Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Quản Lý Rủi Ro doc (Trang 29 - 34)

I. CÁC NHÂN TỐ R ỦI RO

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành

Theo hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện nay có khoảng gần 2.000 Doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực Nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (tại Tp.HCM chiếm hơn 80%) thuộc mọi thành phần kinh tế với hơn 95% là Doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy nhiên số lƣợng các doanh nghiệp có thể sản xuất đƣợc các sản phẩm nhựa cao cấp chất lƣợng cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, nhờ đầu tƣ cho chất lƣợng, giờ đây sản phẩm nhựa cao cấp của APLCO đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe và đa dạng của thị trƣờng. Hiện nay Công ty là một trong những Công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm nhựa cao cấp cho ngành Hàng không với doanh thu chiếm khoảng 48% tổng doanh thu của Công ty. Khách hàng của Công ty, ngoài những bạn hàng lớn trong ngành Hàng không (Việt Nam Airlines, Pacific Airlines), còn có một đội ngũ bạn hàng truyền thống, thƣờng xuyên đặt hàng với số lƣợng lớn nhƣ các Công ty: Rạng Đông, Bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà, Kotobuky, Bánh kẹo Hà Nội, Khoá Việt Tiệp... Sản phẩm của APLACO ngày càng phong phú và đa dạng: Từ các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ sản xuất công nghiệp đến các sản phẩm nội thất, đồ gia dụng, các loại bao bì (công nghiệp, thực phẩm)... Nhiều sản phẩm đã đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng khối SNG, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông, Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào...

8.2. Triển vọng phát triển của ngành

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, những năm qua, ngành nhựa Việt Nam đã vƣơn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dân và khẳng định đƣợc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế.

Theo hiệp hội Nhựa Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trƣởng của ngành Nhựa từ 15 – 20% mỗi năm và đã đƣợc thừa nhận là một ngành năng động trong nền kinh tế quốc gia. Năm 2007, ngành nhựa sản xuất và tiêu thụ gần ba triệu tấn sản phẩm. Sản phẩm nhựa tính trên đầu ngƣời năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì nay đã tăng

Trang 26

lên 22,1 kg/năm. Các doanh nghiệp ngành nhựa đã đầu tƣ hơn hai tỷ USD nhập các thiết bị máy móc hiện đại của Ðức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Pháp..., đáp ứng cơ bản nhu cầu của bốn lĩnh vực: tiêu dùng, xây dựng, bao bì và kỹ thuật cao. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa liên tục tăng, năm 2001 xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 100 triệu USD thì đến năm 2006 đã tăng lên 479 triệu USD, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đạt 700 triệu USD, tăng 46% so với năm 2006. Hiện nay, các sản phẩm Nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 48 quốc gia trong đó tập trung ở các thị

trƣờng chính nhƣ: Mỹ, Nhật, EU, Anh…, mức độ tăng trƣởng bình quân từ 25% – 43%. Mục tiêu của ngành Nhựa Việt Nam là nỗ lực phấn đấu đƣa kim ngạch xuất khẩu của ngành vào khoảng 1 tỷ USD vào năm 2008.

Trang 27

(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam) Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp nhựa là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu và sự biến động liên tục về giá nguyên liệu. Hiện nay, trong cả nƣớc chỉ có hai nhà máy sản xuất PVC resin là Công ty TPC Vina, Công ty TNHH nhựa và hóa chất Phú Mỹ với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000T PVC; một nhà máy khác của Công ty hóa chất LG Vina mỗi năm cung cấp khoảng 150.000T nguyên liệu DOP.

Nguyên liệu sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa. Vì vậy, hằng năm, ngành nhựa phải nhập khẩu từ hai triệu đến 2,5 triệu tấn các dòng nguyên liệu khác nhƣ: PE, PP, ABS, PC, PS...

Tổng nguyên liệu Nhựa nhập khẩu qua các tháng (từ 2005 – 2007)

(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam) Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Công Thƣơng, ngành nhựa phải trở thành một ngành kinh tế mạnh, phải sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nƣớc, sử dụng công nghệ vật liệu mới, đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã... Chỉ tiêu phát triển của ngành cho giai đoạn 2006-2010 phải đạt

15%/năm, chủ động đƣợc 30% nguyên liệu nhựa sản xuất trong nƣớc vào năm 2010.

Trang 28

Đối với công tác điều hành sản xuất (Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, cắt giảm chi phí)

 Giải pháp về cắt giảm chi phí đƣợc Công ty đặc biệt chú trọng. Công ty sẽ rà soát xây dựng chi tiết định mức kinh tế kỹ thuật cho từng sản phẩm, qua đó sẽ cắt giảm, tiết kiệm phí. Đồng thời, khi sản suất đồng loạt, tăng sản lƣợng thì chi phí cố định trên sản phẩm sẽ giảm, tăng lợi nhuận để lại cho Công ty.

 Tăng năng suất và tay nghề của ngƣời lao động sẽ giảm tiêu hao nguyên vật liệu hỏng, giảm chi phí vật liệu trên đầu sản phẩm. Đầu tƣ công nghệ dây chuyền tự động, giảm lao động thủ công, thu nhập bình quân cá nhân tăng nhƣng tổng quỹ lƣơng của Công ty sẽ giảm.

 Sử dụng hợp lý vốn lƣu động, giảm tối đa hàng hoá tồn kho, đồng thời áp dụng đa dạng phƣơng pháp thanh toán (Thanh toán ngay; nếu trả chậm thì có cơ chế chiết khấu giá linh hoạt). Đồng vốn đƣợc quay vòng tối đa, giảm lãi vay.

Đối với công tác phát triển kinh doanh

 Đối với thị trƣờng xuất khẩu, trong thời gian tới Công ty sẽ phải chủ động xuất khẩu thông qua hơn 22 nƣớc trên thế giới. Phƣơng thức bán hàng sẽ qua các nhà phân phối lớn tại thị trƣờng sở tại.

 Hàng nhựa công nghiệp duy trì bạn hàng lâu dài với các khách hàng truyền thống, đồng thời chủ động gặp gỡ trực tiếp để nắm bắt nhu cầu các khách hàng mới, giao hàng trực tiếp đến nhà máy bên mua. APLACO sẽ lên danh mục khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin của nhà cung cấp để xây dựng một chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể.

 Đối với hàng nhựa gia dụng, giải pháp thị trƣờng Công ty áp dụng là bán hàng thông qua các kênh phân phối bao gồm: Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống các cửa hàng bán buôn đồ nhựa tại các khu vực đại lý và các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội, Tp. Hố Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Đối với công tác quản lý nhân lực

 Sau khi sắp xếp lại lao động, APLACO sẽ xây dựng lại đơn giá tiền lƣơng sản phẩm và quỹ lƣơng của Công ty, đồng thời xây dựng lại chế độ lƣơng thƣởng để có đãi ngộ xứng đáng theo hiệu quả công việc.

 Công ty sẽ chú trọng hơn nữa tới việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại theo hƣớng giảm thiểu lao động giản đơn, thu hút các lao động có tay nghề chuyên môn giỏi. Với đội ngũ đồng đều sẽ nâng cao năng suất, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của APLACO.

Trang 29

 Định hƣớng đầu tƣ của doanh nghiệp là ƣu tiên đầu tƣ vào những dây chuyền công nghệ hiện đại để đảm bảo năng suất cao, sản phẩm chất lƣợng tốt và giảm chi phí lao động thủ công. Công tác đầu tƣ đƣợc kết hợp xem xét cùng với các yếu tố về thị trƣờng và lợi nhuận.

 APLACO tập trung đầu tƣ xƣởng cơ khí chế tạo khuôn mẫu.

 Mở rộng nhà xƣởng sản xuất, và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng sản lƣợng ngày một gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có.

 Tăng cƣờng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Bảo đảm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc khi gia nhập WTO.

Phát triển thị trường

Tiềm năng của ngành nhựa Việt Nam rất lớn, tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gay gắt. Vì vậy, với điểm xuất phát và khả năng hiện có của mình, APLACO đã chủ động xây dựng phƣơng án sản xuất, kinh doanh hợp lý

 Thị trƣờng Vietnam Airlines luôn là thị trƣờng mục tiêu quan trọng của APLACO. Sự ổn định của thị trƣờng này sẽ là cơ sở phát triển cho Doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh những thị trƣờng ngoài ngành.

 APLACO tập trung phát triển nhanh và liên tục mở rộng hai thị trƣờng mục tiêu quan trọng là hàng xuất khẩu và hàng công nghiệp.

 Thị trƣờng xuất khẩu mục tiêu hƣớng đến những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nƣớc Tây Âu với các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tham gia đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, số lƣợng đặt hàng lớn, ổn định, phƣơng thức giao nhận, thanh toán nhanh chóng. Vì vậy, ngoài việc xúc tiến thị trƣờng, APLACO sẽ xây dựng kế hoạch đầu tƣ mới bổ sung và định hƣớng nghiên cứu các sản phẩm nhựa tự huỷ.

 Định hƣớng của Công ty là giảm dần tỷ trọng thị phần VNA nhƣng không ngừng tăng nhanh về số lƣợng. Trong thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra là Công ty tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm (đầu tƣ theo chiều sâu - đầu tƣ đổi mới khuôn mẫu).

 Thị trƣờng nhựa công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ, nay tiếp tục duy trì và khai thác tối đa các dây chuyền đã đƣa vào sử dụng. Đối tƣợng khách lựa chọn là các doanh nghiệp liên doanh.

Đối với thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc, sản phẩm nhựa của APLACO hiện đang kém lợi thế cạnh tranh, do sản phẩm chất lƣợng cao phục vụ đối tƣơng có thu nhập cao. Tuy nhiên, Công ty sẽ tham gia thị trƣờng với các điểm khác biệt để đón đầu xu hƣớng tự nhiên của tiêu dùng mức sống cao hơn, ý thức tiêu dùng của ngƣời dân sẽ khắt khe

Trang 30

hơn. Vì đặc điểm này, khách hàng tiêu dùng nhựa gia dụng của APLACO sẽ có xu hƣớng tập trung ở các thành phố lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Quản Lý Rủi Ro doc (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)