Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề quảng ngãi (Trang 29 - 30)

Quản lý mục tiêu đào tạo là QL trong từng tiết giảng, bài học, chương, môn học để giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quản lý mục tiêu nhằm trang bị kiến thức cho đội ngũ GV để chọn lọc các tri thức, nội dung dạy học từ nhiều nguồn khác nhau mà đảm bảo tính khoa học, hiện đại và thực tiễn phù hợp với nội dung bài giảng, bám sát chương trình theo yêu cầu. Đồng thời, QL mục tiêu làm cho đội ngũ GV thông qua việc truyền thụ kiến thức trong quá trình dạy học, tạo cho HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, vận dụng các kết quả đã được nghiên cứu, xử lý các tình huống cụ thể trong quá trình thực hành.

Nội dung chương trình đào tạo là hệ thống kiến thức toàn diện về mọi mặt của ngành nghề đào tạo cần trang bị cho người học. Các nội dung được chọn lọc trong hệ thống tri thức khoa học, công nghệ và ứng dụng thực tiễn.

Quản lý chương trình là quản lý đúng tiến độ không chắp vá, thay đổi, thêm bớt trong kế hoạch đã được thống nhất trong các văn bản.

Chính vì vậy, lãnh đạo các khoa, phòng, tổ có trách nhiệm chính trong việc quản lý các nội dung sau:

Thực hiện nghiên cứu và xây dựng mục tiêu, chương trình môn học, biên soạn nội dung các môn học và tổ chức thẩm định và đề nghị cơ quan chức năng để đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo tại các khoa, tổ chuyên môn. Việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo phải theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

Tổ chức và điều hành một cách khoa học, có nghệ thuật các lực lượng: đối tượng quản lý, giáo viên, học sinh thực hiện tốt trong việc đào tạo theo sự chỉ đạo của các phòng, khoa và nhà trường.

Tổ chức thanh tra thường xuyên và định kỳ về việc thực hiện quy chế giảng dạy và chất lượng dạy học của từng GV.

Động viên, khen thưởng đối với cá nhân có thành tích về những công trình nghiên cứu đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo. Đồng thời xử phạt những cá nhân vi phạm quy chế giảng dạy.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề quảng ngãi (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w