Sau khi ban hành nghị định 64 về việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đẩy nhanh hơn gắn liền với việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong số 1.557 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hoá chỉ từ năm 2001 đến năm 2003 đã có 979 doanh nghiệp và bộ phận được cổ phần hoá.
Tại các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, việc người lao động trở thành cổ đông, làm chủ thực sự doanh nghiệp đã tạo động lực quan trọng để các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều có doanh thu trung bình tăng 43%, lợi nhuận tăng hơn 243%, vốn điều lệ tăng 1,5 đến 2 lần, cổ tức bình quân được chia 15,5% số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp cổ phần đã tăng thêm từ 10-50% nhờ cổ tức được chia đầu tư trở lại, thu nhập người lao động tăng 54% và số lao động được sử dụng tăng 12%.
Đối với công ty Mesco trước đây trực thuộc nhà nước do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong đó số vốn của nhà nước là 30% còn 70 % là vốn góp của cán bộ công nhân viên trong công ty. Kể từ khi cổ phần hoá đến nay diện mạo của công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công ty làm ăn ngày càng có lãi, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, tinh thần trách nhiệm cao hơn do phát huy tính làm chủ của toàn bộ cán bộ công nhân viên nên phát huy tối đa tính sáng tạo và sự cống hiến để công ty ngày càng lớn mạnh. Cùng với sự lớn mạnh của công ty đời sống cán bộ ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân được cải thiện đáng kể.
Bảng 9: thu nhập bình quân của công nhân viên Năm Số(ng lao ườđội) ng Tổng quý lương (1000 VND) Thu nhập bình quân (1000 VND) Tăng (%) 2002 125 131.250 1050 +7 2003 210 243.390 1160 +10,38 2004 325 445.250 1370 + 18,2
Nguồn: Báo cáo của công ty mesco - PKT
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy số lao động được sử dụng trong công ty qua các năm đều tăng lên.
- Năm 2002 số lao động sử dụng là 125 người
- Năm 2003 số lao động sử dụng 210 người đã tăng 85 lao động so với năm 2002
- Năm 2004 số lao động sử dụng là 325 người tăng 200 người so với năm 2002 và tăng 115 người so với năm 2003. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp không chỉ thu hút tạo công ăn việc làm mà thu nhập của công nhân viên ngày càng được cải thiện cụ thể:
Năm 2002 lương bình quân đạt 1.050.000 /công nhân/tháng
- Năm 2003 lương bình quân đạt 1.160.000/công nhân/tháng tăng so với năm 2002 con số tuyệt đối là 110.000/người/tháng tương ứng tăng tương đối 18,2% so với năm 2003.
- Có được kết quả như trên là do sự đóng góp nỗ lực của toàn công ty cùng với sự lãnh đạo của ban lãnh đạo của công ty. Với nhưũng thành tựu đạt được công ty không tự thoã mãn với chính mình, không chỉ dừng lại ở đó. Trong tương lai công ty sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên với chế độ ưu đãi hơn để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho công ty.
Để đạt được kết quả như mong muốn trong thời gian tới công ty đã có những định hướng mục tiêu sau:
1. Về nguồn vốn kinh doanh.
Công ty luôn luôn chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây số lượng vốn của công ty tăng lên đáng kể, điều này làm tăng hiệu quả sản xuất của công ty. Dự kiến trong những năm tới công ty cần tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh dự kiến nguồn vốn cần cho ba năm tiếp theo từ năm 2005 đến năm 2007 mỗi năm cần số vốn được thể hiện bảng sau:
Bảng 10: chỉ tiêu vốn vay của MESCO từ năm 2005 đến 2007.
Đơn vị : tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn chủ sở hữu 22 61,3 81,47 Vốn vay 4,8 5,2 7,06 Giá trị TSCĐ còn lại 7,6 10,8 5,21
Nguồn: Báo cáo của công ty mesco - PKH
Sở dĩ vốn vay ngân hàng dự kiến tăng qua các năm là do công ty cần vốn để mở rộng sản xuất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Công ty cần vốn đểđầu tư vào hoạt động sản xuất nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong đó phần lớn nguồn vốn được đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại đồng bộ đã tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho các công trình phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2. Về chỉ tiêu nhập khẩu.
Nhằm hoàn thành kế hoạch bộ đã đề ra cho công ty trong thời gian tới với việc bảo đảm nguồn cung ứng đầu vào ổn định, phục vụ cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đã dự kiến. Công ty đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch định hướng nhập khẩu hàng hoá từ năm 2005 đến năm 2007 như sau:
Bảng 11: Chỉ tiêu nhập khẩu định hướng năm 2005 - 2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh số nhập khẩu Tỷ VNĐ 85 155 250 2 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 0,95 1,5 2 3 Thu nhập bình quân Triệu VNĐ 1,2 - 1,5 2 2,5
Nguồn: Công ty mesco - PKH
Ngoài việc tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường cung ứng nước ngoài doanh nghiệp cũng cố gắng tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước có khả năng thay thế các nhà cung ứng nước ngoài. Nhưng với điều kiện giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào phục vụ đáp ứng được tình hình sản xuất.
3.Tình hình nộp ngân sách Nhà nước
Đi đôi với việc thựchiện sản xuất kinh doanh, Công ty luôn quan tâm đến việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên. Qua đó tạo điều kiện cho người lao động ổn định gắn bó với Công ty, đoàn kết góp sức thực hiện kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó Công ty cố gắng tăng ngân sách cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu bộ giao.
4. Về chất lượng sản phẩm:
Yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả là giá cả về chất lượng sản phẩm, nhận thức rõ điều này một mặt doanh nghiệp tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong Công ty, thực hiện tiết kiệm nguồn nguyên liệu và tận dụng tốt các phế phẩm để tái sản xuất đồng thời đầu tư thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng nâng cao hình ảnh của Công ty.
5. Công tác thị trường và quan hệ với khách hàng.
Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả không chỉ có việc nâng cao sản phẩm, giá thành sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn thành công trong doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác thị trường và duy trì được lượng khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp. Một trong những công cụ của công tác thị trường là đề ra một chiến lược marketing phù hợp mục đích giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của Công ty cần phải có chính sách chăm sóc khách hàng chu đấo như chế độ bảo hành sản phẩm, khắc phục kịp thời những sự cố do lỗi sản phẩm gây ra nhằm tăng chỉ số hài lòng của khách hàng. Điều này rất quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đồng thời lôi kéo được khách hàng tiềm năng.
Thực tế cho thấy rằng dịch vụ hậu mãi trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất kém, kiến thức và thông lệ bán hàng chưa được quan tâm đúng mức mà đây lại là mắt xích quan trọng nhất trong một mạng lưới tiếp thị