Khái quát tình hình kinh tế chính trị của xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh cho thanh niên ở xã cẩm hưng, huyện cẩm xuyên (hà tĩnh) hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 39)

huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm Hưng là một xã vùng đồng bằng nằm về phía Nam của huyện Cẩm Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 3 km về phía Nam.

- Phía Bắc giáp : Xã cẩm thăng, thị trấn Cẩm Xuyên. - Phía Đông giáp: Xã Cẩm Hà.

- Phía Nam giáp : Xã Cẩm Thịnh - Phía Tây giáp : Xã Cẩm Quan

Cẩm Hưng là xã có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng như lúa và các loại cây vụ đông. Xã có sông Nạc, kênh Xô Viết, kênh N2 chảy qua địa phận và nhiều kênh nước tự nhiên. Tuy có nhiều thuận lợi cho công tác tiêu úng tốt nhưng cũng có nhiều phức tạp do kênh rạch tạo ra những khu vực canh tác manh mún.

Khí hậu ở xã mang tính chung của khí hậu Hà Tĩnh – tiểu vùng khí hậu miền trung. Trong năm có hai mùa rõ rệt : Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Yếu tố khí hậu nhìn chung thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Song biên độ giao động lớn, phân dị theo mùa, nhiều yếu tố bất lợi như nắng nóng, rét đậm, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân.

Đất đai phần lớn là đất phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Theo tài liệu điều tra về nông hóa thổ nhưỡng của huyện Cẩm Xuyên năm 1976 và các cuộc điều tra bổ sung, đất đai của xã chủ yếu thuộc 2 nhóm đất chính: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm chiếm 3/4

diện tích tự nhiên, đất phù sa cũ bạc màu chiếm khoảng 1/4 diện tích đất tự nhiên.

Như vậy, Cẩm Hưng là xã có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, của tỉnh nhà, Cẩm Hưng đã và đang tận dụng những điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Kinh tế xã Cẩm Hưng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Trong đó trồng trọt vẫn là một ngành sản xuất chính với các loại cây trồng chính yếu như: Lúa, khoai, đậu, lạc, ngô... Hàng năm giá trị của ngành trồng trọt luôn chiếm hơn 50% trong tổng giá trị của xã. Hiện nay, ngành chăn nuôi của xã cũng được chú trọng phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình nông dân, đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng... Việc chăn nuôi ở đây còn đơn lẻ, rải rác trong hộ dân với quy mô nhỏ nhằm tận dụng thức ăn dư thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi trong dân nhằm tự túc sức kéo, thực phẩm, phân bón giải quyết nhu cầu tại chỗ. Các ngành nghề phụ khác phát triển nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trên địa bàn xã. Một số ngành nghề khác phát triển nhanh như: Buôn bán vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, nghề trồng đào, cây cảnh, vật tư nông nghiệp...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền xã, kinh tế xã có những chuyển biến tích cực: Cơ cấu kinh tế đã chuyển biến theo hướng phát triển, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, cơ cấu cây trồng và vật nuôi ngày càng đa dạng.

Về điều kiện văn hóa xã hội, theo số liệu thống kê đến tháng 11 năm 2010 dân số xã có 7620 nhân khẩu được chia thành 17 đơn vị thôn xóm. Tổng số lao động trong toàn xã có 2530, trong đó số lượng được đào tạo nghề 550 người. Số làm việc đi làm ngoài tỉnh, nước ngoài 300 người có thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng /người/ tháng.

Tổng số đảng viên là 300 đồng chí được phân bổ thành 17 chi bộ. Đảng viên của xã có lập trường tư tưởng vững vàng, tận tụy với công việc của nhân dân. Đoàn xã có 15 đồng chí trong Ban chấp

hành, với 17 chi đoàn trực thuộc gồm có 700 đoàn viên. Đoàn thanh niên đã thành lập được đội tình nguyện bảo vệ môi trường và một đội tình nguyện tại chỗ sẵn sàng tham gia tình nguyện khi có việc cần; tuổi trẻ hăng hái tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc hoàn thành vượt kế hoạch và chỉ tiêu giao, phong trào thanh niên lập nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, mở mang ngành nghề…

Cẩm Hưng là xã thuộc vùng đồng bằng. Kinh tế của xã là nông nghiệp. Song người dân ở đây cũng không quên phát huy truyền thống văn hóa của địa phương mình, đức tính cần cù, chịu khó, phong trào hiếu học luôn hằn sâu trong mỗi người dân. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được nhân dân xã phát huy.

Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, đặc biệt đội ngũ cán bộ đoàn năng động, nhiệt tình, đa số đã được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có chuyên môn vững vàng, năng động và có thể tiếp thu truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời đến mỗi người dân để nhân dân hiểu và thực hiện.

Từ những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, trong những năm qua, Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã chỉ đạo thôn, xóm, các ngành, các đoàn thể phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn xã.

Tuy nhiên, là một xã mà nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, thời gian sử dụng lao động trong một năm từ 6 đến 8 tháng, còn lại thời gian nông nhàn. Do đó vấn đề giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động là một vấn đề hết sức bức xúc của cán bộ, nhân dân địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh cho thanh niên ở xã cẩm hưng, huyện cẩm xuyên (hà tĩnh) hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 39)