Trong giai đoạn hiện nay, những đặc trng về thể loại không còn là sự trói buộc chặt chẽ đối với nhà văn. Là một thể loại năng động, truyện ngắn hôm nay mang trong mình nhiều dấu hiệu không ổn định. Cách xây dựng truyện ngắn uyển chuyển, đa dạng hơn, truyện ngắn đợc viết một cách linh hoạt hơn, không bị gò ép bởi thi pháp truyền thống. Mặt khác, đặc trng cơ bản của truyện ngắn là phải ngắn, hàm súc, nên phần kết thúc cũng có nhiều điểm khác với tiểu thuyết.
Một tác phẩm văn xuôi dù ngắn hay dài thông thờng đều phải có mở đầu và kết thúc. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu dân chủ hoá nền văn học đòi hỏi nhà văn phải có t duy nghệ thuật mới, suy ngẫm trên chất liệu đời sống mang tính biến đổi, chuyển động. Truyện ngắn đang mở ra con đờng giao tiếp mới, đối thoại cởi mở với ngời đọc, do đó không còn kiểu kết thúc “hạ màn, tiếng nhạc khải hoàn ca từ từ vang lên”. Sự kết thúc trong tác phẩm truyện ngắn hôm nay là kiểu kết thúc mở, bỏ ngỏ.
ở truyện ngắn thời kỳ trớc, đoạn kết thờng có hậu. Tình tiết truyện dù có phức tạp đến đâu, mâu thuẫn căng thẳng đến đâu cũng kết thúc ở chỗ trọn vẹn nhất. ở mô hình kết thúc này, ngời đọc không có nhiệm vụ cùng giải quyết những vấn đề của tác phẩm mà chỉ chấp chận một cốt truyện đã đợc giải quyết xong xuôi. Còn ở truyện ngắn sau 1975, chúng ta thấy hầu hết các số phận đợc tiếp cận đều thiếu may mắn, kết thúc hầu nh là bi quan. Không phải các tác giả bôi đen hiện thực mà họ viết những gì nhìn thấy, gợi cho chúng ta những câu hỏi hết sức nhức nhối. Truyện ngắn Vũ điệu của cái bô của Nguyễn Quang Thân kết thúc bằng đoạn: “Sáng hôm sau trên các phố nhan nhản những biển hàng viết bằng phấn: “vịt lộn – hạ giá năm mơi phần trăm ! ”. Ngời ta lo ngại
xì xào rằng, một năm nữa dân số của thành phố chắc sẽ phát triển vô tội vạ”. Hiện thực cuộc sống với sự lên ngôi của đồng tiền, sự lên ngôi của những kẻ “nhàn c vi bất thiện” đã làm cho Nguyễn Quang Thân không thể không chú ý. Kết thúc tác phẩm nh là một lời bỏ ngỏ báo hiệu sự suy đồi trong đời sống tình cảm của một số kẻ giàu sang sẽ còn tiếp diễn, khá phổ biến trong xã hội.
Kết thúc truyện ngắn hôm nay là kiểu kết thúc bỏ ngỏ. Sau kết thúc có thể mâu thuẫn vẫn cha đợc giải quyết. Dòng vận động của truyện cha chấm dứt, lời giải đáp không rõ ràng. Số phận nhân vật cha đợc thể hiện trọn vẹn. Kết thúc
Kẻ sát nhân lơng thiện (Lại Văn Long), ngời con trai của viên đại tá già thắng
trận trong chiến trờng đầy bom đạn nhng lại bại trận trong chiến trờng đầy mánh khoé của cuộc sống thời bình,đã tự tay bắn chết kẻ thù truyền kiếp của gia đình bởi không chịu đợc những bất công, vô lý của cuộc sống. Kết thúc tác phẩm là một lời khẳng định, bộc bạch bị dồn nén bấy lâu, nay đợc bật ra, tuôn chảy, gây bao điều nhức nhối: “Chỉ có ngời lơng thiện thật sự mới dám nổ súng vào sự đè nén truyền kiếp ! Tôi không muốn “con vua tiếp tục làm vua” ... cha tôi đã tìm cách thanh toán việc này bằng ba mơi năm chiến đấu có tổ chức. Tôi đã làm theo cách của tôi. Tự giải phóng mình khỏi số phận đê hèn là một việc thiện, ít nhất cho chính mình ... Con tôi (nếu có) sẽ không bao giờ phải đi cắt cỏ ngựa thuê cho các thế hệ của dòng họ Lâm nh ba đời trớc nó ... ”.
Để cho “độ mở” của đoạn kết đợc rộng hơn, tạo quyền chủ động cho ng- ời đọc theo lý thuyết “đồng sáng tạo”, trong truyện ngắn hiện đại thờng có một khoảng trống tự do ở cuối truyện. Trong Ngời còn sót lại của rừng cời Võ Thị Hảo đã sử dụng khá hữu hiệu “khoảng trống” này trong đoạn kết để tăng thêm ấn tợng và sức hấp dẫn cho truyện ngắn của mình: “Bữa tiệc ồn ào, huyên náo. Gió qua lại nh tiếng chân chạy. Thành vẫn đăm đắm ngóng ra cổng trờng. “Rừng cời ơi ! Đã no nê máu và nớc mắt, lẽ nào ngơi cớp nốt của ta con chim yến nhỏ nhoi !” ”.
Con ngời với t cách là một đối tợng khám phá của văn chơng là một cái gì đó bí ẩn, phức tạp. Vì vậy, nó sẽ không bao giờ thôi dành cho ngời khác một sự bất ngờ, đặc biệt ở phần hạ hồi của nó. Truyện ngắn Hạnh của Nguyễn Minh Dậu kết thúc phần nào có hậu song cái “có hậu” đó vẫn không thể hàn gắn, không thể an ủi, xoa dịu những viết thơng lòng của Hạnh. Tác giả đã giải thích kết thúc có hậu đó bằng cái chết của hai kẻ sống tha hoá đạo đức. Chính hai kẻ này đã “làm Chúa nổi giận” nhng trong cuộc sống hiện nay thử hỏi có mấy Chúa để đòi lại công bằng cho ngời lơng thiện ? Điều đó cứ day dứt, cứ trăn trở trong lòng mọi ngời. Bắt đầu từ giây phút “đi ra cửa sổ và nhìn xuống đờng”,
My (Thiếu phụ cha chồng – Nguyễn Thị Thu Hụê) mới cay đắng nhận ra rằng
cuộc sống không có chiến tranh mang vẻ mặt yên tĩnh và lầm lụi. Đứng trớc ngã t, cô không biết cuộc đời mình sẽ theo hớng nào, ai sẽ đến với mình ? Cô gái nông thôn quê mùa không học thức đó nh con thiêu thân cứ lao vào quầng sáng ma quái của cuộc sống thị thành và giờ đây phải chịu cảnh cô đơn, một mình đối diện với bóng tối cuộc đời.
Qua truyện ngắn sau 1975, ta thấy nhiều khi cái chết của nhân vật cũng là một cách kết thúc truyện. Trớc đây, đọc truyện ngắn Nam Cao, Xuân Thiều ta thấy có nhiều truyện kết thúc bởi cái chết của nhân vật (Lão Hạc, Chí phèo,
Gieo mầm ...) Gần đây, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Nguyên Thọ ... đã “để” cho
nhân vật của mình chết. Cái chết của “ngời hùng” trong Ngời hùng trờng làng
(Tạ Nguyên Thọ) là cái chết “thực sự có ý nghĩa”, nó mang đậm chất bi kịch “gieo mầm sự sống” và có tác dụng “thanh lọc tâm hồn”.
Truyện ngắn hôm nay nói chung ít làm vừa lòng độc giả thích lối kết thúc vẹn toàn, nó luôn đối thoại và yêu cầu đồng sáng tạo. Cách kết thúc này cũng nhằm tái hiện nghệ thuật sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống. Điều quan trọng hơn cả là đằng sau mỗi cách kết thúc tác phẩm, tác giả phải gieo vào lòng ngời đọc những dự cảm tơng lai về cái đẹp và sự thánh thiện trong dòng chảy liên tục của nó.