IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 61
4.3.1. Chỉ tiêu thực hiện 63
1) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010
- Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH được xây dựng, xác định được các nhiệm vụ khoa học công nghệ và bắt đầu triển khai thực hiện. - Xác định được các nguồn tài chính trong nước và quốc tế đáp ứng nhu cầu
kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ.
2) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015
- Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH được triển khai có hiệu quả tại các bộ/ngành và địa phương;
- Việc nghiên cứu bản chất, diễn biến/kịch bản và tác động của BĐKH tới các lĩnh vực, khu vực và các giải pháp ứng phó với BĐKH được cập nhật và triển khai có hiệu quả, góp phần tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH;
- Năng lực KHCN về BĐKH của các bộ/ngành và địa phương được tăng cường; hoạt động KHCN được triển khai có hiệu quả;
- Các nguồn tài chính trong nước và quốc tế cho các hoạt động khoa học, công nghệ về BĐKH được đáp ứng.
4.3.2. Các hoạt động chính
1) Xây dựng các đề tài, đề án khoa học công nghệ cho chương trình KHCN quốc gia
- Định hướng mục tiêu, nội dung, sản phẩm KHCN cho các đề tài KHCN và tổ chức lựa chọn các đề tài KHCN phù hợp;
- Phân cấp nội dung chương trình nghiên cứu về BĐKH cho các ngành và các địa phương.
2) Định hướng nội dung KHCN cần ưu tiên
- Xác định hiện tượng, bản chất khoa học và những điều chưa biết rõ về BĐKH, các tác động của BĐKH đến KT-XH; phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các hoạt động thích ứng với BĐKH;
- Xác định các công nghệ ứng phó với BĐKH;
- Nghiên cứu các giải pháp KHCN ứng phó với BĐKH ở những vùng dễ bị tổn thương;
- Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về KHCN, nhận chuyển giao các công nghệ thân thiện với khí hậu.
3) Phát triển nguồn lực khoa học công nghệ về BĐKH
- Củng cố và hoàn thiện tổ chức KHCN ở các ngành và các cấp về BĐKH; - Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động
KHCN về BĐKH ở các cấp, các ngành.
4) Huy động nguồn tài chính cho chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu KHCN và đào tạo về BĐKH;
- Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích, chế tài khen thưởng xử phạt cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học về BĐKH trong các lĩnh vực liên quan;
- Sử dụng các nguồn kinh phí và chuyển giao công nghệ từ các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế một cách hiệu quả.
4.4. Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Dựa trên các đánh giá về diễn biến khí hậu, tác động và khả năng tổn thương theo các kịch bản BĐKH đã được thống nhất, các Bộ/Ngành và các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch hành động của mình để ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động). Việc xây dựng kế hoạch hành động phải được thực hiện từng bước theo một trình tự nhất định, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch.
4.4.1. Chỉ tiêu thực hiện
1) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010
- Bộ khung văn bản, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH về cơ bản được xây dựng cho các Bộ/ngành, địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra.
- Các kế hoạch hành động bắt đầu được triển khai tại các địa phương, các Bộ quản lý các lĩnh vực, ngành, nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra.
2) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015
- Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH của các Bộ/ngành và địa phương được triển khai thực hiện bước đầu.
4.4.2. Các hoạt động chính
1) Thiết kế quá trình xây dựng kế hoạch hành động
a) Tổng quan các kết quả nghiên cứu về BĐKH, bao gồm cả kiểm kê KNK, đánh giá tác động và khả năng tổn thương do BĐKH, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của Nhà nước, Bộ/Ngành và địa phương;
b) Xác định các cơ quan, tổ chức của Chính phủ, Bộ và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng cần phải tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hành động, bảo đảm sự đồng thuận và thống nhất cao;
c) Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động của Bộ/Ngành và địa phương;
d) Thành lập Tổ công tác xây dựng kế hoạch hành động của Bộ/Ngành và liên ngành, bảo đảm sự chỉ đạo và gắn kết chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo và Tổ công tác trong suốt quá trình xây dựng KHHĐ.
2) Xác định các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của KHHĐ
Tuỳ thuộc vào tình hình và đặc điểm cụ thể của Bộ/Ngành và địa phương, tính chất và mức độ tác động của BĐKH đối với từng lĩnh vực và khu vực cụ thể để xác định các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của KHHĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Bộ/Ngành, địa phương và phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia.
Những mục tiêu tổng thể của KHHĐ có thể là:
a) Bảo đảm có khả năng lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH được lựa chọn và xác định trong KHHĐ vào các Chương trình, kế hoạch, dự án phát triển;
b) Tạo được sự thống nhất cao về các giải pháp chủ yếu ứng phó với BĐKH được xác định, đánh giá và lựa chọn, góp phần phát triển bền vững;
c) Xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của KHHĐ;
d) Góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phát triển bền vững.
3) Lập kế hoạch công tác tổng thể cho việc xây dựng KHHĐ
Việc lập kế hoạch công tác tổng thể sẽ giúp các thành viên Tổ công tác nắm vững hướng tiếp cận chung và những vấn đề chủ chốt cần quán triệt cũng như sự phối hợp công tác trong quá trình lập KHHĐ.
Kế hoạch công tác tổng thể cần xác định rõ:
a) Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan Chính phủ, kế hoạch và tài chính trong quá trình lập KHHĐ và cơ chế phối hợp;
b) Những vấn đề về lĩnh vực, ngành và liên ngành cần quan tâm, những ưu tiên trong mỗi lĩnh vực và các thủ tục, phương pháp để tổng hợp các nội dung về các lĩnh vực, ngành và liên ngành;
c) Các phương pháp sử dụng để đánh giá và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH;
d) Các sản phẩm dự kiến của KHHĐ và yêu cầu cần đạt của các sản phẩm; e) Trình tự thực hiện KHHĐ;
huấn luyện, đào tạo, các công cụ phân tích, đánh giá,...) và quan hệ với các nhà tài trợ;
g) Các hoạt động tiếp theo sau khi KHHĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (công bố kế hoạch, tổ chức triển khai, bổ sung, điều chỉnh,cập nhật, đánh giá hiệu quả, nhân rộng,...);
h) Dự toán kinh phí cho từng nhiệm vụ và tổng kinh phí của KHHĐ, trong đó phân chia rõ các nguồn (Nhà nước, địa phương, tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tư nhân,...);
i) Các phụ lục (nếu cần).
4) Đánh giá và triển khai các giải pháp đối với các lĩnh vực, ngành và liên ngành
Các cơ quan, tổ chức phụ trách chủ trì từng ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương cần xác định, đánh giá và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Các vấn đề liên ngành (thí dụ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tổ chức, văn hoá, thông tin,...) cũng cần được đánh giá và triển khai. Những nội dung chính là:
a) Xác định những ưu tiên đối với ngành, lĩnh vực, khu vực, hệ thống,... cần tập trung đánh giá;
b) Lựa chọn và phát triển các phương pháp đánh giá; c) Thực hiện các đánh giá kỹ thuật;
d) Đánh giá các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp ngành và địa phương;
e) Lựa chọn các giải pháp;
f) Trình bày kết quả đánh giá các giải pháp.
5) Chuẩn bị các chiến lược và kế hoạch thực hiện các giải pháp được lựa chọn, xác định
Những nội dung chủ yếu là:
a) Xác định rõ các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các giải pháp và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ấy trong việc thực hiện KHHĐ;
b) Phân chia các bước thực hiện KHHĐ và xác định nhiệm vụ cụ thể từng bước; c) Xác định các nguồn tài chính và nhân lực của việc thực hiện KHHĐ, các thủ tục
để tiếp nhận các nguồn lực đó;
d) Các hoạt động hỗ trợ thực hiện KHHĐ nhằm bảo đảm đạt kết quả dự kiến (truyền thông, huấn luyện, đào tạo,...).
6) Soạn thảo kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
Sau khi hoàn thành 5 nhiệm vụ nêu trên, KHHĐ cần được soạn thảo thành văn bản để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chưc, các chuyên gia chủ chốt có liên quan nhằm hoàn chỉnh văn bản dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Soạn thảo từng thành phần của KHHĐ đối với ngành, lĩnh vực và địa phương; b) Tổng hợp, điều chỉnh các thành phần của kế hoạch đối với lĩnh vực, ngành và
liên ngành;
c) Soạn thảo văn bản kế hoạch hành động;
d) Tổ chức các hội nghị tham khảo ý kiến, lấy ý kiến nhận xét, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia chủ chột, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, các nhà tài trợ,...
e) Hoàn chỉnh văn bản KHHĐ;
f) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; g) Công bố rộng rãi KHHĐ.
Nội dung cơ bản của KHHĐ ứng phó với BĐKH của các Bộ/Ngành và địa phương được trình bày trong Phụ lục II.
Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên trong KHHĐ được trình bày Phụ lục III.
4.5. Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu
Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến ứng phó với BĐKH và các cơ chế chính sách khác có liên quan; Đảm bảo các cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, chú trọng các định chế lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương. Xây dựng cơ chế khuyến khích việc phối hợp thực hiện Chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, các ngành và các thành phần kinh tế; Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý liên quan tới BĐKH từ trung ương tới địa phương.
4.5.1. Chỉ tiêu thực hiện
1) Chỉ tiêu thực hiện đến 2010
- Bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH về cơ bản được xây dựng;
- Cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành/địa phương và bộ máy quản lý thực hiện Chương trình được xây dựng và ban hành. Về cơ bản, tất cả các địa phương, các Bộ quản lý các lĩnh vực, ngành, nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra tham gia triển khai thực hiện cơ chế này.
2) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015
- Bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về cơ bản được ban hành và cập nhật;
- Các cơ chế chính sách ưu tiên về ứng phó với BĐKH được thể hiện và lồng ghép trong các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường của quốc gia;
- Cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành/địa phương và bộ máy quản lý thực hiện Chương trình được triển khai và cập nhật một cách toàn diện. Về cơ bản, tất cả các bộ/ngành ở trung ương và địa phương tham gia triển khai thực hiện
- Huy động được nhiều ngành, nhiều thành phần tham gia thực hiện Chương trình.
4.5.2. Các hoạt động chính
a) Xây dựng và phát triển chính sách ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội (xóa đói, giảm nghèo, bình đảng giới, chính sách dân tộc…). Rà soát các chính sách hiện có và bổ sung cập nhật các chính sách mới phù hợp với các nhu cầu và ưu tiên trong phát triển bền vững;
b) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về BĐKH ở các cấp, các ngành; chú trọng các định chế lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành;
c) Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu;
d) Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, địa phương và trong các ngành; cơ chế phối hợp dựa trên các nguyên tắc sau:
- Có sự phân công nhiệm vụ minh bạch, rõ ràng giữa các bộ, ngành và các cấp;
- Phát huy tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng;
- Có sự lồng ghép hiệu quả Chương trình vào các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành và các địa phương, cả trong quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tổ chức và triển khai thực hiện;
- Lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quy trình đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để dự báo diễn biến môi trường của các kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển… chủ động có các giải pháp hiệu quả ứng phó với BĐKH.