Có khả năng ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền dự trữ chủ yếu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 45 - 46)

II.2 Lợi ích của việc hình thành đồng tiền chung ASEAN

2.2.1Có khả năng ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền dự trữ chủ yếu

Hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế giữa các đồng tiền lớn - đôla Mỹ, yên Nhật, các đồng tiền châu Âu trong

EMS (từ năm 1999 là đồng Euro) cả trong ngắn hạn và trong trung hạn. Tỷ giá

giữa các đồng tiền chính biến động mạnh sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ

(từ 1945 đến 1971). Trong trung hạn, tỷ giá cũng biến động mạnh như giai đoạn

lên giá của đồng đôla Mỹ 1980-85, giai đoạn lên giá của đồng yên 1990-95 và

giảm giá trong quãng thời gian tiếp sau.

Các nước công nghiệp lớn vẫn chủ trương thả nổi tỷ giá và hạn chế can thiệp trên thị trường tiền tệ, ngoại trừ những lần căng thẳng và mất cân đối cao

độđe dọa trực tiếp triển vọng kinh tế nước họ.

Việc cố định tỷ giá giữa ba đồng tiền chính đôla, yên và euro rất khó thực hiện vì hai lý do cơ bản sau:

Thứ nhất: nó đòi hỏi chính sách tiền tệ của các nước này phải hướng đến yêu cầu ổn định tỷ giá nên rất dễ mâu thuẫn với các mục tiêu trong nước, trong

đến hy vọng về một trật tự tiền tệ ổn định hơn. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Trung ương châu Âu tập trung chủ yếu vào ổn định giá cả khu vực

đồng Euro, không phải là tỷ giá hối đoái. Trong nhiều trường hợp, biến động tỷ

giá giữa các đồng tiền chính phản ánh chu kỳ kinh tế của các nước này không

giống nhất và chính sách tiền tệ không đồng nhất.

Thứ hai: các khu vực tiền tệ chính này không đáp ứng được các tiêu chuẩn

để lập nên một vùng tiền tệ tối ưu. Hơn nữa, không có cam kết chính trị và kỷ

luật đa phương (như của khu vực đồng tiền chung euro) thì mọi nỗ lực cố định tỷ

giá giữa ba đồng tiền sẽ thiếu độ tin cậy và có thể bị thị trường phá vỡ.

Tác động tiêu cực đến bản thân các nước có đồng tiền dự trữ chính (G3) ít

hơn (so với các nước đang phát triển) do họ có nền kinh tế lớn, lại ít phụ thuộc hơn vào thương mại quốc tế. Rủi ro tỷ giá đối với các chủ thể kinh tế ở những

nước này cũng hạn chế vì họ có thể đi vay và cho vay bằng đồng nội địa. Khi

những cải cách cơ chế tỷ giá G-3 còn đang để ngỏ, thì dao động thất thường giữa

chúng tiếp tục gây tổn hại đến các nước đang phát triển, nhất là các nước phụ

thuộc nhiều vào ngoại thương và mở cửa tài chính.

Tóm lại, có rất nhiều khó khăn cho các nước đang phát triển trong việc tìm

giải pháp đơn phương để kiểm soát thị trường tiền tệ và ngăn ngừa khủng hoảng tài chính bởi vì vẫn chưa có các thỏa thuận quốc tế để thiết lập hệ thống tỷ giá ổn

định. Một vấn đề đặt ra là: liệu các cơ chế khu vực có thể giải quyết được khó

khăn này không? Các nước Đông Nam Á giờ đây đã chú ý nhiều hơn đến khu

vực hóa, đó cũng là giải pháp và đồng thời cũng là lợi ích mang đến một cơ chế

phòng hộ tập thể trước những bất ổn hệ thống khi hình thành một đồng tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung của khu vực .

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 45 - 46)