Trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề thì phương tiện dạy học, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học.
- Quản lý phòng học, bàn ghế, bảng.
- Quản lý thiết bị, máy móc phục vụ dạy học và hoạt động của các phòng bộ môn, xưởng thực hành, phòng chức năng.
- Quản lý thư viện với sách báo, tài liệu....
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học đối với đào tạo nghề là nhiệm vụ thiết yếu của nhà Trường nhằm để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập nói chung và từng nghề nói riêng. Vì vậy, nhà quản lý phải có kế hoạch định kỳ cho việc kiểm kê, bảo trì, đánh giá cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học, để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thay thế mới các phương tiện dạy học nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của HS và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.6.5. Quản lý công táckiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề:
Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên những cơ sở như các kết quả thi, kiểm tra hết học phần, thi cuối khóa, kết quả viết chuyên đề, tiểu luận… Riêng đánh giá kết quả đối với việc thực hành kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả qua các hình thức như: thực hành tại xưởng, tạo ra sản phẩm và nhất là qua theo dõi và đánh giá kết quả thực tập.
Cán bộ QL chỉ đạo GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS với những nội dung sau:
- Thực hiện đúng chế độ điểm danh, kiểm tra, đánh giá, tính điểm học phần như quy định của Bộ, đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan.
- Có lịch kiểm tra và thi cho từng đợt học.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Ngoài ra để bảo đảm việc đánh giá đúng đắn kết quả học tập, nhà trường cần kết hợp với việc quản lý của các bộ phận chức năng trong trường về việc theo dõi, quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Các hình thức đánh giá kết quả học tập như trên giúp nhà trường đánh giá đúng đắn kết quả học tập của học sinh, từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận văn, đã trình bày một số khái niệm có liên đến quản lý, quản lý nhà trường, nghề, đào tạo nghề, chất lượng, chất lượng đào tạo nghề. Trong quá trình trình bày, tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu, cũng như căn cứ vào các tài liệu, tư liệu để làm rõ các vấn đề về quản lý đào tạo nghề hiện nay. Qua đó, chương này cũng nói lên được vai trò của quản lý đối với chất lượng đào tạo nghề. Nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Những vấn đề lý luận được trình bày trong chương 1 sẽ làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi. Trong chương 2 tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi từ đó nêu ra những nguyên nhân của thực trạng.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUẢNG NGÃI
2.6. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi: 2.6.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên:
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Trung Trung Bộ, được Chính phủ quyết định chọn là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên (chưa kể thềm lục địa) là 5.135 km2, nằm ở tọa độ 1400 32’40’’ độ vĩ Bắc, 1080 006’-1090 04’23’’ độ kinh đông. Phia Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp với tỉnh Bình Định, phía Tây giáp với tỉnh Kon Tum, phía Tây Nam giáp với tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp với bờ biển dài 130 km.
Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía nam. Có đường quốc lộ 1A, có đường sắt Thống nhất và có đường biển tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Hạ Lào. Là tuyến giao thông quan trọng đối với tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi trong giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế miền núi gắn liền với an ninh quốc phòng.
2.6.2. Tình hình kinh tế - xã hội:
Trước đây, Quảng Ngãi là một tỉnh thuần nông, nghèo khó, ngành công nghiệp còn đơn sơ về hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Quảng Ngãi đã bắt đầu bật dậy bằng những nội lực của chính mình. Trước hết phải kể đến tỉnh ủy Quảng Ngãi có Nghị quyết 11 về “phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2003 - 2005 và định hướng đến năm 2010”. Năm 2005, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 80% tổng số lao động trong tỉnh. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 5,4%, chỉ có 14,6% lao động có trình độ công nhân kỹ thuật. So với tỉ lệ chung của toàn quốc về lao động qua đào tạo và lao động có nghề thì đây là một tỉ lệ quá thấp. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm tới và nhất là khi Quảng Ngãi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đã được Chính phủ phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với những mục tiêu kinh tế - xã hội rất cụ thể và đã được thể chế hóa trong văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, tháng 12 năm 2005.
Đặc biệt, KKT Dung Quất được hình thành sớm là một lợi thế lớn. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động được coi là ngôi sao sáng trên bầu trời công nghiệp Quảng Ngãi. Nhiều dự án lớn như nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Doosan, nhà máy Polypropylene và cụm nhà máy hóa chất đã đầu tư hệ thống công nghệ tiên tiến, bắt đầu đi vào sản xuất có kết quả đã tác động mạnh đến tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Vì vậy, 5 năm qua Quảng Ngãi đã có tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh, các chỉ tiêu chủ yếu về tăng trưởng, cơ cấu, giá trị của toàn ngành đều đạt và vượt so với chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,6% năm 2008, 21% năm 2009, 35,9% năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt 592 USD năm 2008 tăng lên 835 USD năm 2009 và 1.228 USD năm 2010; tương ứng thu ngân sách lần lượt đạt 1.577 tỷ đồng, hơn 5.431 tỷ đồng và 14.500 tỷ đồng. Quảng Ngãi xếp vị trí thứ 7 trong top 10 tỉnh nộp ngân sách cao nhất nước. Kết quả bước đầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Quảng Ngãi, trong đó công nghiệp nặng ở KKT Dung Quất đã thật sự lớn mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đưa nền kinh tế tỉnh tăng tốc mạnh mẽ.
Ngoài công nghiệp tăng trưởng cao, một số ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, khai thác thủy sản, dịch vụ, hàng hóa bán lẻ cũng duy trì được sự tăng trưởng.
Quảng ngãi vốn là mãnh đất không chỉ chứa đựng một tiềm năng kinh tế- xã hội phong phú mà còn có bề dày lịch sử văn hoá với di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chămpa. Nhân dân Quảng Ngãi có truyền thống cách mạng, lao động sáng tạo và hiếu học, là quê hương khởi nghĩa Ba Tơ; Trà Bồng quật khởi, chiến thắng Vạn Tường, Ba Gia,… Đã lập nên kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Quảng Ngãi cũng là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn và ngày nay đang ra sức xây dựng, phát triển xã hội và bảo vệ những thành quả đã đạy được. Điều kiện tự nhiên, xã hội và yếu tố đột biến trên tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, với các tỉnh Tây Nguyên cũng như trong cả nước; nó cũng kích thích và lôi kéo các ngành kinh tế và các vùng khác của Quảng Ngãi phát triển.
2.1.4. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực:
Tính đến 31/12/2008 dân số tỉnh Quảng Ngãi là: 1.309.597 người. Gồm có 7 huyện, thành phố đồng bằng là: 1.081.307 người (chiếm tỉ lệ 83,65%). Có 7 huyện miền núi, hải đảo là: 211.290 người (chiếm tỉ lệ 16,35%). Dân tộc kinh là: 1.139.130 người (chiếm tỉ lệ 88,13% ) và dân tộc thiểu số 153.467 người (chiếm tỉ lệ 11,87%).
Dân số trong độ tuổi lao động 694.792 người, số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 681.793 người, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4,8%, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn là 78%, số người trong lao động ở nông thôn 597.563 người và số người trong độ tuổi lao động ở thành thị 97.299 người.
Tính đến cuối năm 2008, số lao động qua đào tạo chiếm 20,1% tổng số 694.792 lao động. Trong đó số lao động qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ 14,6%. Dự kiến trong 5 năm (2011-2015), dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng thêm từ 90-95 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm từ 15-16 nghìn người.
Tổng số cơ sở đào tạo nghề ở Quảng Ngãi là: 32 • Các cơ sở dạy nghề hiện có:
- Cơ sở trực thuộc địa phương:
+ Trường Trung cấp nghề: có 3 trường + Trung tâm dạy nghề: có 8 trung tâm - Cơ sở trực thuộc trung ương: + Trường cao đẳng nghề: có 2 trường • Các cơ sở khác có dạy nghề:
- Cơ sở thuộc địa phương: có 2 trường và 6 trung tâm - Cơ sở trực thuộc trung ương: có 2 trường
• Các cơ sở đào tạo được bổ sung nhiệm vụ dạy nghề: gồm có 9 trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện.
2.8. Khái quát về trường Trung cấp Nghề Quảng Ngãi:
Trường Trung cấp Nghề Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Quá trình hình thành và phát triển cơ sở dạy nghề:
Ngày 08/03/1993 Trung tâm Đào tạo nghề và Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 321/QĐ-UB ngày 07/03/1992 của UBND tỉnh Quảng ngãi. Tháng 05/1994, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm xuất tuyến việc làm Quảng Ngãi theo Quyết định số 164/BLĐTBXH-QĐ ngày 17/05/1993 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội.
Ngày 01/01/1998, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở hai đơn vị Trung tâm xuất tiến việc làm và xí nghiệp Thương binh Ba Gia theo Quyết định số 3659/ QĐ-UB ngày 21/11/1997 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Quyết định số 101/2001/QĐ-UB ngày 07/09/2001 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm. Trung tâm có 2 cơ sở: Cơ sở 1: tại 118 Phan Đình Phùng - thị xã Quảng Ngãi. Cơ sở 2: tại thị trấn Sơn Tịnh có diện tích khoảng10.000m2.
Ngày 25/11/2007 UBND tỉnh có Quyết định số 3329/ QĐ- UBND thành lập Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm
Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại thị trấn Sơn Tịnh - huyện Sơn tịnh - tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 18/01/2007 Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Quảng Ngãi.
2.3.1. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của trường:
• Vị trí:
Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của nhà trường, là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường trực thuộc Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Ngãi và chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn.
• Mục tiêu:
Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và thấp hơn có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lao động cho tỉnh nhà và đất nước.
• Nhiệm vụ:
Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh. Quá trình giảng dạy, học tập và các hoạt động đào tạo theo mục tiêu, chương trình đã được Bộ Lao động phê duyệt.
Tổ chức dạy, học và thi thực, không để xảy ra tiêu cực trong thi cử. Nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với sản xuất theo quy định của pháp luật.
Quản lý giáoviên, cán bộ, nhân viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Chọn cử cán bộ, giảng viên, nhân viên đi học chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ cao hơn.
Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
Tư vấn về học nghề và việc làm cho học sinh. Tìm việc cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo của trường:
Trường trung cấp nghề Quảng ngãi đào tạo trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Từ năm 2007 đến nay bình quân hàng năm đào tạo hệ trung cấp nghề và sơ cấp nghề của trường trên 1500 HS. Hiện nay, số lưu lượng học sinh của trường trong năm học 2011 - 2012 có tổng số là 1.896 học sinh, trong đó:
- Hệ trung cấp nghề có: 1.496 học sinh - Hệ sơ cấp nghề có: 400 học sinh
Bảng 2.1: Số lượng học sinh của trường qua các năm học Năm học 2009- 2010 2010 - 2011 2011- 2012
Số HS hệ trung cấp 1558 1546 1496
Số HS hệ sơ cấp 373 389 400
(Nguồn: Phòng đào tạo - Trường TCN Quảng Ngãi)
Nhà trường đã xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm học 2012 – 2013 như sau:
- Trình độ trung cấp nghề: 850 học sinh - Trình độ sơ cấp nghề: 500 học sinh
Bảng 2.2: Các nghề đào tạo chính quy của Trường Hệ trung cấp nghề
TT Nghề đào tạo Thời gian đào tạo
TN 9/12 TN 12/12 1 Kế toán doanh nghiệp 3 năm 2 năm
2 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 năm 2 năm 3 Quản trị mạng máy tính 3 năm 2 năm
4 Nghiệp vụ lễ tân 3 năm 2 năm
5 Nghiệp vụ nhà hàng 3 năm 2 năm