tín của cơ sở dạy nghề.
Thực tế hiện nay HS học nghề có trình độ học vấn yếu, nếu quá trình xét tuyển đầu vào khắt khe về trình độ văn hóa thì không có đủ số lượng học sinh để đào tạo nghề, như vậy sẽ không diễn ra quá trình đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề.
1.5. Vai trò của quản lý đối với chất lượng đào tạo nghề trong trườngđào tạo nghề: đào tạo nghề:
Lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng định quá trình quản lý giữ vai trò trung tâm trong hệ thống quản lý vì nó là căn cứ xác định nội dung của hoạt động QL, cách tổ chức trong quá trình quản lý.
Quá trình quản lý đào tạo nghề là quá trình thực hiện 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đưa hệ thống đào tạo nghề đạt các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.
Trong quá trình quản lý, kế hoạch có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân. Để thực hiện chức năng kế hoạch, người quản lý nhà trường có thể chia quá trình thực hiện thành 4 giai đoạn: giai đoạn xác định mục tiêu, giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn triển khai thực hiện, giai đoạn đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
Tổ chức trong quá trình quản lý có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức, đặc biệt có khả năng tạo ra sức mạnh mới cho nhà trường nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực một cách khoa học và hợp lý. Để thể
hiện được vai trò của tổ chức phải hình thành một cấu trúc tổ chức, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Người QL cần phải lao động cho chính mình và lao động cho nhà trường một cách khoa học và sáng tạo.
Chỉ đạo trong quá trình QL có vai trò cùng với việc tổ chức để thực hiện hóa các mục tiêu. Chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Trong quá trình chỉ đạo của người QL là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện khác nhằm giúp các đối tượng có được sự đổi mới để đạt được các mục tiêu đào tạo với chất lượng cao.
Kiểm tra có vai trò giúp cho người QL biết người được giao nhiệm vụ thực hiện ở mức độ tốt, xấu như thế nào, đồng thời biết được những quyết định QL ban hành có phù hợp với thực tế hay không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động giúp đỡ và thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt các mục tiêu đã đề ra. Người QL cần thực hiện một quy trình kiểm tra theo 4 khâu sau: chuẩn bị kiểm tra, tiến hành kiểm tra, kết thúc kiểm tra, sau kiểm tra.
• Những yêu cầu về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của người quản lý:
- Lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng.
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc. Nắm vững và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về đào tạo nghề.
- Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Có tinh thần trách nhiệm.
- Có tính nguyên tắc, ý thức tổ chức, kỷ luật, trung thực, khiêm tốn. - Gương mẫu về đạo đức, thực hiện nói đi đôi với làm.
- Làm việc tập trung dân chủ, quan tâm và tôn trọng đồng nghiệp. - Ý thức tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực.
• Những yêu cầu về năng lực chuyên môn và quản lý: - Trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn trở lên.
- Có sự hiểu biết nhất định về các bộ môn và ngành nghề khác trong nhà trường.
- Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước. - Có năng lực quản lý các hoạt động của nhà trường.
- Ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Có tầm nhìn xa, có khả năng phán đoán và ra quyết định đúng đắn, phù hợp.
- Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
1.6. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề