Đặc điểm dân số và nguồn nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề quảng ngãi (Trang 37)

Tính đến 31/12/2008 dân số tỉnh Quảng Ngãi là: 1.309.597 người. Gồm có 7 huyện, thành phố đồng bằng là: 1.081.307 người (chiếm tỉ lệ 83,65%). Có 7 huyện miền núi, hải đảo là: 211.290 người (chiếm tỉ lệ 16,35%). Dân tộc kinh là: 1.139.130 người (chiếm tỉ lệ 88,13% ) và dân tộc thiểu số 153.467 người (chiếm tỉ lệ 11,87%).

Dân số trong độ tuổi lao động 694.792 người, số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 681.793 người, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4,8%, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn là 78%, số người trong lao động ở nông thôn 597.563 người và số người trong độ tuổi lao động ở thành thị 97.299 người.

Tính đến cuối năm 2008, số lao động qua đào tạo chiếm 20,1% tổng số 694.792 lao động. Trong đó số lao động qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ 14,6%. Dự kiến trong 5 năm (2011-2015), dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng thêm từ 90-95 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm từ 15-16 nghìn người.

Tổng số cơ sở đào tạo nghề ở Quảng Ngãi là: 32 • Các cơ sở dạy nghề hiện có:

- Cơ sở trực thuộc địa phương:

+ Trường Trung cấp nghề: có 3 trường + Trung tâm dạy nghề: có 8 trung tâm - Cơ sở trực thuộc trung ương: + Trường cao đẳng nghề: có 2 trường • Các cơ sở khác có dạy nghề:

- Cơ sở thuộc địa phương: có 2 trường và 6 trung tâm - Cơ sở trực thuộc trung ương: có 2 trường

Các cơ sở đào tạo được bổ sung nhiệm vụ dạy nghề: gồm có 9 trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện.

2.8. Khái quát về trường Trung cấp Nghề Quảng Ngãi:

Trường Trung cấp Nghề Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Quá trình hình thành và phát triển cơ sở dạy nghề:

Ngày 08/03/1993 Trung tâm Đào tạo nghề và Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 321/QĐ-UB ngày 07/03/1992 của UBND tỉnh Quảng ngãi. Tháng 05/1994, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm xuất tuyến việc làm Quảng Ngãi theo Quyết định số 164/BLĐTBXH-QĐ ngày 17/05/1993 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội.

Ngày 01/01/1998, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở hai đơn vị Trung tâm xuất tiến việc làm và xí nghiệp Thương binh Ba Gia theo Quyết định số 3659/ QĐ-UB ngày 21/11/1997 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Theo Quyết định số 101/2001/QĐ-UB ngày 07/09/2001 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm. Trung tâm có 2 cơ sở: Cơ sở 1: tại 118 Phan Đình Phùng - thị xã Quảng Ngãi. Cơ sở 2: tại thị trấn Sơn Tịnh có diện tích khoảng10.000m2.

Ngày 25/11/2007 UBND tỉnh có Quyết định số 3329/ QĐ- UBND thành lập Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm

Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại thị trấn Sơn Tịnh - huyện Sơn tịnh - tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 18/01/2007 Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi.

2.3.1. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của trường:

Vị trí:

Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của nhà trường, là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường trực thuộc Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Ngãi và chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn.

Mục tiêu:

Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và thấp hơn có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lao động cho tỉnh nhà và đất nước.

Nhiệm vụ:

Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh. Quá trình giảng dạy, học tập và các hoạt động đào tạo theo mục tiêu, chương trình đã được Bộ Lao động phê duyệt.

Tổ chức dạy, học và thi thực, không để xảy ra tiêu cực trong thi cử. Nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với sản xuất theo quy định của pháp luật.

Quản lý giáoviên, cán bộ, nhân viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Chọn cử cán bộ, giảng viên, nhân viên đi học chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ cao hơn.

Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

Tư vấn về học nghề và việc làm cho học sinh. Tìm việc cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.3.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo của trường:

Trường trung cấp nghề Quảng ngãi đào tạo trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Từ năm 2007 đến nay bình quân hàng năm đào tạo hệ trung cấp nghề và sơ cấp nghề của trường trên 1500 HS. Hiện nay, số lưu lượng học sinh của trường trong năm học 2011 - 2012 có tổng số là 1.896 học sinh, trong đó:

- Hệ trung cấp nghề có: 1.496 học sinh - Hệ sơ cấp nghề có: 400 học sinh

Bảng 2.1: Số lượng học sinh của trường qua các năm học Năm học 2009- 2010 2010 - 2011 2011- 2012

Số HS hệ trung cấp 1558 1546 1496

Số HS hệ sơ cấp 373 389 400

(Nguồn: Phòng đào tạo - Trường TCN Quảng Ngãi)

Nhà trường đã xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm học 2012 – 2013 như sau:

- Trình độ trung cấp nghề: 850 học sinh - Trình độ sơ cấp nghề: 500 học sinh

Bảng 2.2: Các nghề đào tạo chính quy của Trường Hệ trung cấp nghề

TT Nghề đào tạo Thời gian đào tạo

TN 9/12 TN 12/12 1 Kế toán doanh nghiệp 3 năm 2 năm

2 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 năm 2 năm 3 Quản trị mạng máy tính 3 năm 2 năm

4 Nghiệp vụ lễ tân 3 năm 2 năm

5 Nghiệp vụ nhà hàng 3 năm 2 năm

6 Thiết kế thời trang 3 năm 2 năm

7 Sữa chữa thiết bị may 3 năm 2 năm

8 Cắt gọt kim loại 3 năm 2 năm

9 Hàn 3 năm 2 năm

10 Sửa chữa cơ khí động lực 3 năm 2 năm

11 Điện tử công nghiệp 3 năm 2 năm

12 Điện công nghiệp 3 năm 2 năm

13 Tin học văn phòng 3 năm 2 năm

14 May thời trang 3 năm 2 năm

15 Kỹ thuật xây dựng 3 năm 2 năm

16 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh 3 năm 2 năm 17 KT máy lạnh và điều hòa không khí 3 năm 2 năm

18 Điện tử dân dụng 3 năm 2 năm

19 Điện dân dụng 3 năm 2 năm

Hệ sơ cấp nghề

TT Nghề đào tạo Thời gian

đào tạo

2 Điện dân dụng 3-4 tháng 3 Kỹ thuật xây dựng 2-3 tháng 4 Sửa chữa điện thoại di động 3-4 tháng 5 Nhận thức kinh doanh và khởi sự

doanh nghiệp

3-4 tháng

6 Trồng hoa, cây cảnh chiết ghép. 2-3 tháng

7 Kỹ thuật Gò, gàn 3-6 tháng

(Nguồn: Phòng đào tạo - Trường TCN Quảng Ngãi)

2.9. Thực trạng quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi

2.9.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo:

Trong từng thời kỳ, nhà trường có chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các ngành nghề. Chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề được nhà trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động TB&XH ban hành.

Để có đánh giá khách quan về thực trạng chương trình đào tạo của trường, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 200 HS (phụ lục 3) về chương trình học nghề. Kết quả khảo sát có 79,5% ý kiến cho rằng trong chương trình đào tạo thì kiến thức lý thuyết nặng và có 88% ý kiến cho biết về học thực hành nghề thì bình thường.

Hàng năm, nhà trường tổ chức hội thảo, cử đội ngũ GV nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp để xây dựng các nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với các thiết bị hiện đại và công nghệ mới.

Trên cơ sở các hội thảo, các GV xây dựng chương trình và được các doanh nghiệp tham gia góp ý, HT ra quyết định ban hành để làm cơ sở pháp lý cho các phòng khoa thực hiện trong quá trình đào tạo nghề.

Thường xuyên kiểm tra nội dung giáo án của các GV trước khi lên lớp đảm bảo đúng theo nội dung chương trình, giáo trình đã được ban hành. Chỉ đạo GV giảng dạy phải có trách nhiệm nêu mục tiêu môn học, bài học trước

khi dạy. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo của trường được tổ chức thường xuyên. Cách thức đổi mới được tổ chức từ các bộ môn chuyên ngành lên cấp khoa và đến cấp trường. Công tác quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của trường dần di vào nề nếp, cho nên việc xây dựng các kế hoạch, tiến độ đào tạo trong những năm gần đây tiến bộ rõ rệt.

Để có đánh giá khách quan việc quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo, tác giả đã hỏi ý kiến của 61 GV, CBQL (phụ lục 2) về việc thực hiện các nội dung trong việc quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo, bằng cách phát phiếu hỏi sau đó thu về và tổng hợp số liệu. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.3:

Bảng 2.3. Thực trạng QL mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

TT Nội dung Mức độ thực hiện

4 3 2 1

1

Tổ chức hội thảo cho CBQL, GV nắm vững về mục tiêu dạy học và chương trình đào tạo.

SL 37 16 8 0

% 60,7% 26,2% 13,1% 0%

2

Tổ chức thay đổi chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu lao động hiện nay.

SL 28 19 14 0

% 45,9% 31,1% 23% 0%

3 Kiểm tra việc lập kế hoạch dạy

học ở các khoa.

SL 42 13 6 0

% 68,9% 21,3% 9,8% 0%

4

Chỉ đạo các khoa tổ chức thảo luận cách thực hiện chương trình đào tạo.

SL 37 24 0 0

% 60,7% 39,3% 0% 0%

5 Theo dõi kiểm tra GV việc thực hiện chương trình và kế hoạch

SL 31 18 8 4

môn học.

6 Tổ chức đánh giá việc thực hiện

chương trình.

SL 27 12 14 8

% 44,3% 19,7% 22,9% 13,1% Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, nhà trường đã tổ chức cho CBGV nắm vững mục tiêu dạy học, cung cấp cho GV đầy đủ kế hoạch phân phối chương trình dạy và phổ biến kịp thời các chỉ thị của cấp trên về việc thực hiện chương trình. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra GV thực hiện chương trình chưa thường xuyên nên vẫn còn một số ít GV dạy qua loa, không đủ thời lượng quy định. Trong tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình vẫn còn 13,1% ý kiến đánh giá ở mức yếu, còn mang tính hình thức.

2.9.2. Thực trạng quản lý đội ngũ 2.9.2.1. Cán bộ quản lý:

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có 25 người. Về trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL Tổng số CBQL Trình độ ngoại ngữ (Anh văn) Trình độ tin học A B C Đại học A B Trung cấp Đại học 25 17 4 2 2 20 2 1 2 68% 16% 8% 8% 80% 8% 4% 8%

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính, trường TCN Quảng Ngãi)

Dựa vào bảng 2.4 cho thấy số lượng đội ngũ CBQL có ngoại ngữ đạt trình độ A chiếm tỉ lệ 68% và tin học đạt trình độ A chiếm tỉ lệ 80%, chính vì vậy, khả năng sử dụng ngoại ngữ cho nghiên cứu nâng cao trình độ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Năng lực điều hành quản lý còn bất cập, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng và hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế. Về cơ bản đội ngũ CBQL có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ chuyên môn sư phạm. Tất cả họ đều trưởng thành từ các nhà giáo đã từng trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, là những giáo viên có kinh nghiệm và năng lực giảng dạy, có kinh nghiệm trong công tác QL. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ QL có biểu hiện chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ CBQL cũng còn nhiều khó khăn như: thu nhập của cán bộ quản lý ở trường còn thấp; đời sống của phần đông CBQL gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác.

Bảng 2.5: Cơ cấu và trình độ cán bộ quản lý trường TCN Quảng Ngãi Tổng Số CBQL Nữ Đảng viên Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị Thâm niên quản lý (năm) Cao đẳng Đại học Sau ĐH Sơ câp Tr cấp Cao cấp <5 5- 10 >10 25 7 19 0 25 0 20 3 2 13 7 5 28 % 76% 0,0 % 100 % 0,0 % 80 % 12 % 8% 52 % 28 % 20%

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính, trường TCN Quảng Ngãi)

Từ bảng 2.5 cho thấy trong số 25 CBQL của trường thì tỉ lệ CBQL nữ chiếm 28%. Số thâm niên của CBQL dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 52%, từ 5 – 10 năm chiếm 28%. Tất cả CBQL của trường đều có trình độ đại học. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL của trường đa số còn rất trẻ nên kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, chưa có trình độ lý luận chính trị trung cấp và cao cấp. Số CBQL lớn tuổi có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm tỉ lệ thấp 20%, những CBQL này có kinh nghiệm trong quản lý nhưng hạn chế về ngoại ngữ, tin học nên tạo sự hạn chế đến quá trình quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó, một bộ phận CBQL năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường, chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên.

2.9.2.2. Giáo viên:

Tổng số GV của trường là 61 người, trong đó khoa may có 11 GV, khoa cơ khí: 14 GV, khoa điện: 13 GV , khoa xây dựng - kinh tế: 7 GV, tổ bộ môn chung: 6 GV, các phòng, ban khác: 10 GV.

Tổng số GV

Nam Nữ

Trình độ Tuổi đời Tuổi nghề

Đại học Cao đẳng Dưới 30 Từ 31 đến 40 Trên 40 Dưới 5 năm Trên 5 năm 61 41 20 55 6 23 29 9 33 28 67,2% 32,8% 90,2% 9,8% 37,7% 47,5% 14,8% 54,1% 45,9%

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính, trường TCN Quảng Ngãi)

Qua bảng 2.6 cho thấy, GV tốt nghiệp đại học chiếm 90,2%. Đội ngũ GV có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên trẻ có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm 54,1%, số giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 5 -10 năm chiếm 45,9 %. Như vậy, nhà trường có lực lượng giáo viên trẻ rất đông cho nên kinh nghiệm trong giảng dạy và kinh nghiệm quản lý học sinh chưa nhiều. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề quảng ngãi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w