Giải pháp 8: Quản lý các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82)

non, xét thi đua khen thưởng theo đúng quy trình, công bằng, dân chủ và khách quan. Xếp loại giáo viên theo đúng quy định, phân loại giáo viên để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

c) Cách thức thực hiện giải pháp:

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ từng năm học xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các nhà trường hướng dẫn CB, GV, NV đăng ký thi đua.

- Phát động các đợt thi đua sôi nổi theo chủ đề, chủ điểm, tổ chức thi GV giỏi, báo cáo chuyên đề… để tạo điều kiện cho GV thể hiện hết khả năng của mình giúp cho nhà quản lý có được các chỉ số đánh giá thi đua.

- Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên theo đúng quy trình hướng dẫn và bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. Đánh giá đúng khả năng của CBQL và giáo viên để bồi dưỡng, giúp đỡ họ nâng cao tay nghề và luôn luôn tự phấn đấu vươn lên.

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh, thông qua các cuộc họp, thùng thư góp ý...v.v...của phụ huynh cũng giúp cho giáo viên tự nhìn lại mình để phấn đấu tốt hơn trong công tác GD trẻ.

d) Điều kiện thực hiện: Các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại giáo

viên và thi đua khen thưởng theo từng năm học. Các kết quả theo dõi thi đua trong suốt cả năm học qua đợt phát động, thành tích cụ thể của các tập thể và cá nhân.

3.2.8. Giải pháp 8: Quản lý các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. giá.

a) Mục tiêu của giải pháp:

- Quản lý thông tin nhằm mục tiêu đánh giá một cách chính xác về chất lượng GD trẻ của nhà trường. Đó là những căn cứ quan trọng để phát huy hoặc điều chỉnh quá trình thực hiện CT GDMN.

- Kiểm tra, đánh giá nhằm xác định hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu chương trình GD trẻ, trên cơ sở đó có các giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế để nâng cao chất lượng GD trẻ.

b) Nội dung của giải pháp:

* Quản lý tốt thông tin

- Quản lý tốt thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp người quản

lý điều hoà, phối hợp các hành động và có quyết định đúng đắn. Trong thực tế, các nguồn thông tin thường bị chậm trễ, thiếu tính chính xác và không nhất quán. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn cho công tác quản lý của BGH. Để có nguồn thông tin chính xác và kịp thời, BGH cần có biện pháp quản lý thông tin.

- Đảm bảo thông tin đa chiều luôn được cập nhật chính xác và kịp thời, giúp nắm bắt và xử lý các vấn đề một cách hiệu quả nhất.

* Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá: Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng quản lý nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và chính xác sẽ giúp cho việc nắm bắt thực trạng, kết quả công việc, tiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra, từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu, thay đổi phương pháp quản lý, phương pháp tổ chức để công tác quản lý nhà trường được hiệu quả cao hơn. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của GV bao gồm: việc thực hiện kế hoạch GD, việc soạn giáo án, các loại hồ sơ theo quy định, việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung, phương pháp giảng dạy, nề nếp lớp, hiệu quả của công tác GD.

Thông qua dự giờ hiệu trưởng đánh giá xem GV có đảm bảo nội dung giảng dạy, có phát huy tính tích cực sáng tạo của HS và dạy có dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn không.

Việc đánh giá phải đi vào thực chất, không theo hình thức. Qua đánh giá được các mặt mạnh, mặt yếu để trên cơ sở đó rút ra được bài học kinh nghiệm, nhằm tìm ra phương pháp, giải pháp tối ưu trong hoạt động dạy học của giáo viên.

BGH nhà trường cần vận dụng nhiều biện pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, song phải đảm bảo một số nguyên tắc: Đảm bảo tính pháp chế; tính kế hoạch; tính khách quan; tính hiệu quả; tính giáo dục.

c) Tổ chức thực hiện giải pháp: Tổ chức thực hiện tốt 2 nội dung trên

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Tuyên truyền cho giáo viên, nhân

viên, cha mẹ các cháu về tầm quan trọng của các thông tin (về tính thời điểm và độ chính xác) có thể nắm bắt được thực chất của từng công việc.

Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong trường MN. Đây là vấn đề còn non yếu, nhất là Hiệu trưởng trường MN cần sớm được bồi dưỡng về việc sử dụng máy vi tính trong công tác quản lý của mình.

Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất nếu có. Thực hiện tốt thông tin hai chiều, chính xác giữa giáo viên, nhân viên, phụ huynh với Ban Giám hiệu, giữa Ban Giám hiệu với Phòng GD-ĐT.

Tăng cường biện pháp hành chính: Cải tiến và nâng cao chất lượng các cuộc giao ban chuyên môn, họp hội , sinh hoạt đoàn thể. Duy trì đều đặn chế độ giao ban hàng tháng, để nắm diễn biến tình hình của nhà trường kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra.

* Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện theo các hình thức:

+ Kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra toàn diện. + Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất.

Trước hết BGH xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó. BGH cần kiểm tra: Việc lập kế hoạch GD trẻ của các nhóm, lớp; Việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động ; Việc tổ chức các hoạt động GD trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ …

Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động GD trẻ, việc thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày; Kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện quy chế chuyên môn; Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra sự kết hợp với gia đình trẻ.v..v...để đánh giá hoạt động GD trẻ ở các nhóm, lớp.

d) Điều kiện thực hiện::

- Xây dựng quy chế về trao đổi thông tin giữa các tổ chuyên môn với BGH, chế độ báo cáo, hội họp, giao ban.

Cần được bố trí nhân viên văn phòng trong các trường MN và trang bị máy điện thoại nối mạng Intennet, máy Fax, máy in.

- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá để kết quả kiểm tra đánh giá thực sự được phản ánh chính xác và thống nhất.

3.2.8. Giải pháp 9: Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

a) Mục tiêu của giải pháp: Huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp,

các ngành, cha mẹ trẻ và toàn thể cộng đồng cùng chăm lo nâng cao chất lượng GD trẻ.

b) Nội dung của giải pháp: Việc nâng cao chất lượng GD trẻ không chỉ

là trách nhiệm của BGH trường MN mà là sức mạnh tổng hợp của việc tổ chức huy động các lực lượng xã hội ở địa phương cùng hoạt động đồng bộ trong việc tham gia phối hợp xây dựng và phát triển các cơ sở MN. Do đó để thực hiện nâng cao chất lượng GD trẻ làm tốt công tác XHH GDMN.

c) Cách thức thực hiện giải pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục mầm non.

- Phát huy mạnh mẽ tác dụng của các trường MN vào đời sống cộng đồng trong quá trình XHHGD, đây chính là giải pháp quan trọng giúp tăng cường vai trò chủ động của các trường MN trong việc XHH GD.

- Tổ chức huy động nguồn lực để xây dựng CSVC các trường MN từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, từ phụ huynh học sinh và cộng đồng địa phương.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ trẻ nhằm thống nhất giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường.

-Tích cực huy động các lực lượng xã hội cùng phối hợp chăm lo cho trẻ.

d) Điều kiện để thực hiện: Để làm tốt công tác xã hội hóa và phối hợp với

các ban ngành đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ thì người QL phải am hiểu về GDMN, năng động, sáng tạo, quyết đoán nhưng phải hết sức mềm dẻo.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ đòi hỏi tính đồng bộ và triệt để. Các giải pháp luôn có các mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy cho nhau, liên kết hữu cơ và phụ thuộc lẫn nhau. Chất lượng GD trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Mục tiêu, Chương trình GD trẻ, yếu tố tích cực và chủ động trong quá trình học tập của trẻ, đội ngũ GV mà trước hết là trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và lương tâm nghề nghiệp; Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục; Công tác tổ chức quản lý giáo dục. Vì vậy, không thể thực hiện các giải pháp tách rời nhau mà luôn luôn phải kết nối các giải pháp với nhau.

3.4. Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp.

Để thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các CB QLGD và GVMN trên địa bàn huyện. Số người được hỏi ý kiến là 193 người gồm: CBQL: 22 người

GVMN: 171 người

Phiếu hỏi nêu 9 nhóm giải pháp, có 3 phương án lựa chọn trả lời: Rất cần thiết, Cần thiết, Không cần thiết. Rất khả thi, ít khả thi, không khả thi.

Bảng 3.1: Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết của các giải pháp. TT Giải pháp Tổng số ý kiến Mức độ cần thiết(%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Đổi mới công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và xây dựng kế hoạch chuyên môn

193 181 93,7 12 0,6 0 0

2 Thực hiện tốt công tác lựa chọn tổ trưởng CM, hoạt động tổ CM 193 178 92,2 15 0,7 0 0 3 Chỉ đạo tích cực thực hiện “ Dạy thật- Học thật – Kết quả thật” 193 150 77,7 43 22 0 0

4 Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động GD

193 147 76,1 46 23,8 0 0

5 Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp và CSVC phục vụ dạy và học 193 155 80,3 38 19,6 0 0 6 Tổ chức huy động trẻ đến trường, quản lý tỷ lệ chuyên cần của trẻ 193 175 90,6 18 0,9 0 0 7 Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại và công tác thi đua khen thưởng cho GV

193 161 83,4 32 16,5 0 0

8 Quản lý tốt các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

193 162 83,9 31 16,1 0 0

phối hợp với các ban ngành đoàn thể để nâng cao chất lượng hoạt động GD 193 143, 3 84,6 29,6 12, 6 0,0 0,0 .

Bảng 3.2: Ý kiến của CBQL và GV tính khả thi của các giải pháp.

TT Biện pháp Tổng

số ý kiến

Tính khả thi(%)

Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1 Đổi mới công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và xây dựng kế hoạch chuyên môn.

193 180 93,2 13 0,6 0 0

2 Thực hiện tốt công tác lựa chọn tổ trưởng CM, hoạt động tổ CM 193 175 90,6 18 0,9 0 0 3 Chỉ đạo tích cực thực hiện “ Dạy thật- Học thật – Kết quả thật” 193 159 82,3 34 17,6 0 0

4 Nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động GD

193 145 75,1 48 24,8 0 0

5 Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp và CSVC phục vụ dạy và học 193 163 84,4 30 15,5 0 0 6 Tổ chức huy động trẻ đến trường, quản lý tỷ lệ 193 177 91,7 16 0,8 0 0

chuyên cần của trẻ

7 Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại và công tác thi đua khen thưởng cho GV

193 165 85,4 28 14,5 0 0

8 Quản lý tốt các thông tin và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

193 164 84,9 29 15,1 0 0

9 Thực hiện tố xã hội hóa giáo dục, phối hợp với các ban ngành đoàn thể để nâng cao chất lượng giáo dục 193 166 86 27 13,9 0 0 TỔNG TB 193 166, 2 86,0 8 26,7 5 11 0,0 0,0

Qua trao đổi với những người được hỏi ý kiến và phân tích kết quả thăm dò cho thấy: Đại đa số các nhà quản lý đều cho rằng rất cần thiết và có tính khả thi khi thực hiện các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động GD trẻ.

+ Các giải pháp được trên 90% ý kiến đánh giá rất cần thiết và rất khả thi bao gồm: Giải pháp 1, Giải pháp 2 và 6 họ cũng cho rằng cần tập trung thực hiện các giải pháp này.

+ Các giải pháp được trên 80% ý kiến đánh giá là cần thiết và khả thi bao gồm các nhóm giải pháp 3,5,7,8.

+ Đối với Giải pháp 4 có trên 75% ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi. Cũng qua trao đổi với những người được hỏi ý kiến và phân tích kết quả thăm dò cho thấy: Đại đa số các nhà quản lý đều cho rằng các giải pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động GD trẻ là hoàn toàn khả thi

3.5. Kết luận chương 3:

Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu xây dựng trường tiên tiến và yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về Đức - Trí – Thể - Mỹ. Hình thành nhân cách con người mới XHCN, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Muốn đạt được điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng giáo dục góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu đổi mới góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Trong mỗi giải pháp đều thể hiện được mục đích ý nghĩa, nội dung, cách thức thực hiện và các điều kiện để thực hiện các giải pháp. Các giải pháp này được đề xuất dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chất lượng GD trẻ trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân là cấp học đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em . Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành nên CBQL ở các trường MN cần phải làm tốt công tác quản lý để nâng cao chất lượng GD trẻ để làm tốt điều này CBQL các trường cần nắm vững các tri thức lý luận về QLGD để vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trường. Nghiên cứu lý luận cho thấy nâng cao chất lượng hoạt động GD, là một đòi hỏi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w