Thực trạng nhận thức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)

đình trong giáo dục trẻ MN.

Xây dựng bộ công cụ khảo sát :

Sử dụng bộ phiếu điều tra bằng câu hỏi đóng, mở, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để điều tra thực trạng về mức độ nhận thức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đìnhcủa CBQL,GVCN, cha mẹ học sinh ở các trường mầm non huyện Lấp Vò, tác giả xây dựng 3 phiếu mẫu điều tra và 01 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành thực hiện các đối tượng trên. Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 8 trường mầm non trong huyện trong năm học 2011-2012, tổng số:Cán bộ quản lý: 22 người ( gồm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng)

Giáo viên : 171 ( gồm gv trực tiếp giảng dạy, bảo mẫu) Cha mẹ học sinh: 240 người

Cách xử lý số liệu:

Để xử lý số liệu điều tra, tác giả dùng phương pháp thống kê toán học, tính tỷ lệ phần trăm trên tổng số các đối tượng được khảo sát để so sánh giữa các đối tượng , giữa các nhà trường, từ đó phân tích đánh giá nhằm đưa ra kết luận phù hợp.

Nhận thức về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình.

Nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình là rất quan trọng, đặt biệt đối với người làm CBQL. Nếu các nhà quản lý giáo dục và GVCN, CMHS nói chung nhận thức một cách

đầy đủ về vị trí của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình thì hiệu quả của hoạt động giáo dục sẽ được nâng cao.

Sau khi tiến hành khảo sát nhận thức ở 3 đối tượng thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11 nhận thức về vị trí của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình. TT Mức độ CBQL GVCN CMHS SL % SL % SL % 1 Rất quan trọng 8 36,36 79 46,19 88 40 2 Quan trọng 14 63,63 92 53,8 112 50,9 3 Không quan trọng 20 9,0

Bảng 2.12. Nhận thức về nhiệm vụ của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình. TT Người thực hiện CBQL GVCN CMHS SL % SL % SL % 1 Hiệu trưởng 13 7,6 25 11,3 2 GVCN 35 20,46 58 26,3 3 Cha mẹ học sinh 39 34,2 35 15,9 4 Cả 3 22 100 94 98 44,5

Bảng 2.10, 2.11 cho thấy việc nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình của các nhà làm công tác quản lý giáo dục còn thấp, từ việc nhận thức không đầy đủ như vây cho nên việc đầu tư thời gian cũng như các điều kiện khác của nhà trường cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình còn bị hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ trong công tác giáo dục trẻ.

2.3.3. Chỉ đạo công tác liên kết, phối hợp với đơn vị trong và ngoài ngành giáo dục.

- GDMN là bậc học mang tính xã hội cao.Vì vậy trong thời gian qua Phòng GD&ĐT huyện đã rất quan tâm chỉ đạo công tác liên kết, phối hợp giữa các đơn vị, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng và giữa các trường học trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho cấp học mầm non hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

- Việc chỉ đạo liên kết, phối hợp trong ngành GD&ĐT- xác định đây là mối quan hệ mật thiết gắn bó và cần thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Vừa đảm bảo liên kết ngang giữa các trường, vừa đảm bảo liên kết dọc giữa các cấp học, bậc học. Đây cũng chính là mối liên hệ hữu cơ, bởi đầu ra của cấp học dưới chính là đầu vào của cấp học trên, và có tính chất kế thừa về chất lượng giáo dục. Việc nâng cao chất lượng GDMN sẽ là nền tảng để nâng cao chất lượng GD phổ thông.

- Việc chỉ đạo các trường MN xây dựng mối liên kết và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan để nâng cao chất lượng GDMN. Đặc biệt là công tác tuyên truyền và vận động để huy động trẻ đến trường, phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, tổ chức các ngày lễ, các hội thi về ý thức phòng chống các dịch bệnh và xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. BGH đã phối hợp với hội phụ nữ xã tổ chức Câu lạc bộ “Phụ nữ và giáo dục”, các chi hội sinh hoạt thường xuyên hàng tháng và phát huy tác dụng. Phối hợp với trạm Y tế, hội chữ thập đỏ, ban VHTT, đài phát thanh và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng quan tâm tới GDMN. Đánh giá các mối quan hệ liên kết, phối hợp trong và ngoài ngành GD&ĐT được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Đánh giá các mối quan hệ phối hợp trong và ngoài ngành GD&ĐT.

TT Mức độ đánh giá %

Rất

tốt Tốt Khá TB

1 Các trường trong cùng cấp học 80 15 5 3 2 Các trường học trong cùng một địa

phương 80 15 5 3

3 Với HLH phụ nữ và các đoàn thể 90 10 2 4 Các ban ngành trong UBND xã, thị trấn. 70 20 10 4 5 Các hội nghề nghiệp. 60 30 10 5

6 Các đơn vị kết nghĩa 100 1

Qua phân tích bảng 2.13 cho thấy:

a) Nhóm các mối quan hệ liên kết, phối hợp được thực hiện tốt gồm có:

- Các đơn vị kết nghĩa (xếp hạng 1)

- Với HLH phụ nữ và các đoàn thể (xếp hạng 2) - Các trường trong cùng cấp học (xếp hạng 3)

- Các trường học trong cùng một địa phương, (xếp hạng 3)

b) Nhóm các mối quan hệ liên kết phối hợp được thực hiện khá tốt gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các ban ngành trong UBND xã. (xếp hạng 4) - Các hội nghề nghiệp: (xếp hạng 5)

Tuy vậy, trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các mối liên kết, phối hợp trong và ngoài ngành GD để nâng cao chất lượng GD trẻ, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Sự phối hợp thiếu thường xuyên chủ yếu là tính thời vụ, thời điểm. Tính chất và nội dung liên kết, phối hợp chưa sâu rộng và xuyên suốt, chủ yếu là công tác tuyên truyền bề nổi. Một số ít các trường trong cùng một xã thiếu phối hợp chặt chẽ. Giữa các trường trong cùng cấp học có lúc chưa thật sự hợp tác do tính cạnh tranh trong đánh giá thi đua, đó là những rào cản làm cho công tác phối hợp hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa BGH nhà trường với các ban ngành đoàn thể, các hội nghề nghiệp có khi chưa chặt chẽ, chưa thường

xuyên. Công tác liên kết phối hợp luôn đòi hỏi tính chủ động cao và vai trò chính của CBQL giáo dục.

2.3.6. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Bảng số 2.14 Kết quả công tác thanh tra trường học trong các năm học qua

Mức độ đánh giá Nội dung TT Năm học Số

lượng % Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt YC Kiểm tra đột xuất GV 2009-2010 58 36,4 6 12 40 0 2010-2011 62 36,6 8 25 29 0 2011-2012 85 49,7 11 50 24 0 Thanh tra toàn diện GV 2009-2010 40 25 18 12 10 0 2010-2011 45 26,9 20 17 8 0 2011-2012 52 30,4 28 17 7 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra các năm học của BGH trường)

Kết quả bảng 2.14 cho thấy: BGH đã kiện toàn tổ chức và chỉ đạo công tác thanh tra. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, hàng năm cần xây dựng kế hoạch thanh tra. Lựa chọn những GV nòng cốt chuyên môn vào đội ngũ cộng tác viên, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để họ thực hiện nhiệm vụ một cách vững vàng và hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra đã đề ra, trong đó có thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên đề…. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

Tuy vậy, trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trường MN còn bộc lộ nhiều yếu kém:

- Công tác kiểm tra chưa thường xuyên và việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm, việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ.

- Trong giải quyết các vấn đề còn có lúc hữu khuynh, phương pháp chưa nhuần nhuyễn, bản lĩnh quản lý ở một số nơi còn hạn chế.

- Việc đánh giá xếp loại GV qua thanh tra, kiểm tra chưa thực chất, loại xuất sắc và khá còn nhiều, loại TB rất ít và không có loại kém.

Nguyên nhân: Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra chưa đảm bảo quy trình, chưa hướng dẫn cụ thể, các trường biết cách xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra còn quá hạn chế. Một số CBQL khi dự các hoạt động GD không nắm vững những chỉ đạo mới của chuyên môn, thiếu cập nhật thông tin, nên những nhận xét góp ý còn mang tính chủ quan, nặng vào hình thức và làm mất sự sáng tạo của GV. Trong thanh tra kiểm tra chú ý nhiều đến tiết học mà chưa chú ý nhiều đến hoạt động vui chơi và thiếu sự định hướng phát triển nhân cách và trí tuệ cho trẻ trong hoạt động chơi.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng. 2.4.1. Mặt hạn chế của thực trạng:

Mạng lưới trường, lớp Mầm non vẫn chưa đủ để huy động trẻ ra lớp. Một số trường diện tích khuôn viên còn chật hẹp. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng đồ chơi không đồng bộ nên có nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình GDMN mới. Đội ngũ CBQL và GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt cao nhưng năng lực thực tế chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Chế độ chính sách cho CBQL và GVMN còn nhiều bất cập. Số trường MN đạt chuẩn quốc gia còn quá ít.

2.4.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế:

- Nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền các cấp, của các bậc cha mẹ, của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN, đặc biệt là GDMN cho trẻ 5 tuổi, chưa thấy hết ý nghĩa của việc liên thông, đồng bộ, phát huy hiệu quả và công bằng của GDMN với GDPT. Chưa có chính sách ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển GDMN.

- Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN nói chung và hoạt động giáo dục trẻ nói riêng trong nhiều năm qua chưa được đổi mới và chưa theo kịp yêu cầu.

- Hệ thống trường lớp, CSVC, phương tiện GD được trang bị nhiều trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện CT GDMN mới. Mâu thuẫn giữa việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường với đầu tư xây dựng và mở rộng quy mô GDMN. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ với chế độ chính sách. Nguồn lực tài chính đầu tư cho GDMN còn thấp so với yêu cầu.

- Một bộ phận GV và CBQL các trường MN còn nhiều hạn chế về ý thức và năng lực chuyên môn, thiếu sáng tạo, chậm đổi mới phương pháp, thiếu cập nhật kiến thức.

2.5. Kết luận chương 2.

Khảo sát thực trạng công tác quản lý của BGH trường MN huyện Lấp Vò trong việc nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ cho chúng ta thấy: Trong thực tế BGH các trường MN đã rất quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Thực hiện khá tốt chức năng và nhiệm vụ quản lý chất lượng hoạt động GD trẻ. Xác định đúng đắn mức độ, tầm quan trọng của các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương để có sự lãnh đạo, chỉ đạo và cùng vào cuộc chăm lo cho GDMN. Tăng cường công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, nêu cao đạo đức nhà giáo. Đặc biệt quan tâm việc bồi dưỡng, lựa chọn bố trí đội ngũ GV dạy lớp phù hợp với năng lực thực tại. Có nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác huy động trẻ đến trường, tích cực XHHGD, chăm lo các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ trên địa bàn huyện Lấp Vò.

Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Đó chính là cơ sở quan trọng nhất đề tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lấp Vò là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì, nó sẽ góp phần vào sự thành công của đề án nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Lấp Vò, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động giáo dục mầm non nói riêng.

3.1.1.Nguyên tắc mục tiêu:

Khi đề xuất các giải pháp cần đảm bảo nguyên tắc mục tiêu là hướng vào mục tiêu giáo dục, nhằm để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động giáo dục nói riêng và cũng nhằm thực hiện tốt mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. “là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”. Hình thành ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với độ tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Nguyên tắc toàn diện.

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi và trách nhiệm của các cấp các ngành và toàn xã hội chăm lo cho GDMN. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của nhà nước, xã hội và gia đình để phát triển GDMN và trước hết là phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, sự phát triển của trẻ gồm các mặt thể chất, tâm lý và xã hội. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Do đó để đạt được mục tiêu GDMN giáo viên phải biết phối hợp các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp sao cho có thể tác động đến toàn bộ nhân cách trẻ.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển:

Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức quá trình quản lý nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề thực trạng giáo dục mầm non, về năng lực của đội ngũ GV và phải đề xuất được các giải pháp mới để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của đội ngũ GV nhằm để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới; đòi hỏi phát triển phải dựa trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

3.1.4. Nguyên tắc khả thi:

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo thực hiện được trong điều kiện cụ thể của huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.

3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.

Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Căn cứ vào các nguyên tắc đã trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

3.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và xây dựng kế hoạch chuyên môn.

a) Mục tiêu của giải pháp: Giúp cho cán bộ giáo viên nhận thức được tính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)