hướng dẫn viên trong trung tâm HTCĐ
Để đảm bảo những nhiệm vụ của mình, xứng đáng với vị trí và chức năng công tác của mình, người giáo viên, hướng dẫn viên cần phấn đấu rèn luyện theo những yêu cầu về phẩm chất và năng lực sau đây:
- Về phẩm chất:
Có phẩm chất chính trị, đó là các quan điểm, niềm tin đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, có lý tưởng cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp.
Có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường.
Có phẩm chất đạo đức, là niềm tin, thái độ đạo đức phù hợp với các giá trị và chuẩn mực đạo đức, có lối sống trung thực, lành mạnh. Cởi mở, tế nhị trong quan hệ và giản dị trong cuộc sống.
Có phẩm chất nghề nghiệp, thể hiện ở tính năng động, sáng tạo, thái độ tích cực đối với cái mới, chông bảo thủ trì trệ... Công bằng, vô tư trong đối xử với học viên, không thiên vị thành kiến, trù dập học viên. Yêu cầu cao đối với học viên, không nhân nhượng, không dễ dãi, không tuỳ tiện.
- Về năng lực:
Có trình độ hiểu biết về khoa học chuyên đề mình tham gia giảng dạy. Có trình độ hiểu biết về khoa học giáo dục.
Có trình độ hiểu biết về thực tiễn địa phương, đất nước và thời đại để vận dụng vào quá trình đào tạo.
Có năng lực sư phạm như năng lực dạy học, năng lực tổ chức, năng lực thiết kế năng lực giao lưu.
Rèn luyện để có nghệ thuật sư phạm và những kỹ năng sư phạm điêu luyện.
Có sức khoẻ tốt để đảm bảo nhiệm vụ nặng nề, phục vụ bà con nông dân trong nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau, đảm bảo tốt những chương trình mà mình thực hiện.
*) Quan hệ giữa giáo viên và người học trong trung tâm HTCĐ
Người học trong trung tâm HTCĐ phần lớn là những người trong độ tuổi lao động ở ngoài nhà trường, quan hệ giữa người dạy và người học không phải là quan hệ thầy trò như trường phổ thông. Quan hệ giữa giáo viên, hướng dẫn viên và học viên trong trung tâm HTCĐ đó là quan hệ thân mật, bình đẳng tôn trọng và giúp đỡ nhau "người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, hướng dẫn để học viên tin tưởng vào bản thân mình, tự mình chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện kỹ năng và nâng cao nhận thức.
Như vậy, ta có thể thấy trung tâm HTCĐ có đủ các thành tố của một cơ sở giáo dục: Có mục tiêu, tính chất, nội dung và phương pháp giáo dục; có người học - người dạy và người quản lý; có cơ sở vật chất, tài chính để đảm bảo cho cơ sở hoạt động. Đây là mô hình học tập mới nhưng lại rất thiết thực và phục vụ cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ, đáp ứng mọi nội dung và phương pháp học tập khác nhau. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trung tâm HTCĐ tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ được học tập theo sở thích riêng, theo chủ đề riêng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng cộng đồng địa phương. Để đáp ứng mọi nhu cầu học tập của nhân dân, tạo điều kiện mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần xây dựng một XHHT ở cơ sở, nhiệm vụ đặt ra là phải phát triển các trung tâm HTCĐ.
Đối với trung tâm HTCĐ, khả năng điều hành quản lý của chủ nhiệm trung tâm - người tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tiến hành đánh giá các hoạt động chuyên môn và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên - những người trực tiếp đứng lớp thực hiện các chuyên đề là những yếu tố quyết định đến sự phát
triển của trung tâm HTCĐ. Do đặc thù của các trung tâm HTCĐ tại xã, phường, thị trán: đây là một hình thức giáo dục không chính quy, của dân, do dân, vì dân, do cấp uỷ Đảng chỉ đạo, UBND địa phương đứng ra thành lập và quản lý. Chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hầu hết là kiêm nhiệm.Vì thế, để quản lý phát triển trung tâm trung tâm HTCĐ cần nâng cao năng lực quản lý của chủ nhiệm các trung tâm HTCĐ và bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội Quận Ngô Quyền đối với sự hoạt động và phát triển của các trung tâm học tập cộng đồng
2.1.1. Thuận lợi
Quận Ngô Quyền là một quận lớn với diện tích 11.22 km2, có 13 phường với trên 16 vạn dân và trên 41600 hộ dân. Quận có nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn của trung ương và thành phố, có bến cảng, nhà ga, hai phường có HTX nông nghiệp, có nhiều khu dân cư đang phát triển cùng nhiều trục đường giao thông quan trọng của thành phố chạy qua địa bàn.
Ngô Quyền là quận tập trung nhiều trung tâm văn hóa - giáo dục, TDTT của thành phố, có nhiều cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, có hệ thống trường công lập và ngoài công lập nhiều nhất trong các quận nội thành. Quy mô, mạng lưới trường lớp của các loại hình giáo dục tương đối đầy đủ, khá thuận lợi cho các đối tượng học tập. Quận có 26 trường mầm non, 11 trường tiểu học, 8 trường THCS, 1 trường đa cấp và 1 trung tâm GDTX.
Trong 11 năm triển khai thực hiện xây dựng TT HTCĐ, toàn quận đã xây dựng được 13 trung tâm trên tổng số 13 phường thuộc quận(mỗi phường 1 trung tâm)
Trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Nhận thức của cán bộ, nhân dân về giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực.
Là một quận nội thành nên lượng thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng được cập nhật nhiều hơn, có nhiều cơ sở giáo dục nên người dân có nhiều điều kiện để lựa chọn các hình thức học tập, nâng cao trình độ.
Những năm qua, kinh tế của quận phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá Từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt 20%/năm. Quận được coi là "Quận công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp", là "hình ảnh thu nhỏ"của Thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế hàng hoá, trong quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng của Trung ương, Thành phố và quận với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Tuy là một quận công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, nhưng quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn kéo dài, thương mại dịch vụ chủ yếu là kinh doanh của hộ gia đình, phạm vi thị trường hạn hẹp, chưa phát triển. Chính vì thế, quận còn thiếu khá nhiều điều kiện để đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, cơ cấu kinh tế quận đang chuyến dịch từ công nghiệp, xây dựng sang thương mại, dịch vụ. Sự dịch chuyển này là phù hợp với vị thế, định hướng phát triển của quận và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của Thành phố Hải Phòng.
Cũng như hầu hết các quận khác của Thành phố Hải Phòng, vấn đề lao động và việc làm vẫn luôn là một áp lực lớn đối với quận. Quận Ngô Quyền hiện vẫn còn hơn 3000 lao động nông nghiệp và có khoảng 4000-5000 lao động chưa có việc làm, chiếm khoảng gần 5% số lao động trong độ tuổi. Trong điều kiện đất đai bị thu hẹp do đô thị hoá, ngành nghề chưa phát triển mạnh, lao động chưa được đào tạo nên sức ép về lao động và việc làm cũng sẽ tăng lên.
Cơ sở hạ tầng của quận được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt. Nhiều công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc được triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đi vào hoạt động. Văn
hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, quận Ngô Quyền đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học và nghề. Học sinh giỏi cấp tiểu học, trung học cơ sở dẫn đầu Thành phố.
Đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá và cải cách giáo dục. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, GDP tính theo đầu người đạt 1300 USD/người/năm. Theo tính toán của cục Thống kê Hải Phòng, tỷ lệ người dân của quận Ngô Quyền được ở trong các nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là 90%. Toàn quận không có hộ đói, còn trên 3% hộ nghèo so với tổng số hộ (theo tiêu chí mới), đặc biệt không có hộ chính sách thuộc diện nghèo. An ninh chính trị của quận luôn được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thường xuyên được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quận Ngô Quyền về cơ bản là ổn định. Song do đang trong quá trình chuyển dịch, hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hội nên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các tầng lớp nhân dân. Dân cư nhiều biến động, số người lao động từ ngoại thành vào cư trú của quận ngày càng đông, cơ cấu lao động phức tạp; tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nghề nghiệp, thu nhập của người lao động chưa ổn định, chiều hướng phát triển trong nhiều lĩnh vực còn mang tính tự phát.
2.1.2. Khó khăn
Nhận thức của một bộ phận người dân về xã hội giáo dục, về học tập thường xuyên, học tập suốt đời còn nhiều hạn chế.
Người lao động tự do chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng dân cư. Trình độ dân trí ở một số khu dân cư của một vài phường còn thấp, số hộ dân
điều kiện kinh tế khó khăn còn nhiều như: Đông Khê, Đằng Giang, Máy Chai, Lạc Viên...
Trung tâm học tập cộng đồng là mô hình mới, cán bộ quản lý đều là cán bộ phường kiêm nhiệm nên tổ chức và hoạt động rất lúng túng, thiếu kinh nghiệm.
Kinh phí trường xuyên để hỗ trợ hoạt động của các TTHĐCĐ còn hạn hẹp.
2.2. Thực trạng hoạt động trung tâm HTCĐ trên địa bàn quận Ngô Quyền
2.2.1. Sự hình thành và phát triển các trung tâm HTCĐ quận Ngô Quyền
Bắt đầu từ năm học 2001 - 2002, trong Chỉ thị về những nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành và văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với GD không chính quy, Bộ GD&ĐT đã chính thức chỉ đạo xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ ở tất cả các địa phương trong toàn quốc. Thực hiện Chỉ thị và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2001 - 2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, từ năm học 2001 - 2002, trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với GD không chính quy của Sở GD&ĐT Hải Phòng, việc xây dựng và phát triển các trung tâm HTCĐ đã được đưa vào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành học. Sở GD&ĐT đã soạn thảo Đề cương xây dựng trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, đồng thời chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tham mưu với địa phương xây dựng trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trán. Phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền đã chủ động phối hợp với trung tâm GDTX và các ban, ngành, đoàn thể trong quận thực hiện các biện pháp để triển khai thành lập, xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ phường trên địa bàn quận như sau:
- Phòng GD&ĐT đã phối hợp với trung tâm GDTX, Hội khuyến học quận tham mưu với Quận uỷ, UBND quận mở Hội nghị bàn về kế hoạch triển khai thành lập trung tâm HTCĐ. Tại Hội nghị này, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và trung tâm GDTX quận đã báo cáo với Quận uỷ, UBND quận chủ trương chỉ đạo của ngành GD về xây dựng trung tâm HTCĐ và mô hình trung tam HTCĐ ở một số địa phương đã và đang thực hiện thí điểm, đồng thời xin ý kiến tổ chức chỉ đạo xây dựng mô hình điểm trung tâm HTCĐ. Quận uỷ, UBND quận đã đưa chủ trương xây dựng trung tâm HTCĐ phường vào nghị quyết của cấp uỷ và ban hành các văn bản chỉ đạo.
Cùng với Hội khuyến học, các ban, ngành, đoàn thể trong quận, Phòng GD&ĐT đã làm tốt công tác tuyên truyền trong quận nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, nhân dân về xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ. Thông qua hiều hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, bảng tin của quận và phường, thông qua các hội nghị về GD...chủ trương xây dựng XHHT và xây dựng mô hình trung tâm HTCĐ đã đến được với cán bộ và nhân dân trong quận; giúp họ có quan niệm đúng về bản chất của XHHT, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng của trung tâm HTCĐ trong quá trình phát triển KT - XH giai đoạn hiện nay và nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng trung tâm HTCĐ để xây dựng XHHT từ cơ sở. Năm 2003, với sự tham mưu của Phòng Giáo dục, Quận uỷ, UBND quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng điểm một trung tâm để nhân diện rộng.
Ngày 25 tháng 3 năm 2003 trung tâm HTCĐ đầu tiên của quận Ngô Quyền ra đời, đó là trung tâm HTCĐ phường Đồng Quốc Bình. Đến nay, quận đã có 13 trung tâm HTCĐ đảm bảo sự chỉ đạo của UBND quận 100% phường có trung tâm HTCĐ.
* Về tổ chức và quản lí trung tâm HTCĐ
UBND quận ra quyết định số 1014/2003/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo trung tâm HTCĐ gồm 10 đồng chí do đồng chí Nguyễn Hữu Quân - Phó Chủ tịch thường trực UBND quận làm Trưởng ban. Các uỷ viên là các đồng chí trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của quận. Mỗi đồng chí trong Ban chỉ đạo được phân công phụ trách một hoặc một số phường.
Về phía các phường: Các phường đều có quyết định thành lập
+ Ban điều hành do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường là Trưởng ban.
Các uỷ viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học trên địa bàn phường.
+ Ban chủ nhiệm do đồng chí lãnh đạo Đảng hoặc chính quyền là chủ nhiệm.
+ Tổ giáo viên, hướng dẫn viên...
Để trung tâm HTCĐ đi vào hoạt động tốt, trong Ban chủ nhiệm trung tâm đã có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng:
2.2.2. Hoạt động của các trung tâm HTCĐ quận Ngô Quyền
Hoạt động chủ yếu được triển khai trong các trung tâm HTCĐ trong thời gian vừa qua tập trung vào một số lĩnh vực sau:
2.2.2.1. Nhóm chuyên đề về kinh vực chính trị (thời sự, pháp luật, chính sách)
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, học tập các Nghị quyết của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; nghe thời sự chính trị - xã hội.
Phổ biến, giáo dục pháp luật: Luật thực hành tiết kiệm và phòng chống tham nhũng, luật phòng chống ma tuý và tội phạm, luật đất đai, luật an toàn giao thông, luật cư trú, công tác hoà giải ở cơ sở, tư vấn về hôn nhân - gia đình, truyền thông dân số, hội thảo phòng chống HIV/AIDS...
- Tập huấn công tác tổ chức và kiểm tra Đảng. - Tập huấn nghiệp vụ bầu cử.
Tuyên truyền luật bầu cử ĐBQH khoá XII.
Tuyên truyền, giáo dục về Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống anh bộ đội cụ Hồ cho đoàn viên thanh niên,...