Cá Đong đong Capoeta semifasiolata (Gunther, 1868)

Một phần của tài liệu Phân họ cá bỗng (barbinae) ở khu vực bắc trung bộ (Trang 44 - 47)

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.3.3.1.Cá Đong đong Capoeta semifasiolata (Gunther, 1868)

Capoeta semifasiolata Gunther, 1868, Cat.Fish.Mus.70. 484..

Capoeta semifasiolata Nguyễn Thái Tự (1983)[38], Nguyễn Văn Hảo (2001)[10]; Kottelat (2001)[52], Nguyễn Hữu Dực (1995)[4].

Puntius semifaciolatus Mai Đình Yên (1978) [44]

Tên tiếng Việt: Cá Đòng đong, Cá Cân cấn. Tiếng Thái: Pa Khẩu mây Số mẫu phân tích: 85 mẫu

Các chỉ tiêu hình thái đếm : D= III.7; P= 1.11- 1.13; V= 1.9; A= 3.5; L0=2,7 - 3,0H = 3,2 – 4,1T; T= 2,9 – 3,3 O = 2,4 – 3,4 OO; Vảy đường bên 24-26; Vảy dọc cán đuôi 8-10; số vảy quanh cán đuôi 11 - 12; số vảy trên đường bên 3,5 - 4, số vảy trước D 8-9; Lược mang ở cung mang I 14 - 15. Lược mang có đặc điểm mỏng, nhỏ phân bố sát nhau. Công thức răng hầu 1.3.5 - 5.2.2. Bóng hơi: gồm 2 ngăn có chiều dài 20,03 mm. Chiều dài ngăn trước 7.76mm

Mô tả đặc điểm hình thái: Thân ngắn, dẹp bên (Lo/dày thân=6,52); đầu ngắn (Lo/T=3,66) mõm tù, miệng ở phía trước, hàm không phủ sừng, rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Có 1 đôi râu. Vây lưng có khởi điểm sau vây bụng, tia cuối vây D là gai cứng phía sau có răng cưa. Đường bên ít cong, hướng về phía sau đến giữa cán đuôi. Vây đuôi phân thùy nông.

Màu sắc: Lưng hơi nâu hoặc màu xám đen, bụng màu trắng nhạt, Có các vẩy xám trên thân tạo các sọc đen không đều. Các tia vây có màu đỏ nhạt

Phân bố khu vực nghiên cứu: Có ở tất cả hệ thống sông ở khu vực nghiên cứu

Phân bố Việt Nam: Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Giới hạn thập nhất sông Vệ Nam Trung Bộ.[4] [10]

Capoeta semifasiolata

Răng hầu phải (nhìn bên) Răng trái (nhìn bên)

Răng hầu (nhìn bên) Lược mang

Bóng hơi

Bảng 3.5: Tỷ lệ các chỉ số đo hình thái cá Capoeta semifasiolata. Tỷ lệ TB Min Max S CV mx L0/H 2,84 2,68 3,03 0,12 4,33 0,05 L0/T 3,66 3,20 4,08 0,26 7,07 0,10 L0/daD 1,83 1,75 1,93 0,06 3,22 0,02 L0/dpD 1,83 1,75 1,93 0,06 3,22 0,02 L0/lcd 9,32 6,31 12,13 2,15 23,11 0,81 L0/ccd 6,61 4,73 7,90 1,36 20,64 0,52 L0/dày thân 6,52 5,89 7,88 0,70 10,80 0,27 T/Ot 3,42 3,11 3,74 0,24 7,01 0,09 T/O 3,03 2,85 3,29 0,16 5,32 0,06 T/OO 2,90 2,40 3,41 0,38 13,22 0,14 T/hT 1,20 1,11 1,29 0,07 5,98 0,03 T/rộng đầu 1,74 1,58 1,90 0,11 6,55 0,04 H/h 1,54 1,42 1,63 0,08 4,94 0,03 OO/O 1,06 0,87 1,19 0,11 10,02 0,04 P-V/V-A 0,98 0,77 1,42 0,25 25,82 0,10 lcd/ccd 1,41 1,23 1,54 0,11 7,72 0,04

+ Theo (bảng2.4 phụ lục 2) ở cá đòng đong Capoeta semifasiolata có 2 chỉ tiêu hình thái trong số 29 chỉ tiêu có CV dưới 15 (chiếm 8%). Rõ ràng đây là những tính trạng có sự biến dị ít. Có 6 chỉ tiêu hình thái có sự biến dị lớn là cao cán đuôi(ccd), dài cán đuôi(lcd), khoảng cách (V-A), dày thân lớn nhất, dày đầu ở gáy, khoảng cách 2 mắt (OO).

+ Nếu xét theo tỷ lệ (bảng 3.5) các chỉ số đo tỷ lệ hình thái thấy rõ: Có 3 tỉ lệ thể hiện mức biến dị cao CV>15 (L0/T, L0/ccd, P-V/-A). Như vậy chỉ tiêu cao cán đuôi (ccd), dài cán đuôi (lcd), khoảng cách vây bụng và vây hậu môn(V-A) là những biến dị có ý nghĩa thống kê.

+ So sánh với tác giả Nguyễn Văn Hảo[10] thì các tỷ lệ(L0/H, T/OO) ở BTB cao hơn(bảng 3.5). Khi so sánh với tác giả Nguyễn Hữu Dực thì Lo/T ở BTB cao hơn còn T/O nhỏ hơn.[19].

Một phần của tài liệu Phân họ cá bỗng (barbinae) ở khu vực bắc trung bộ (Trang 44 - 47)