Thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 25 - 27)

Nhìn lại quá trình phát triển của cơ chế liên kết tỷ giá ở châu Âu, chúng ta có thể thấy cơ chế này đã trải qua ba giai đoạn lớn như sau:

Giai đoạn một bắt đầu từ khi thành lập Cộng đồng vào năm 1957 cho đến

khi thiết lập Hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979. Sự phối hợp trên lĩnh vực tỷ giá

hối đoái ở giai đoạn này nhìn chung còn lỏng lẻo, kể cả trong khuôn khổ Hệ

thống Bretton Woods cũng như cơ chế "Con rắn tiền tệ" của các nước châu Âu. Trên thực tế, các nước đều đã nhận thấy nhu cầu phối hợp trong lĩnh vực tỷ giá hối đoái cũng như chính sách tài chính và tiền tệ và đã thành lập một số uỷ ban

nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động này như Hội đồng các Bộ trưởng Tài

nhiên, sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ và cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất nổ ra năm 1973, các nước đã không thể thống nhất được về một biện

pháp đối phó chung. Mỗi nước tự đưa ra chính sách tài khoá và tiền tệ riêng của

mình đểđối phó và tỷ giá hối đoái càng trở nên bất ổn định. Cuối cùng, các nước áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô lỏng đã buộc phải rút lui khỏi cơ chế "Con rắn tiền tệ" và thả nổi đồng tiền của mình.

Giai đoạn hai được đánh dấu bằng sự ra đời của Hệ thống tiền tệ châu Âu

và kéo dài đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng cơ chế tỷ giá ERM vào năm 1992-

1993. Giai đoạn này, các nước châu Âu đã đạt được những thành tựu đáng kể

trong lĩnh vực liên kết tỷ giá hối đoái, và dần dần đã đạt được một mức độ phối hợp đáng kể trong lĩnh vực chính sách tài chính, tiền tệ. Giai đoạn đầu của Hệ

thống tiền tệ châu Âu cũng gặp phải những vấn đề hệt như giai đoạn "Con rắn tiền tệ", các nước thành viên liên tục phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, dần dần, với một ngân hàng trung ương độc lập và chính sách tiền tệ theo đuổi

mục tiêu ổn định giá cả, đồng Mark Đức đã trở thành nước neo giá danh nghĩa

cho đồng tiền các nước trong hệ thống. Một số nước, cụ thể như Pháp, đã sử

dụng tỷ giá hối đoái so với đồng D-Mark làm phương tiện chính để ổn định kinh

tế vĩ mô. Các lần điều chỉnh tỷ giá trở nên thưa hơn và kể từ năm 1987 cho đến

cuộc khủng hoảng của ERM vào năm 1992 thì không có lần điều chỉnh tỷ giá

trung tâm nào. Thời kỳ cuối của giai đoạn này đã chứng kiến một cuộc khủng

hoảng tỷ giá, Italia và Anh rời bỏ cơ chế tỷ giá còn biên độ dao động của các

nước còn lại được mở rộng tới ±15%.

Giai đoạn cuối cùng bắt đầu từ năm 1993 và kéo dài cho tới nay. Đây là giai

đoạn phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô thành công với các mục tiêu chung về

các chính sách tài khoá, tiền tệ, và tỷ giá hối đoái theo Hiệp ước Masstrict. Việc

nước có được một sự linh hoạt nào đó trong vấn đề tỷ giá hối đoái, giảm bớt sự

căng thẳng của thị trường ngoại hối và nguy cơ các cuộc tấn công đầu cơ.

Giai đoạn này đem lại một bài học bổ ích cho bất cứ nhóm nước nào xem

xét việc thành lập một liên minh tiền tệ trong tương lai. Trong điều kiện ngày

nay, các dòng vốn càng ngày càng được tự do di chuyển, gây khó khăn cho việc

ổn định tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy, để hình thành một liên minh tiền tệ,

ASEAN sẽ phải cân nhắc phối hợp và liên kết chính sách tỷ giá ngay từ bây giờ,

đồng thời với việc hình thành thị trường chung và ổn định môi trường kinh tế vĩ

mô. Như kinh nghiệm của châu Âu đã cho thấy, việc phối hợp và liên kết tỷ giá

sẽ tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, đông thời giúp tránh được những vấn đề trong việc ổn định tỷ giá hối đoái khi các các rào cản đối với việc di chuyển vốn đã được dỡ bỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Khả năng , lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN" docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)