I. CÁC NHÂN TỐ R ỦI RO
11. Tình hình hoạt động tài chính
11.3. Giải trình một số vấn đề hạn chế trong Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán số 183/2008/CPA VN/BCKT – BCTC đã đƣợc Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) phát hành cho Báo cáo tài chính năm 2007, Công ty Cổ phần Nhựa Cao cấp Hàng không xin giải trình nhƣ sau:
Vấn đề liên quan đến hạn chế phạm vi kiểm toán - Nội dung hạn chế trên Báo cáo kiểm toán
“ Công ty Cổ phần Nhựa Cao cấp Hàng không đƣợc cổ phần hóa từ Công ty Nhựa Cao cấp Hàng không và chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần từ ngày 01/06/2006. Tuy nhiên, đến ngày phát hành Báo cáo kiểm toán, các thủ tục liên quan đến việc quyết toán vốn Nhà nƣớc tại thời điểm chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần chƣa đƣợc thực hiện. Đồng thời, các vấn đề đƣợc nêu trong các Báo cáo kiểm toán cho giai đoạn từ ngày 01/01/2005 đến 31/05/2006, giai đoạn từ ngày 01/06/2006 đến ngày 31/12/2006 cũng chƣa đƣợc giải quyết, cụ thể tại thời điểm 31/12/2007 số dƣ dự phòng phải thu khó đòi là 399.290.745 đồng chƣa có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tƣ 13/2006/TT – BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 của Bộ Tài chính. Vì vậy, chúng tôi không thể đánh giá đƣợc các ảnh hƣởng của các hạn chế đã nêu đến số liệu trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007”.
- Giải trình của Công ty
Hiện tại, Công ty đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến quyết toán, bàn giao phần vốn Nhà nƣớc tại thời điểm cổ phần hóa và đang chờ quyết định chính thức của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Chúng tôi tin tƣởng và cam kết rằng, giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại thời điểm bàn giao doanh nghiệp Nhà nƣớc sang Công ty Cổ phần sẽ không có chênh lệch đáng kể so với số liệu trên Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán tại thời điểm Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.
Các khoản công nợ phải thu, phải trả tồn đọng tại ngày 31/12/2006 và 31/12/2007 mặc dù đã phát sinh từ trƣớc nhƣng theo Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Quyết định về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Bộ trƣởng Bộ Giao thông Vận tải thì các khoản này vẫn đƣợc để lại Công ty để tiếp tục theo dõi và thu hồi, xử lý công nợ.
Số dự phòng công nợ phải thu khó đòi đang phản ánh trên Báo cáo Tài chính là 399.290.745 đồng, đây là số trích lập dự phòng phải thu khó đòi từ năm 2005, giai đoạn trƣớc khi chính thức chuyển sang Công ty cổ phần, và đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm xác định giá trị.
Trang 38
khó đòi đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của giai đoạn Nhà nƣớc chuyển sang Công ty Cổ phần hiện nay đang đƣợc Công ty rà soát lại để có biện pháp thu hồi, xử lý. Trong trƣờng hợp, các khoản công nợ tồn đọng nêu trên không thể thu hồi đƣợc thì các khoản tổn thất thực tế phát sinh sau khi xử lý công nợ phải thu và phải trả sẽ đƣợc Công ty xin ý kiến của Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đông để xử lý dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.
Các vấn đề liên quan đến hạn chế trong xử lý kế toán
Các vấn đề hạn chế trong xử lý kế toán liên quan đến phải thu khác và phải trả khác
- Nội dung hạn chế:
“ Số liệu khoản mục “ Phải thu khác”, “ Phải trả ngắn hạn khác” trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007 bao gồm các khoản công nợ tồn đọng từ lâu nhƣng chƣa đƣợc trích lập dự phòng hoặc chƣa có các biện pháp xử lý. Tổng số công nợ phải thu khác và phải trả ngắn hạn khác tồn đọng tƣơng ứng là 1.914.349.837 đồng và 195.246.384 đồng.”
- Giải trình của Công ty
Giống nhƣ giải trình đã nêu tại điểm 1 nêu trên.
Các vấn đề hạn chế trong xử lý kế toán liên quan đến hạch toán tiền lƣơng của bộ phận quản lý vào giá thành của sản phẩm
- Nội dung hạn chế:
“ Lƣơng của bộ phận quản lý phát sinh trong năm đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để xác định giá thành của sản phẩm hoàn thành, không hạch toán vào chi phí quản lý của năm 2007. Tổng số lƣơng của bộ phận quản lý phát sinh trong năm 2007 là 2.208.095.926 đồng.”
- Giải trình của Công ty
Lƣơng của bộ phận quản lý đƣợc hạch toán vào giá thành sản phẩm, tuy nhiên giá trị sản phẩm tiêu thụ chiếm 97,7% tổng giá trị số sản phẩm nhập kho từ sản xuất trong năm và chiếm 90,27% tổng giá trị sản phẩm tồn kho đầu năm cộng với (+) giá trị thành phẩm nhập kho trong năm 2007. Nhƣ vậy, việc hạch toán lƣơng của bộ phận quản lý vào giá thành sản phẩm có ảnh hƣởng đến tính trình bày nhƣng không ảnh hƣởng trọng yếu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007.
Các vấn đề hạn chế trong xử lý kế toán liên quan đến chi quỹ khen thƣởng phúc lợi không có nguồn chi
- Nội dung hạn chế:
Trang 39
26.450.000 đồng nhƣng không có nguồn chi. Tổng số chi khen thƣởng không có nguồn lũy kế lại 31/12/2007 là 612.556.416 đồng.”
- Giải trình của Công ty
Tại thời điểm kiểm toán, chúng tôi chƣa đại hội cổ đông nên chƣa trích lập các quỹ trong đó có quỹ khen thƣởng phúc lợi, việc trích lập quỹ này từ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 đã đƣợc thực hiện vào quý II năm 2008 sau khi họp đại hội cổ đông, số đã trích lập là 403.512.382 đồng, số dƣ còn lại chúng tôi trích vào quý III năm 2008.
Các vấn đề liên quan đến lƣu ý ngƣời đọc báo cáo kiểm toán - Nội dung lƣu ý
“Năm 2007, Công ty tăng thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình so với giai đoạn hoạt động từ ngày 01/06/2006 đến 31/12/2006. Nếu trích áp dụng nhất quán và nhƣ thời gian trích của giai đoạn hoạt động từ ngày 01/06/2006 đến 31/12/2006, số khấu hao của năm 2007 sẽ tăng lên với số ƣớc tính là 2.007.395.509 đồng“
- Giải trình của Công ty
Lƣu ý ngƣời đọc Báo cáo tài chính không phải là một ngoại trừ của Kiểm toán mà là việc nhấn mạnh và lƣu ý ngƣời đọc Báo cáo tài chính đến các điểm quan trọng đã đƣợc trình bày rõ trong Báo cáo tài chính, cụ thể:
Trong năm 2007, Công ty thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định theo đánh giá thực tế của Công ty về thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định. Việc thay đổi thời gian trích khấu hao dẫn tới giá trị khấu hao trích trong năm 2007 thấp hơn năm 2006 là 2.007.395.509 đồng. Chênh lệch này sẽ ảnh hƣởng làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2007. Việc lƣu ý trên Báo cáo kiểm toán để ngƣời đọc hiểu rõ hơn nguồn hình thành của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007.