Thực trạng về các biện pháp đã tiến hành nhằm nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng quận ngô quyền thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 75)

năng lực quản lý cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ

a. Nhu cầu bồi dưỡng của chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ

Để điều tra thực tế hiện nay chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ quận Ngô Quyền có những nhu cầu gì về nghiệp vụ quản lý giáo dục và đề nghị các biện pháp nâng cao năng lực quản lý. Chúng tôi đã xin ý kiến CBQL thuộc phòng GDTX của Thành phố Hải Phòng, ý kiến của các CBQL thuộc phòng GD&ĐT, trung tâm GDTX quận và trực tiếp 13 chủ nhiệm trung tâm HTCĐ của 13 phường (40 người). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Nhu cầu bồi dưỡng cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ.

TT Nhu cầu bồi dưỡng cho chủnhiệm trung tâm HTCĐ

Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Không cầnthiết

SL % SL % SL %

1 Cần đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ

nhiệm 40 100% 2 Nên đào tạo, bồi dưỡng sau khi bổ

nhiệm 22 55% 18 45% 3 Cần đào tạo chính quy 14 35% 26 65% 4 Cần bồi dưỡng thường xuyên 40 100%

(Nguồn: Quận Ngô Quyền)

Từ các kết quả khảo sát chúng ta thấy rõ sự cần thiết của công tác bồi dưỡng:

100% các ý kiến cho rằng cần bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ. Có 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết đào tạo, bồi dưỡng chủ nhiệm trước khi bổ nhiệm; 55%% ý kiến cho rằng nên đào tạo bồi dưỡng sau khi bổ nhiệm.

TT Nội dung bồi dưỡng cho chủnhiệm trung tâm HTCĐ

Mức độ Rất cần

thiết Cần thiết Không cầnthiết

SL % SL % SL %

1 Năng lực 40 100%

2 Từng vấn đề của công tác quản lý 10 25% 18 45% 12 30% 3

Những vấn đề cơ bản về đường lối chính sách kinh tế học giáo dục vận dụng trong quản lý giáo dục

20 50% 20 50%

4 Tri thức về lí luận tổ chức và quản

lý giáo dục 40 100%

5 Ngoại ngữ 10 25% 14 35% 16 40% 6 Tin học quản lý 20 50% 10 25% 10 20%

(Nguồn: Quận Ngô Quyền)

Căn cứ vào các ý kiến khảo sát thì trong nội dung bồi dưỡng cho chủ nhiệm cần thiết phải đưa vào các vấn đề sau (sắp xếp theo mức độ cần thiết giảm dần):

- Năng lực quản lý, trong đó có 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết. *Từng vấn đề của công tác quản lý

- Tri thức về lí luận tổ chức và quản lý giáo dục: 100%ý kiến cho rằng rất cần thiết.

- Những vấn đề cơ bản về đường lối chính sách kinh tế học giáo dục vận dụng trong quản lý giáo dục 50% cho rằng cần thiết, 50% cho rằng không cần thiết

Bảng 2.11:Hình thức bồi dưỡng

TT Hình thức bồi dưỡng cho chủnhiệm trung tâm HTCĐ

Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Không cầnthiết

SL % SL % SL % 1 Tập trung ngắn hạn 20 50% 20 50% 2 Tập trung ngắn hạn theo từng chuyên đề 10 25% 22 55% 8 20% 3 Tại chức 15 37.5% 25 62.5% 4 Bồi dưỡng từ xa 11 27.5% 15 37.5% 14 35%

(Nguồn: Quận Ngô Quyền)

100% tán thành hình thức tập trung ngắn hạn theo từng chuyên đề và tại chức, có nhiều ý kiến cho rằng đây là hình thức bồi dưỡng rất cần thiết. 65% ý kiến tán thành hình thức bồi dưỡng từ xa.

b. Thực trạng các biện pháp đã tiến hành nhằm nâng cao năng lực quản lý cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ

Điều tra thực tế các biện pháp mà Phòng giáo dục quận Ngô Quyền đã tiến hành để nâng cao năng lực quản lý cho chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ trên địa bàn quận, chúng tôi đã xin ý kiến của lãnh đạo Phòng Giáo dục, trung tâm GDTX quận, các phòng ban có liên quan và đội ngũ chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ (tổng số 40 người). Phiếu hỏi chia ra 3 mức độ để đánh giá; Thường xuyên: 2 điểm; không thường xuyên: 1 điểm; Không thực hiện: 0 điểm.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp.

TT MỨC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP Mức độ thực hiện Tổng điểm Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1

Quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm HTCĐ

15 37.5% 15 37.5% 10 25% 45

2

xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý trung tâm HTCĐ

10 25% 18 45% 12 30 48

3 Tổ chức kế hoạch chỉ đạo điểm

và nhân rộng mô hình 25 62.5% 10 25% 5 12.5% 60 4

Giám sát, đánh giá các hoạt động được thực hiện ở trung tâm HTCĐ

20 50% 12 30% 8 20% 52

5

Tổ chức cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản lý thông qua các thông tin trong QLGD.

10 25% 14 35% 16 40% 34

6

Hàng năm, đánh giá, xếp loại chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ theo những tiêu chí đã thống nhất.

20 50% 10 25% 10 20% 50

7 xây dựng tiêu chuẩn chức danh

chủ nhiệm trung tâm HTCĐ 25 62.5% 8 20% 7 17.5% 58

8

Mở lớp bồi dưỡng, lớp học ngắn ngày về công tác quăn lý cho chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ

9

Tạo điều kiện làm việc thuận lợi hoàn thiện chính sách đãi ngộ

5 12.5 20 50% 15 37.5% 30

10

Tổ chức tham quan thực tế các trung tâm HTCĐ có phong trào hoạt động tốt, quản lý giỏi

10 25% 10 25% 20 50% 30

11

sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động ở trung tâm HTCĐ

30 75% 8 20% 2 5% 68

12

Thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại các trung tâm HTCĐ hàng năm

20 50% 10 25% 10 20% 50

13 Khuyến khích tự học, tự bồi

dưỡng 10 25% 15 37.5% 15 37.5% 35

(Nguồn: Quận Ngô Quyền)

Nhìn vào bảng trên trên ta thấy quận luôn quan tâm đến việc tổ chức cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản lý thông qua các thông tin trong QLGD, tổ chức kế hoạch chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình... Tuy nhiên, việc thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại các trung tâm HTCĐ cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt là việc giám sát, đánh giá các hoạt động được thực hiện ở trung tâm HTCĐ còn chưa chú trọng. Đây là một việc vô cùng quan trọng vì các hoạt động của trung tâm thưa hay đều, có chất lượng hay không có chất lượng điều này quyết định đến sự sống còn của trung tâm, thông qua đó sẽ đánh giá được năng lực thực tế của chủ nhiệm. Hơn thế nữa, qua khảo sát điều tra chúng tôi thấy việc tổ chức cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản lý thông qua

các thông tin trong QLGD chủ yếu thông qua việc gửi văn bản. Còn việc tổ chức hội nghị tập huấn hay các lớp học ngắn ngày thường hay bị gián đoạn.

Căn cứ vào bảng trên chúng ta thấy, các biện pháp PGD đã tiến hành nhằm nâng cao năng lực quản lý cho chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ được sắp xếp theo mức độ thường xuyên giảm dần như sau:

- Tổ chức kế hoạch chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình

- Tổ chức cho chủ nhiệm trung tâm HTCĐ nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản lý thông qua các thông tin trong QLGD

- Mở lớp bồi dưỡng, lớp học ngắn ngày về công tác quản lý cho chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động ở trung tâm HTCĐ.

- Hàng năm, đánh giá, xếp loại chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ theo những tiêu chí đã thống nhất.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh chủ nhiệm trung tâm HTCĐ

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý trung tâm HTCĐ

- Giám sát, đánh giá các hoạt động được thực hiện ở trung tâm HTCĐ - Quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm HTCĐ - Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng

- Thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại các trung tâm HTCĐ hàng năm - Tổ chức tham quan thực tế các trung tâm HTCĐ có phong trào hoạt động tốt quản lý giỏi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng quận ngô quyền thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w