Cá Phệng Varicorhinus microstomus Hảo&Hoa

Một phần của tài liệu Phân họ cá bỗng (barbinae) ở khu vực bắc trung bộ (Trang 64 - 67)

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.3.7.2.Cá Phệng Varicorhinus microstomus Hảo&Hoa

Varicorhinus (Scapheshes) microstomus Hảo&Hoa.1969 Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1 trang 399- 400 hình 195 [10],

Gymnostomus microstomus Mai Đình Yên (1978) Cá nước ngọt các tỉnh miền Bắc Việt Nam trang 47- 48 [44]

+ Tên Việt Nam: Cá Phệng (Kinh), Pa phệng (Thái).

+ Số lượng mẫu: 51 mẫu trong đó Quỳ Hợp: 34 mẫu, Hương Sơn: 17 mẫu Các chỉ tiêu hình thái đo, đếm

D = IV8; P= 1.12 - 16; V= 1,9; A= 3,5; L0=3,2 – 4,1H = 4,3 – 4,8T; T= 2,6 – 4,1 O = 2,3 – 3,0 OO.Vảy đường bên: 45 - 49; Vảy dọc cán đuôi: 12 - 15; Lược mang I: 31; Răng hầu: 2.2.4 - 4.3.2;

Mô tả đặc điểm hình thái:

Thân dày, dài(Lo/dày thân = 9,74). Viền lưng cong. Phía sau vây lưng thon tròn về phần đuôi. Mõm ngắn tròn, có kết hạch hoặc trơn, da mõm trùm hết lên môi trên. Miệng rộng ngang, không có râu. Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây bụng(K/c trước D = 45,36mm<K/c trước V = 48,96mm). Tia đơn cuối vây lưng, không có răng cưa,ngọn mềm. Gốc vây bụng có vảy nách nhỏ dài bằng ½ chiều dài vây.

Màu sắc: Lưng xám đen, bụng trắng nhạt, Trên thân có một dải màu hồng kéo dài từ sau nắp mang đến mút trước của gốc vây hậu môn và nằm chủ yếu ở phía dưới đường bên, trên đường bên có một dải chấm đen khoảng từ vảy thứ nhất đến vảy thứ 13, càng về sau thì dải chấm đen nhạt dần. Mút của tia vây lưng, vây bụng và vây hậu môn, vây đuôi có dải màu da cam.

Phân bố khu vực nghiên cứu: Sông Hiếu (Quỳ Hợp), sông Ngàn Phố (Hương Sơn).

Varicorhinus microtomus

Răng hầu phải (nhìn trên) Răng hầu trái (nhìn trên)

Răng hầu nhìn bên Lược mang

Bóng hơi

Bảng 3.11: Tỷ lệ các số đo hình thái cá Phệng Varicorhinus microtomus Tỷ lệ TB Min Max S CV mx L0/H 3.76 3.24 4.15 0.18 4.74 0.02 L0/T 4.74 4.30 4.84 0.61 12.94 0.09 L0/daD 2.23 2.12 2.33 0.05 2.27 0.01 L0/dpD 2.40 1.16 2.64 0.20 8.50 0.03 L0/lcd 5.10 4.59 5.90 0.27 5.22 0.04 L0/ccd 12.19 5.30 13.58 1.28 10.50 0.18 L0/dày thân 9.74 8.08 12.02 0.86 8.78 0.12 T/Ot 3.06 1.81 3.60 0.26 8.39 0.04 T/O 3.32 2.59 4.12 0.39 11.75 0.05 T/OO 2.57 2.34 3.02 0.24 9.49 0.03 T/hT 1.14 0.62 1.25 0.09 7.93 0.01 T/rộng đầu 1.77 0.89 1.93 0.14 8.01 0.02 H/h 3.25 1.52 3.80 0.33 10.28 0.05 OO/O 1.29 0.97 1.67 0.16 12.32 0.02 P-V/V-A 1.19 0.81 1.45 0.11 8.96 0.01 lcd/ccd 2.40 1.04 2.80 0.27 11.37 0.04

+ Theo (bảng 2.10 phụ lục 2) ở cá Phệng Varicorhinus microtomus có 23 chỉ tiêu hình thái trong số 29 chỉ tiêu có CV dưới 15 (chiếm 79,4%%). Rõ ràng đây là những tính trạng có sự biến dị ít. Có 4 chỉ tiêu hình thái có sự biến dị lớn là khoảng cách sau D, cao cán đuôi (ccd), dày thân, khoảng cách V-A.

+ Nếu xét theo tỷ lệ (bảng 3.11) các chỉ số đo tỷ lệ hình thì không có tỉ lệ thể hiện mức biến dị cao CV>15. Như vậy các sai khác về hình thái là những sai khác về kích thước, lớn nhỏ của cá thể trong quần thể chứ không có các sai khác có ý nghĩa.

+ So sánh với tác giả Nguyễn Văn Hảo[10] thì các tỷ lệ tương đương chỉ có tỷ lệ (T/O) là chênh lệch. Mẫu ở BTB có tỷ lệ T/O thấp hơn (bảng 3.11).

Một phần của tài liệu Phân họ cá bỗng (barbinae) ở khu vực bắc trung bộ (Trang 64 - 67)