Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thuơng mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 78 - 80)

- Đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng diện các dự án đầu tư được đăng ký cấp phép, bãi bỏ các giấy phép không cần thiết gây cản trở, ách tắc đối vớ i ho ạ t

2.6Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thuơng mạ

Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội buôn bán

hàng hóa và dịch vụ thương mại, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: thông tin

thương mại, hội chợ, triễn lãm, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, tư vấn và môi giới thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực kinh

doanh,...Đương nhiên hoạt động xúc tiến thương mại gắn liền với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, đồng thời là trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Song

không chỉ ở nước ta mà nhiều doanh nghiệp của các nước khác cũng không có

khả năng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường

và bạn hàng do thiếu kinh nghiệm nghiệp vụ, thiếu vốn. Do đó, Nhà nước không

những cần chia sẻ, gánh vác mà còn quản lý và định hướng cho hoạt động quan

trọng này.

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trong

thời gian tới, Nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại cần chú ý một số

điểm sau:

Thứ nhất, quán triệt đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại ở tất cả các cấp độ kể cả Trung ương và chính quyền địa

phương, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp trong tình hình

hiện nay là vô cùng cần thiết. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia AFTA với mục

tiêu tự do hóa về thương mại và đầu tư, không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các

nước ASEAN, đều rất quan tâm đến lĩnh vực xúc tiến thương mại nhằm mục

đích hỗ trợ cho doanh nghiệp đón nhận được những cơ hội kinh doanh, giành

phần thắng trong cuộc cạnh tranh thương mại trong khu vực.

Thứ hai, Nhà nước sớm thống nhất, hoàn chỉnh thể chế và năng lực hành

động của hệ thống xúc tiến thương mại trên cơ sở chiến lược xuất khẩu của cả

nước, của từng ngành, từng địa phương ở những cung độ ngắn, trung, dài hạn.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay ở trong nước, kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất thiếu địa điểm có trang thiết bị, phương tiện và tiện nghi để có thể tổ chức những cuộc triển lãm thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thứ tư, đào tạo đội ngũ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp từ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp thương mại quốc tế, nghệ thuật đàm phán,...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 78 - 80)