với tình hình biến động giá cả ngoài xã hội cũng như sự phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới. Đồng thời với phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng và giới hạn trách nhiệm được nâng lên số phí bảo hiểm hàng không cũng được tăng lên đáng kể.
3.1.2.Về công tác bồi thường :
3.1.2.1.Đối với phần bảo hiểm thân máy bay
Có thể nói rằng, trong giai đoạn từ năm 1989 trở về trước đã xảy ra 28 vụ tai nạn máy bay trong đó tổn thất toàn bộ có 9 vụ chiếm 32% tổng số vụ tai nạn: tổn thất bộ phận có 19 vụ chiếm 68% tổng số vụ tai nạn. Trong đó do trục trặc kỹ thuật là 21%, do rủi ro bất ngờ 2%, do sơ xuất của người lái 59%, do thời tiết 18%.
Trong nguyên nhân do sơ xuất của con người thì số tai nạn do hạ cánh lệch đường băng chiếm 5/16 vụ. Qua thống kê số vụ tai nạn máy bay có xu hướng ngày một tăng chỉ tính riêng từ năm 1987-1990 liên tiếp xảy ra 14 vụ
máy bay, trong đó có tháng xảy ra hai hoặc ba vụ tai nạn máy bay liền. Ví dụ
Tháng 6/1987 xảy ra 02 vụ tai nạn:
- Vụ TU134 A – VNA 120: nổ 02 lốp tại Băng Cốc – Thái Lan
- Vụ TU134 A – VNA 112: bị chìm khung tại Tân Sơn Nhất TP HCM Tháng 3/1988 xảy ra 03 vụ tai nạn:
- Vụ TU134 A – VNA 102: Hạ cánh chệch đường băng tại Nội Bài – Hà Nội. - Vụ TU134 A – VNA 108: Sập càng khi hạ cánh tại Nội Bài – Hà Nội
- Vụ AN2 – VNC 801: Bị cháy tại xưởng A75 - TPHCM
Trong 28 vụ tai nạn máy bay xảy ra, có 04 vụ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm hàng không 5 vụ tổn thất nhỏ không làm thủ tục bồi thường, còn lại 19 vụ tai nạn bảo hiểm đã giải quyết bồi thường 9 vụ với số tiền bồi thường 6.214.284 VND. Còn 5 vụ bồi thường 250.000 rúp và 31.000.000 VND tương
đương với 406 triệu VND. Nếu so sánh với phí bảo hiểm thân thời gian này tỷ
lệ bồi thường thân máy bay là: 80,44 % (tỷ lệ bồi thường: 3.672.471.769 VND/4.106.115.012 VND).
Quá trình tiến hành bảo hiểm cho thấy giá trị bảo hiểm của máy bay