3. Tổ chức tiến hành nhập khẩu hàng hoá
3.3. Thựchiện hợp đồng
Kể từ khi hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu được ký kết các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đúng như các điều khoản quy định trong hợp đồng. Xét dưới góc độ là người nhập khẩu doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau:
* Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là biện pháp để nhà nước quản lý hàng nhập khẩu. Vì thế sau khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó. Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh nhập khẩu một số hàng nhất định. Đơn xin phép phải được chuyển đến phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại.
* Tiến hành thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C. Hành vi này phải được thực hiện phù hợp với hợp đồng đã quy định và trước thời hạn giao hàng khoảng 15 ngày đến 20 ngày, đảm bảo L/C đến tay người bán kịp thời và tạo điều kiện cho người bán có thời gian tiến hành làm thủ tục giao hàng.
* Thuê tàu lưu cước: Việc thuê tàu lưu cước được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau:
- Những điều khoản của hợp đồng.
- Đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải
Việc thuê tàu lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, các công ty thường uỷ thác việc thuê tàu lưu cước cho một công ty hàng hải. Nếu nghĩa vụ thuê tàu thuộc bên nhập khẩu thì phải căn cứ vào khả năng thực tế để thuê tàu đảm bảo tàu đến địa điểm bốc hàng đúng giờ quy định.
* Mua bảo hiểm
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc tới việc mua bảo hiểm hàng hoá nhằm ngăn ngừa
việc phải gánh chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển. Để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm A
Điều kiện bảo hiểm B Điều kiện bảo hiểm C - Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để XNK phải tiến hành làm thủ tục hải quan. Gồm 3 bước:
- Khai báo hải quan
+ Khai báo chi tiết về hàng hoá lên tờ khai
+ Nội dung tờ khai: loại hàng, tên hàng, khối lượng, giá trị, tên công cụ vận tải…
- Xuất trình hàng hoá:
- Thực hiện các quyết định hải quan. * Nhận hàng:
Các cơ quan vận tải có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của doanh nghiệp. Người mua có thể trực tiếp nhận hàng với tàu hoặc nhận hàng qua cảng hay uỷ thác cho người khác thay mặt mình nhận hàng với tàu hoặc cảng.
* Kiểm tra hàng hoá:
Nhận hàng là bước đầu còn việc thừa nhận hàng chỉ có thể xảy ra sau khi đã tiến hành kiểm tra hàng hoá. Về mặt pháp lý nhận hàng không có nghĩa là đã thừa nhận hàng đó. Do đó người mua có trách nhiệm kiểm tra hàng có phù hợp với hợp đồng hay không. Việc kiểm tra hàng hoá phải được kiểm tra khẩn trương và chi tiết ngay khi tàu đến và dỡ hàng khỏi tàu.
* Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
Người mua phải thanh toán tiền hàng đầy đủ đúng như quy định trong hợp đồng, như đồng tiền thanh toán, số lượng tiền cần trả, phương thức địa
điểm thanh toán… Việc thanh toán có thể tiến hành trước khi nhận hàng song việc này cũng hữu hạn, tuỳ thuộc vào nội dung của điều khoản thanh toán đã quy định trong hợp đồng.
* Khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, lần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là người xuất khẩu, bên vận tải, công ty bảo hiểm hàng hoá đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ (MESCO)