* Chức năng của trung tâm HTCĐ.
Trung tâm HTCĐ có 4 chức năng, đó là:
. Giáo dục và đào tạo
. Thông tin và tư vấn . Phát triển cộng đồng
. Liên kết và phối hợp
Để thực hiện 4 chức năng trên, trung tâm HTCĐ dựa trên nhu cầu học tập của cộng đồng và khả năng tổ chức các hoạt động khác nhau.
* Nhiệm vụ của trung tâm HTCĐ
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biền kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.
- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật.
1.3.5. Những nét đặc trưng về tổ chức hoạt động của các trung tâm HTCĐ
1.3.5.1. Tính đa dạng, linh hoạt
Trung tâm HTCĐ là nơi cung ứng cơ hội học tập cho tất cả mọi người có nhu cầu, vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ đó trung tâm phải thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục. Tính đa dạng thể hiện ở các mặt:
- Đa dạng các loại chương .trình giáo dục: chương trình XMC, sau XMC và các kỹ năng sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình GDTX hướng tới tương lai...
- Đa dạng hình thức tổ chức.
- Đa dạng về không gian, thời gian.
Tính linh hoạt thể hiện ở việc thực hiện tất cả các nội dung hoạt động, trung tâm không thể hoàn thành được nếu không có sự liên kết, hợp tác với các lực lượng, các tổ chức quần chúng cùng tham gia. Vai trò trung tâm ở đây là đầu mối liên kết tất cả các ban ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động học tập thiết thực phục vụ người dân và nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của địa phương. Chẳng hạn, chương trình XMC và sau xoá mù chữ có thể tổ chức hướng dẫn để Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện; các chương trình tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống có thể phối hợp với ngành nông - lâm nghiệp, ngành y tế cùng tổ chức thực hiện...
1.3.5.2. Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo trong hoạt động giáo dục là một trong những nét đặc trưng của trung tâm HTCĐ. Mềm dẻo biểu hiện ở tính năng động, nhạy bén, linh hoạt của tổ chức, đặc biệt là của trung tâm HTCĐ trong cơ chế thị trường. Tính mềm dẻo còn cho phép kiểu hoạt động của trung tâm theo cơ chế mới, không khép kín để thu hút và cung ứng được mọi cơ hội học tập cho mọi người, mọi nhu cầu với mọi điều kiện khác nhau. Mềm dẻo phải biểu hiện đầy
đủ các mặt: mềm dẻo nội dung, mềm dẻo chương trình, mềm dẻo về tổ chức, quản lý và có khi phải mềm dẻo cả về hiệu quả kinh tế. Đặc biệt phải hết sức mềm dẻo trong việc xử lý các mối quan hệ trong việc xác định nội dung và cách thức thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể của mình cho phù hợp với từng đối tượng phục vụ và đối tác phối hợp.
1.3.5.3. Tính thiết thực, khả thi
Tính thiết thực, khả thi nói lên sự đảm bảo tương đối có cơ sở của việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm. Mọi hoạt động của trung tâm phải được xây dựng trên cơ sở đã tính hết các điều kiện bên trong, bên ngoài, trên dưới.
Không được đề ra các nhiệm vụ vượt quá khả năng của trung tâm. Điều đó cũng nhắc nhở cho trung tâm phải lựa sức mình, lựa sức các đối tác liên kết, lựa sức Nhà nước, cộng đồng trong việc xây dựng và hoạch định kế hoạch hoạt động và đồng thời cũng là để đảm bảo lòng tin của mọi người đối với trung tâm.
Như vậy nét đặc trưng về tổ chức hoạt động của trung tâm HTCĐ là điều tra, khảo sát nắm toàn bộ các thông tin cần thiết cho việc tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của trung tâm đồng thời phải biết tìm mọi cách liên kết với tất cả các tổ chức giáo dục, tổ chức quần chúng, các tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục đích giáo dục phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
1.3.6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển trung tâm HTCĐ
- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương "Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập".
- Kết luận Hội nghị BCH TW Đảng lần 6 (khoá IX) đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lơi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập.
- Đặc biệt, Hội nghị TW Đảng lần thứ 7 (khoá IX) đã chủ trương tiến hành ba cuộc vận động lớn: Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi -Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá - Toàn dân xây dựng phong trào cả nước trở thành một xã hội học tập - học tập suốt đời.
- Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 9 (khoá IX) cũng đã khẳng định: "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập ".
- Chiến lược phát triển giáo đục 2001-2010 chỉ rõ "Củng cố và mở thêm các cơ sở GDTX như trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ, trường BTVH nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa tuổi và trình độ”.
- Ngày 09/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2003/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Hội nghị lần 6 BCH TW Đảng khoá IX về GDĐT đã quy định "Giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ LĐ-TB và XH, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án mở rộng các trung tâm HTCĐ".
- Ngày 18/5/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112/20051QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” Một trong các mục tiêu của Đề án là đến năm 2010 có trên 80% các xã phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được trung tâm HTCĐ.
- Ngày 19/5/2005, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2006, trong đó quy định GDTX nằm trong hệ thống GDQD và trung tâm HTCĐ là cơ sở của GDTX ở xã, phường, thị trấn.
Tất cả các chủ trương trên của Đảng và Nhà nước đều khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ như một công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.4. Nội dung quản lý phát triển các trung tâm HTCĐ
Đối với trung tâm HTCĐ, khả năng điều hành quản lý của chủ nhiệm trung tâm - người tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tiến hành đánh giá các hoạt động chuyên môn và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên - những người trực tiếp đứng lớp thực hiện các chuyên đề là những yếu tố quyết định đến sự phát triển của trung tâm HTCĐ. Do đặc thù của các trung tâm HTCĐ tại xã, phường, thị trán: đây là một hình thức giáo dục không chính quy, của dân, do dân, vì dân, do cấp uỷ Đảng chỉ đạo UBND địa phương đứng ra thành lập và quản lý. Chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hầu hết là kiêm nhiệm.Vì thế, để quản lý phát triển trung tâm HTCĐ cần nâng cao năng lực quản lý của chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ và bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên.
1.4.1. Nâng cao năng lực quản lý của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ
1.4.1.1. Đặc trưng của công tác quản lý trung tâm HTCĐ a) Đặc điểm quản lý trung tâm HTCĐ
Quản lý trung tâm HTCĐ là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (chủ nhiệm trung tâm) đến tập thể ban chủ nhiệm; giáo viên, hướng dẫn viên, học viên... nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch hoạt động của trung tâm trên cơ sở tận dụng các tiềm lực về vật chất, tinh thần của trung tâm, của học viên và của cộng đồng xã hội. Đây chính là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ nhiệm đến tập thể ban chủ nhiệm, giáo viên, hướng dẫn viên, các thành viên trong trung tâm để chính họ tác động đến học viên nhằm thực hiện mục tiêu của trung tam HTCĐ.
Thực chất công tác quản lý trung tâm HTCĐ là quản lý quá trình hoạt động của trung tâm, đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.
Quá trình hoạt động của trung tâm HTCĐ bao gồm các nhân tố sau tạo thành:
(1) Mục tiêu của các hoạt động. (2) Nội dung của các hoạt động.
(3) Phương pháp, phương tiện để tổ chức các hoạt động.
(4) Lực lượng giáo viên, hướng dẫn viên và cộng tác viên của trung tâm. (5) Lực lượng học viên.
(6) Kết quả các hoạt động.
Các nhân tố trên có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu của các hoạt động giữ vai trò định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình và cho các nhân tố khác.
b) Mục tiêu quản lý trung tâm HTCĐ
Mục tiêu thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Đó chính là những nhiệm vụ phải thực hiện và là kết quả mong muốn khi kết thúc một chu kỳ quản lý. Mục tiêu quản lý của trung tâm HTCĐ bao gồm:
(l) Mục tiêu về số lượng (số lượt học viên tham gia các hoạt động; số các chuyên đề, lớp học, hoạt động được tổ chức tại trung tâm; số giáo viên hợp tác ổn định với trung tâm...)
(2) Mục tiêu về chất lượng (hiệu quả của các hoạt động được tổ chức tại trung tâm; lợi ích thiết thực đem lại cho người dân; tác động thiết thực đến cộng đồng...)
(3) Xây dựng đội ngũ giáo viên: đủ về số lượng cho các hoạt động, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất...
(4) Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục: huy động cộng đồng (các ban ngành, tổ chức, cá nhân có sự quan tâm đến trung tâm HTCĐ...) tham gia vào việc xây dựng, quản lý và phát triển trung tâm.
(5) Cải tiến công tác quản lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý.
c) Chức năng quản lý trung tâm HTCĐ
Quản lý giáo dục, quản lý giáo dục thường xuyên nói chung và quản lý trung tâm học tập cộng đồng nói riêng phải thực hiện bốn chức năng cụ thể:
(1) Kế hoạch hoá (2) Tổ chức (3) Chỉ đạo (4) Kiểm tra
Quá trình quản lý trung tâm HTCĐ là quá trình tổ chức các chức năng quản lý trên.
1.4.1.2. Năng lực quản lý của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ a) Chủ nhiệm trung tâm HTCĐ
- Là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên (UBND xã, phường, thị trấn; UBND quận, huyện; UBND tỉnh về mặt quản lý nhà nước; trung tâm GDTX quận, huyện; phòng GD&ĐT; sở GD&ĐT về chuyên môn, nghiệp vụ) về mọi hoạt động của trung tâm;
- Là lãnh đạo cấp uỷ hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn; - Là người có năng lực quản lý và có uy tín trong cộng đồng.
Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm HTCĐ quy định chủ nhiệm trung tâm HTCĐ là người quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm, bao gồm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của trung tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của ban chủ nhiệm, giáo viên, hướng dẫn viên của trung tâm;
- Tuyên truyền vận động mọi thành viên của cộng đồng tham gia các hoạt động của trung tâm;
Huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của trung tâm;
- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất của trung tâm;
Xây dựng nội qui của trung tâm giúp cho trung tâm hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, các quy định của quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành.
b. Năng lực quản tý của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ
Dựa vào quan điểm NLQL của CBQL thể hiện ở khả năng thực hiện có kết quả các chức năng quản lý như đã trình bày ở trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của trung tâm HTCĐ và chức năng, nhiệm vụ của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ thì NLQL của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ là sự tổng hợp các năng lực sau:
(1) Năng lực kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá là một chức năng quan trọng của của công tác quản lý trung tâm HTCĐ đồng thời cũng là một năng lực cần phải có của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ. Đó là năng lực lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện có kết quả các kế hoạch của trung tâm. Công tác kế hoạch trong trung tâm HTCĐ đòi hỏi người chủ nhiệm phải quan tâm đầy đủ như kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể bộ phận (kế hoạch của từng lĩnh vực hoạt động), kế hoạch của tập thể (các cơ quan, tổ chức liên kết, phối hợp với trung tâm để triển khai thực hiện các hoạt động), cá nhân (các thành viên ban chủ nhiệm, giáo viên...)..., trong đó đặc biệt chú ý tới kế hoạch trong năm. Kế hoạch hóa
mỗi năm là cụ thể hoá việc thực hiện nhiệm vụ trong năm đó với các mục tiêu, biện pháp rõ ràng. Kế hoạch trong năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận cũng như của các cá nhân. Lập kế hoạch bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu và xác định các phương án hành động hợp lý để đạt mục tiêu. Vì vậy, kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong ban cho nhiệm trung tâm và các lực lượng phối kết hợp, hỗ trợ của cộng đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ trong năm. Nhưng điều quan trọng không chỉ dừng ở khâu lập kế hoạch, mà người chủ nhiệm phải có năng lực chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả. Nhờ có năng lực kế hoạch hoá, người chủ nhiệm sẽ chủ động điều hành được công việc, làm cho tập thể những người dưới quyền tự giác, hăng hái và có sự phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch. Có thể nói ràng, thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, mỗi trung tâm HTCĐ có thể tự đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm của trung tâm mình và cũng qua kết quả đó các cơ quan quản lý cấp trên cũng có thể đánh giá được năng lực kế hoạch hoá của người chủ nhiệm trung tâm HTCĐ. Năng lực kế hoạch hoá của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ thể hiện ở các nội dung sau:
- Xác định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể trong năm của trung tâm trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ năm học của Bộ GD~ĐT; của cấp uỷ và chính quyền các cấp, của ngành GD&ĐT, các ban ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể có liên quan và nhu cầu học tập của người dân ở địa phương;
Nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT, của cáp uỷ, chính quyền địa phương và các ban, ngành có liên quan;