Bảng 2.6. Chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
TT Chất lượng giáo dục trẻ mầm non Năm học 2007- 2008 Năm học 2008- 2009 Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 1 Tỷ lệ chuyên cần 84% 85,2% 87,7% 88% 90% 2 Sồ trẻ thực hiện chương trình cải cách Tỷ lệ tốt, khá: 2350 61% 1222 62,2% 1195 64,5% 3 Số trẻ thực hiện chương trình ĐMHTTCHĐGD Tỷ lệ tốt, khá: 1211 65% 1330 66,6% 4 Thực hiện chương trình GDMN mới
Tỷ lệ tốt, khá:
2585 78%
2825 89% Việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tại các trường mầm non có điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐDĐC, thực
hiện chương trình GDMN mới cho chúng ta thấy rằng chất lượng tốt hơn so với thực hiện chương trình cải cách.
Có nhiều biện pháp giáo dục trẻ, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn phát triển đúng giai đoạn. Cơ sở vật chất cũng là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Bảng 2.7. Bảng đánh giá chất lượng giáo dục trẻ mầm non huyện Lấp Vò. T T Các lĩnh vực được đánh giá TS trẻ TL được ĐG Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Xếp hạng SL % SL % 1 Lĩnh vực phát triển thể chất 2825 100% 2542 89,9 283 10 2 2 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 2825 100% 2525 89,3 300 10,6 3 3 Lĩnh vực phát triển nhận thức 2825 100% 2550 90,2 275 0,9 1 4 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 2825 100% 2513 88,9 312 11 4 5 Lĩnh vực phát triển TC-XH 2825 100% 2542 89,9 283 10 2 TBC 2825 100% 89, 6 8,5
Qua bảng 2.7 cho thấy chất lượng GD trẻ MN ở huyện Lấp Vò đạt kết quả khá cao. Khảo sát đánh giá kết quả GD ở 2825 trẻ MN cho thấy:
Nhóm các lĩnh vực phát triển được đánh giá cho kết quả như sau:
- Lĩnh vực phát triển nhận thức có 90,2% trẻ đạt yêu cầu, 0,9% trẻ chưa đạt yêu cầu (xếp hạng 1)
- Lĩnh vực phát triển thể chất và phát triển tình cảm – xã hội có 89,9% trẻ đạt yêu cầu, 10% số trẻ chưa đạt yêu cầu (xếp hạng 2).
- Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có 89,3% trẻ đạt yêu cầu, 10,6% trẻ chưa đạt yêu cầu (xếp hạng 3)
- Nhóm lĩnh vực phát triển thẩm mỹ đạt kết quả tốt có 88,9% trẻ đạt yêu cầu, 11% trẻ chưa đạt yêu cầu (xếp hạng 4)
Kết quả khảo sát cho thấy các lĩnh vực phát triển của trẻ đều đạt chỉ tiêu đề ra.
2.2.3.3.Đánh giá sự phát triển của trẻ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm để thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch giáo dục trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày
- Mục đích đánh giá: Đánh giá những diễn biến tâm sinh lý của trẻ hàng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tiêu cực hoặc tích cực để kịp điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nội dung đánh giá -Tình trạng sức khỏe trẻ
- Thái độ, trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ - Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động để ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.
* Đánh giá trẻ theo giai đoạn
- Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
- Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.
Bảng 2.8. Mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá trẻ TT Phương pháp Mức độ % Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm 1 Quan sát 0 67 33 0
2 Trò chuyện giao tiếp với trẻ 0 65,3 34,7 0 3 Đánh giá qua bài tập 0 36,4 63,6 0 4 Phân tích sản phẩm hoạt
động của trẻ
0 43,5 56,5 0
5 Trao đổi với phụ huynh 1,9 29,5 68,6 0
Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy 100% giáo viên đều thực hiện đánh giá trẻ theo qui định như đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá theo giai đoạn, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn đánh giá trẻ gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số.
Dựa theo bảng 2.8 việc sử dụng các phương pháp để đánh gia trẻ thì mức độ quan tâm chỉ đạt từ 33% đến 68,6%. Mức độ ít quan tâm từ 29,5% đến 67%, mức độ không quan tâm 1,9% rất thấp. Tuy nhiên về việc thực hiện đánh giá trẻ ở huyện Lấp Vò chưa tốt, thực chất chỉ mang tính hình thức, cầm chừng, đối phó. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2.2.4. Kết quả thực hiện chương trình GDMN mới cho trẻ MN.
Bậc học Mầm non huyện Lấp Vò đã tiến hành triển khai chương trình GDMN mới cho trẻ như sau:
a) Nội dung trọng tâm.
Ở các trường tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN mới đến với từng nhóm lớp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm thêm các thiết bị dạy học tối thiểu nhằm thực hiện tốt chương trình GDMN mới, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên bằng nhiều hình thức; tổ chức hội giảng chuyên đề theo tổ qua đó rút kinh nghiệm, từng bước
nâng chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện nay trên địa bàn huyện thực hiện chương trình GDMN 100%.
b) Các biện pháp.
- Đầu năm học nhà trường tập trung các tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch giáo dục năm học tuy nhiên là dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo Dục sau đó đưa xuống nhóm, lớp để giáo viên tự lên kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù lớp với điều kiện của từng nhóm lớp.
- Thành lập Ban chỉ đạo chương trình và xây dựng kế hoạch thực hiện. - Rà soát các điều kiện, duyệt kế hoạch cho từng nhóm, lớp thực hiện các loại chương trình phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
- Tổ chức tập huấn chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV về chương trình GDMN mới về: Giới thiệu chương trình MN mới, tổ chức các hoạt động tích hợp, lập kế hoạch, xác định mục tiêu chương trình các lĩnh vực phát triển, chương trình lồng ghép các nội dung giáo dục; xây dựng tạo môi trường học tập cho trẻ, đánh giá phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.
- Tăng cường chỉ đạo, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chương trình GDMN mới tại lớp điểm: xây dựng các tiết dạy mẫu, trang trí lớp, góc theo chủ đề, chủ điểm…
- Tham mưu cấp trên xây dựng CSVC, hỗ trợ tăng cường trang thiết bị theo hướng chuẩn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền; chỉ đạo điểm để nhân ra diện rộng và nâng chất lượng thực hiện chương trình GDMN mới.
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ nòng cốt hạt nhân, phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường.
+ Thực hiện chế độ kiểm tra, phát huy trách nhiệm của Hội đồng cốt cán bậc học ở các tổ nhằm tư vấn, thúc đẩy các nhóm, lớp thực hiện tốt chương trình GDMN mới.
c) Kết quả thu được - Số lượng: Tổng số trường thực hiện chương trình
GDMN mới cho trẻ MN: 8/8, tỷ lệ 100%. Số trẻ được học chương trình GDMN mới: 2825 cháu chiếm tỷ lệ 100%
- Đầu tư thực hiện chương trình GDMN mới: Xây dựng mới, sửa chữa phòng học, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu.
- Bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn chương trình mới cho GV MN 100%.
- Chất lượng khảo sát, đánh giá trẻ cuối độ tuổi đạt yêu cầu là: 89,6%.
d) Những khó khăn và tồn tại:
- Số trường đạt chuẩn quốc gia chưa nhiều, ở một số trường các phòng học còn chật chưa đảm bảo diện tích theo chuẩn, đồ dùng đồ chơi ở một số trường chưa thật đa dạng phong phú,... Điều kiện kinh phí của các trường còn gặp khó khăn, việc đầu tư kinh phí cho tổ chức thực hiện chương trình còn hạn chế. Một số giáo viên, CBQL còn chậm trong việc tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, khả năng ứng dụng CNTT của nhiều GV trong thực hiện CT GDMN mới chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối kết hợp với phụ huynh hiệu quả còn thấp.Việc đánh giá trẻ theo kỳ vẫn còn bất cập.
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ MN trên địa bàn huyện Lấp Vò.
2.3.1. Chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường lớp mầm non và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục mầm non.
Phòng GD&ĐT huyện Lấp Vò đã tích cực tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến 2015 có 6 trường mầm non đạt chuẩn. Hiện đang xây mới 2 trường mầm non , có 8 công trình nước sạch và vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các cụm lớp mầm non đều được xây dựng ở trung tâm các xã, diện tích đảm bảo, thuận tiện giao thông và tuyệt đối an toàn cho công tác GD trẻ. Các trường đều có sân chơi, cây xanh thoáng mát, đồ dùng đồ chơi được bổ sung. Trong 2 năm 2011,
2012 đã mua sắm thêm hơn 973 bộ đồ chơi cho trẻ. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT huyện Lấp Vò còn phát động phong trào làm đồ chơi trong đội ngũ CB, GVMN. Trong 2 năm 2011, 2012 đã có 878 đồ chơi tự làm được đưa vào sử dụng trong công tác GD trẻ. Trên cơ sở trường được quy hoạch tập trung, các nhóm, lớp cũng được sắp xếp bố trí đúng quy định hơn, xóa bỏ tình trạng các nhóm lớp lẻ, ghép nhiều lứa tuổi. Tuy vậy, quy hoạch mạng lưới trường lớp, bố trí nhóm lớp và thực hiện huy động trẻ còn nhiều bất cập, CSVC, trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, nghèo nàn và chưa đổi mới. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 40 người. Trong đó có 8 hiệu trưởng trường MN, 8 chủ tịch xã 24 giáo viên cốt cán của huyện về công tác chỉ đạo quy hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp và chăm lo các điều kiện phục vụ cho GDMN cho thấy :
Bảng 2.9.Tổng hợp trưng cầu ý kiến về công tác chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường lớp và các điều kiện phục vụ cho GDMN
TT Nội dung đánh giá Mức giá trị % Xếp
hạng
Tốt Khá TB Yếu 1 Đồ dùng đồ chơi theo danh mục tối thiểu, tự
làm 75 25 1
2 Tỷ lệ huy động phù hợp, bố trí nhóm
lớp đúng quy định. 70 25 5 2
3 Quy hoạch bố trí trường MN phù hợp với
điều kiện ở địa phương 70 20 10 3 4 Cơ sở vật chất trường, lớp học đạt tiêu
chuẩn 40 35 20 5 6
5 Diện tích khuôn viên, sân chơi, cây xanh,
đảm bảo an toàn cho công tác CS-GD trẻ 50 30 20 5
6 Thiết bị ứng dụng CNTT trong CS-GD 15 35 30 20 7
7 Các điều kiện đảm bảo khác 65 25 10 4
Kết quả thu được ở bảng 2.9 cho thấy:
- Trang bị đồ dùng đồ chơi theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tăng cường làm đồ dùng dạy học tự làm. (xếp hạng 1),
- Bố trí nhóm lớp phù hợp, đúng quy định (Xếp hạng 2).
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện địa phương (xếp hạng 3).
b) Nhóm thực hiện khá tốt có các nội dung:
- Diện tích, khuôn viên sân chơi, cây xanh, đảm bảo an toàn cho hoạt động GD trẻ (Xếp hạng 5),
- Cơ sở vật chất trường lớp học đạt tiêu chuẩn (xếp hạng 6) - Các điều kiện đảm bảo khác (xếp hạng 4)
c) Nhóm thực hiện chưa tốt là: Thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động GD trẻ ( xếp hạng 7).
Cũng qua thu thập ý kiến của các đại diện được hỏi cho thấy
- Việc bố trí mạng lưới trường, lớp thực sự chưa hoàn thiện (có 10% đánh giá TB). Khuôn viên trường học, CSVC và trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động GD trẻ.
Đặc biệt các trang thiết bị hiện đại để ứng dụng CNTT trong hoạt động GD trẻ còn rất hạn chế. Trên thực tế, nhiều trường MN chưa được trang bị đầy đủ về thiết bị CNTT để thực hiện đổi mới GDMN. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ do các cô tự làm, điều đó làm mất nhiều thời gian, công sức và ảnh hưởng kinh tế của GV.
2.3.2. Công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non huyện Lấp Vò. 2.3.2.1. Chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN
Bảng 2.10. Các biện pháp đã sử dụng để chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN. T T Các biện pháp chỉ đạo Mức độ thực hiện (%) Xếp hạng Tốt Khá T.B Yếu
Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện nề nếp
chuyên môn 75 25 1
2 Chỉ đạo kế hoạch xây dựng kế hoạch thực
hiện chương trình GDMN 72 28 0 0 5 3 Chỉ đạo xây dựng điểm thực hiện tốt hoạt
động GD trẻ và phát huy điểm. 70 30 0 0 2 4 Thực hiện xã hội hóa trong việc thực hiện
công tác giáo dục trẻ. 55 35 10 0 5 5
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện CT GD của các trường MN
70 25 5 0 3
6 Xây dựng cơ chế chỉ đạo phù hợp đối với
hoạt động GD trẻ. 65 25 10 0
4
7
Tổ chức nghiên cứu khoa học GDMN, viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác hoạt động GD.
40 40 15 5 7
Kết quả bảng 2.10 cho ta thấy:
a) Nhóm các biện pháp được thực hiện tốt gồm có:
- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện nề nếp chuyên môn ở các nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. (xếp hạng 1).
- Chỉ đạo xây dựng điểm thực hiện tốt hoạt động GD trẻ và phát huy điểm. Để chỉ đạo Điểm có hiệu quả BGH nhà trường đã thực hiện các bước sau: Xác định cụ thể từng loại Điểm cần chỉ đạo; Chọn lớp để chỉ đạo Điểm; Phân
công cán bộ phụ trách; Xây dựng kế hoạch cho từng loại Điểm và chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra đánh giá Điểm được chỉ đạo và cuối cùng là phát huy Điểm với các bước rút kinh nghiệm, hướng dẫn học tập và kiến tập tham quan Điểm. (xếp hạng 2).
- Biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục của các trường MN đã được thực hiện với hiệu quả khá cao. (Xếp hạng 3)
b) Nhóm các biện pháp được thực hiện khá tốt là:
- Xây dựng cơ chế chỉ đạo phù hợp đối với hoạt động GD trẻ. Việc xây dựng một cơ chế chỉ đạo phù hợp rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động GD. Cần thiết phải giao nhiệm vụ cụ thể, tăng cường tính chủ động cho CBQL các nhà trường, thực hiện dân chủ, công khai, tăng cường nền nếp kỷ cương trong việc thực hiện chương trình GD, trong chế độ thông tin báo cáo và trung thực trong số liệu điều tra. Đây là một biện pháp có hiệu quả khá cao trong công tác chỉ đạo thực hiện CTGDMN . (Xếp hạng 4)
- Biện pháp Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN, đã xây dựng các kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, chuyên đề theo các nội dung của CT GDMN, đồng thời giúp đỡ GV xây dựng kế hoạch cụ thể, song chất lượng các bản kế