Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30)

Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác kế hoạch hoạt động GD trong nhà trường; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương; là nơi tổ chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua tổ chức các chuyên đề, dự giờ, thao giảng… Vì vậy, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất trong quản lý hoạt động GD ở các trường MN.

Để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương của các cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cho hiệu phó hoặc trực tiếp hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, tuần, kế hoạch một ngày của trẻ… Kế hoạch của tổ chuyên môn phải rất cụ thể, chi tiết từng công việc và giao nhiệm cho từng cá nhân cụ thể trong tổ chịu trách nhiệm. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú trọng bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên về những vấn đề cụ thể của từng môn học. Đồng thời, hiệu trưởng cần phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.

1.3.Cơ sở pháp lý của đề tài:

1.3.1 Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục Mầm non.

Trong hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội quan điểm về Giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng. Đảng ta luôn khẳng định vai trò trung tâm của Giáo dục và đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đại hội cũng đã đưa ra yêu cầu về phát triển giáo dục là “ phát triển có kế hoạch hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến Đại học và trên Đại học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo” cũng như trong thời kỳ CNH – HĐH, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển cao, tất cả các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng cần phải có những công dân có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. GD- ĐT chính là chìa khóa. GDMN là một bộ phận của hệ thống GD quốc dân, mục tiêu của GDMN nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Điều 22 luật GD).[22]

Phát triển GDMN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển GDMN. Kế hoạch

hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003- 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo cho tất cả các em hoàn thành một năm GD tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị cho trẻ vào Tiểu học. Những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục Mầm non, đã ban hành một số quyết định quan trọng định hướng về phát triển về GDMN [5]; [6]; [7]

- QĐ số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/1/2002, về một số chính sách phát triển GDMN;

- QĐ 149/2006/ QĐ -TTg ngày 26/3/2006 của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015;

- Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 9/2/2010 phê duyệt Đề án GDMN cho trẻ 5 tuổi đã nhấn mạnh: Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong GDMN nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Cùng với Chuẩn nghề nghệp giáo viên Mầm non, Chương trình GDMN mới, Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi sẽ làm cơ sở để tiến tới chuẩn hóa công tác GDMN nhờ đó công tác quản lý giáo dục nói chung và GDMN nói riêng đã và đang liên tục đổi mới để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nướcViệt Nam.

1.3.2 Định hướng phát triển GDMN của tỉnh Đồng Tháp.

- Căn cứ Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009, thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.[9]

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”. [6]

- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015”. [7] Trên cơ sở những kết quả phát triển giáo dục tỉnh nhà đạt được trong 5 năm qua giai đoạn 2006 – 2010, và những hạn chế, yếu kém tồn tại phân tích nêu trên; căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục được thông qua tại

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX; nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ trong giáo dục, đặc biệt là thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học, cấp học một cách vững chắc, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2011- 2015 với những nội dung như sau:

- Tập trung đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi; tăng số lượng trường học dạy học 2 buổi/ngày; tiếp tục củng cố và đầu tư phát triển hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tăng cường giải pháp chuyên môn thúc đẩy chất lượng giáo dục phát triển; nâng cao tỉ lệ huy động trẻ, tỷ lệ chuyên cần và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Phấn đấu kết quả đạt được của đề án là nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh đạt mức cao so với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đạt trung bình so với cả nước.

- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020.

- Quy hoạch chi tiết mạng lưới trường lớp học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan.

- Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa”; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị, năng động, sáng tạo, có khả năng chuyên môn giỏi, đảm bảo đủ giáo viên các môn học;

- Đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp học phát triển hài hoà, đồng bộ ở từng bậc học, cấp học trên địa bàn, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện căn bản mạng lưới trường lớp mầm non, trường trọng điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia, trường học tổ chức 2 buổi/ngày để tạo điều kiện thực hiện đạt

kết quả cao mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, nâng tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 15% vào năm 2011 và đạt 25% vào năm 2015; Tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 74% vào năm 2011 và đạt 80% vào năm 2015; Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 98% vào năm 2011 và đạt 99% vào năm 2015 (trong đó cháu 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt 95%).

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 15% vào năm 2015.

- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm ở mức dưới 10% vào năm 2011 và ở mức dưới 7% vào năm 2015; đến năm 2015 có 90% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển.

- Duy trì tổ chức các loại hình trường, lớp mầm non tận xã, phường, khóm, ấp nhằm đảm bảo huy động hầu hết trẻ độ tuổi được đến lớp để được chăm sóc nuôi dạy chuẩn bị tốt về chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học đảm bảo chất lượng để trẻ vào lớp 1.

- Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đến năm 2015 tỉ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 100%, trong đó có 50% giáo viên trên chuẩn.

- Đến năm 2015 tiếp tục duy trì và mở rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ; 100% trường mầm non được nối mạng internet; 100% giáo viên mầm non có trình độ căn bản về tin học và 80% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nuôi dạy.

1.3.3 Mục tiêu phát triển GDMN huyện Lấp Vò đến 2015.

Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục của huyện GDMN Lấp Vò là cấp bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em là tiền đề cho trẻ bước vào cấp tiểu học. GDMN Lấp Vò sánh vai cùng các bậc học khác luôn đi đầu trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ và các phong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trào thi đua của ngành giáo dục. Quán triệt sâu sắc tinh thần của các nghị quyết của BCH TW Đảng, các nghị quyết của Tỉnh ủy về GD-ĐT, Đảng bộ và nhân dân huyện Lấp Vò nhận thức sâu sắc rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương. Do vậy phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển GD, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, nâng cao chất lượng phổ cập GD, tăng tỷ lệ học sinh giỏi. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phấn đấu đến 2015 trên 90% các trường MN trên địa bàn huyện được kiên cố hóa. Tập trung xây dựng hệ thống trường MN đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng đội ngũ GVMN và CBQL GDMN vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Làm tốt công tác XHHGD nhằm huy động các nguồn lực để phát triển GDMN. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục; quy hoạch mạng lưới trường lớp MN phù hợp với điều kiện KT-XH và quy họach dân cư trên địa bàn huyện và đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu phát triển GDMN huyện Lấp Vò đến năm 2015 và ổn định quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường là 25%, Mẫu giáo là 80% trong đó trẻ 5 tuổi đạt 99%.

1.5. Kết luận chương 1.

Trong chương 1 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của Đề tài, tìm hiểu về lịch sử của vấn đề: các giải pháp quản lý BGH nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD mầm non và thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Tiến hành nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về: quản lý, quản lý giáo dục, hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục trường mầm non, chất lượng hoạt động giáo dục và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục mầm non. Tìm hiểu công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện, nắm rõ mục tiêu và xác định trách nhiệm của BGH trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Tìm hiểu quan điểm, đường lối và

chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của GDMN nói chung và GDMN huyện Lấp Vò nói riêng. Những định hướng phát triển sự nghiệp GDMN của tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu phát triển của GDMN của huyện Lấp Vò đến năm 2015. Đó chính là những cơ sở lý luận quan trọng để khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp quản lý BGH trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trên địa bàn huyện Lấp Vò.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LẤP VÒ,

TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lấp Vò.

2.1.1. Địa lý và dân số

Lấp Vò là huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Tháp, thuộc khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp Thị xã Cao Lãnh, phía nam giáp huyện Lai Vung, phía Tây giáp Thành phố Long Xuyên ( tỉnh An Giang), phía đông giáp Thị xã Sa Đéc ( tỉnh Đồng Tháp).

Huyện Lấp Vò có diện tích 244 km, 184.989 dân, mật độ dân số 750 người /km, chủ yếu là dân tộc Kinh, huyện có 12 xã và 01 thị trấn.

2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 15,93%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 49% (năm 2005: 63,36%); công nghiệp và xây dựng tăng từ 15,90% lên 27,5%; thương mại - dịch vụ tăng từ 20,74% lên 23,5%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 599 USD/năm (tương đương 11,5 triệu đồng), đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng lên.

Sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng được tăng cường, góp phần thúc đẩy kinh tế Huyện tăng nhanh, bền vững, thể hiện vai trò mũi nhọn đột phá trong phát triển, mức tăng trưởng bình quân 33,19%/năm.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Huyện uỷ đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển thị trấn Lấp Vò lên đô thị loại IV và tiến hành xây dựng kết cấu hạ

tầng kỹ thuật các phân khu chức năng, cơ bản hoàn thành thủ tục trình Hội đồng nhân dân Tỉnh để phân định địa giới hành chính, chuẩn bị các điều kiện cho việc thẩm định và đề nghị Chính phủ công nhận đô thị loại IV. Các xã Định Yên, Vĩnh Thạnh, Mỹ An Hưng B và Tân Khánh Trung có nhiều nỗ lực, phấn đấu đạt các tiêu chí lên đô thị loại V.

Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như: giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cụm, tuyến dân cư, tuyến Công nghiệp Bắc sông Xáng Lấp Vò bước đầu mang lại hiệu quả; quy hoạch định hướng tuyến Công nghiệp ven sông Hậu, sông Tiền, Tỉnh lộ 852... Huyện mạnh dạn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu tiềm năng, lợi thế, kêu gọi đầu tư, đến nay có 137 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có một số doanh nghiệp lớn thu hút nhiều lao động. Các làng nghề, các loại hình dịch vụ phát triển, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.

Nông nghiệp đã khắc phục những khó khăn, tốc độ tăng trưởng đạt 7,29% (Nghị quyết đề ra 7,24%), tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng các trạm bơm điện, hệ thống đê bao đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho 10.297 ha, chiếm 68,65 % diện tích canh tác, tăng 7,6 lần, vượt 28,65% so Nghị quyết; thực hiện trên 200 công trình thuỷ lợi kết hợp với giao thông. Nông dân hưởng ứng tích cực chương trình cơ giới hoá, góp phần tăng năng suất và sản lượng.

Hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng mở rộng, nâng cao chất lượng, tăng trưởng bình quân 21,64%, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Hệ thống chợ trung tâm Huyện và các xã được chỉnh trang, nâng cấp; giá trị hàng hoá bán lẻ bình quân trên 1.500 tỉ đồng/năm, tăng 1,5 lần so năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30)