Phân tích tâm lý, nội tâm nhân vật.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi bật của truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua một số truyện ngắn hay và đạt giải trên tuần báo văn nghệ) (Trang 51 - 54)

Cũng bởi văn xuôi sau 1975 có quan niệm nghệ thuật mới về con ngời cho nên phơng thức biểu diện, khám phá con ngời cũng rất mới.

Văn học trớc 1975 do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, con ngời xuất hiện là con ngời của giai cấp, của cộng đồng, cái tôi cá nhân bị xem nhẹ, cha đ- ợc đề cập đến. Do vậy kể và tả là hai phơng thức chủ yếu của nhà văn khám phá con ngời. Văn học lúc này là văn học cổ vũ chiến đấu, là văn học cổ động. Cho nên, việc đi sâu vào nội tâm của con ngời cá nhân hầu nh không có hoặc nếu có thì cũng xem nh là “sự động viên bên trong” của tập thể, của cá nhân cao cả.

Đến sau 1975, con ngời hiện lên trong văn học không phải là con ngời của của cộng đồng nữa, mà đó là con ngời cá nhân, con ngời theo đúng nghĩa của nó. Đó là con ngời tồn tại trong cuộc sống đầy phức tạp biến động với nhiều mối quan hệ, với những hành động, suy nghĩ khác nhau. Đó là con ngời - tiểu vũ trụ với những tính cách riêng không đơn giản, không một chiều và càng không bị nhầm lẫn với những con ngời khác.

Truyện ngắn sau 1975 dờng nh đang cố gắng thiết lập những giá trị mới, những thớc đo mới về con ngời. “Con ngời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội ” – câu nói nổi tiếng của Mác đang đợc tiếp tục chứng minh qua văn chơng. Truyện ngắn đang cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thờng bên trong mỗi con ngời, bên trong bản - thể – Ngời. Đôtxtôiepxki từng nói: “Con ngời là một điều bí ẩn, cần khám phá con ngời. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con ngời”. Thạch Lam hơn nửa thế kỷ trớc, từng khao khát: “Tôi bằng lòng đánh đổi cả một đời để biết những ý nghĩa gì đã đi qua trên vầng trán phẳng của các thiếu nữ mà hàng ngày chúng ta gặp cời nói ở ngoài đờng”. Thế giới bên trong con ngời quả là một đối tợng không cùng của

nhà văn. Trong văn xuôi, bên cạnh ý thức, nhân vật còn hiện lên với cả phần nội tâm, phần tiềm thức và vô thức. Đi sâu vào thế giới tâm hồn, tâm linh của con ngời, văn học hiện nay nh đã tìm thấy sợi dây nối với truyền thống miêu tả tâm lý của những cây bút bậc thầy: Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân ...

Bằng sự phân tích, lý giải, mổ xẻ đời sống bên trong con ngời của các nhà văn, con ngời xuất hiện với những cá tính của riêng mình, là “con ngời này” (Hêghen) không ai giống ai, không dễ lẫn lộn. Nhân vật “gã” (Ngời hùng trờng làng) mang một nỗi đau đời, phải tỏ ra “yêu cái ngời khác yêu” để cố gắng hoà đồng cùng mọi ngời. Tạ Nguyên Thọ đã miêu tả sự trăn trở trong nội tâm, trong tâm linh của gã khi phải đi ngợc lại tiếng nói con tim của mình thật sâu sắc: “Trên cái giờng rộng mênh mông, tâm hồn đa cảm, thân hình yếu đuối của gã run rẩy, vật vã vì những xung động dữ dội. Gã quằn quại giãy giụa, bàn tay gã lúc co quắp lại, lúc xiết chặt lấy những chiếc gióng giờng. Mắt gã mở trừng trừng, lồi ra, đau đớn khủng khiếp, tởng chừng sắp vữa ra, chảy thành những dòng a-xít nóng bỏng”. Để có cơ hội tồn tại, gã đã thay đổi. Tởng rằng đã yên thân, nhng không ! “Cái con ngời” trong con ngời của gã đã lên tiếng. Gã phải sống trong dằn vặt, trong đau khổ, trong sự mong manh giữa cái thiện và cái ác.

Truyện ngắn sau 1975 đã khắc phục sự đối lập một cánh siêu hình giữa nhân vật tích cực và nhân vật tiêu cực. Con ngời không đơn giản chỉ là cái này hay cái kia mà thực sự nó là một khối chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn trong đó có nhiều mặt đối lập nhau nhng lại cùng tồn tại trong một con ngời. Trong nỗ lực giúp con ngời tự hoàn thiện về nhân cách, các nhà văn đã xây dựng những nhân vật tự mình phán xét hành động của mình, tự mình tra vấn, đối diện với l- ơng tâm mình, ngay cả trong điều kiện không có áp lực của xã hội. Các nhân vật không có sự truy bức của ngời khác mà vẫn tự phản tỉnh, tự nộp mình trớc toà án của lơng tâm. Các nhà văn đã trao cho nhân vật cái quyền tự kết án và tự biện hộ cho mình, tự xng tội và tự hoà giải với lơng tâm mình bằng nhiều cách khác nhau. Nhân vật “gã” trong Ngời hùng trờng làng không chịu đợc sự truy

bức của lơng tri đã tự cho mình là “thằng đê tiện” và đã tìm đến cái chết. Để cho nhân vật tự đối diện với bản thân và để cho nhân vật tự giải quyết mâu thuẫn của mình - đó cũng là một biểu hiện của sự hiểu đời, hiểu ngời, của sự mổ xẻ tinh vi trong chiều sâu tâm linh con ngời của tác giả.

Điều quan trọng hơn, khi phân tích tâm lý, đi sâu vào nội tâm của nhân vật, tác giả đã nhìn thấy đợc vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn con ngời mặc dù nó đã ít nhiều bị hoàn cảnh vùi dập. “Gã chết mà vẫn cha hề biết tất cả những điều tốt đẹp vốn có trong bản thân gã, những điều mà hàng ngày, hàng giờ gã dùng hết sức mạnh tinh thần và thể xác để vứt bỏ đi, để trở thành ngời hùng trờng làng – những điều tốt đẹp mà gã đang cố từ bỏ ấy, lại nh những mầm cây sau trận hồng thuỷ dữ dội đã duy trì dỡng khí nuôi sống gã và trái đất này ...” (Ngời

hùng trờng làng).

Một trong những yếu tố giúp nhà văn đi sâu vào nội tâm của nhân vật một cách lôgíc hơn là phải thấy đợc sự phù hợp trong bản chất, suy nghĩ của từng con ngời. Đối với mỗi đối tợng, nhà văn có một cách tiếp cận, “mổ xẻ” khác nhau. Võ Thị Hảo trong truyện ngắn Ngời đàn ông duy nhất đã rất sắc sảo khi đi sâu vào khám phá tâm t bên trong của con ngời tàn tật. Rân – con ngời có khuôn mặt tuấn tú nhng thân hình lại bị dị dạng. Chính vì thế, khi nàng – một cô gái điếm, ngời mà Rân yêu đi lấy hết kẻ này đến kẻ khác thì “lòng hắn quặn đau”, hắn thấy “thắt ruột lại, tim ứa máu”. Thì ra, bên trong sâu thẳm của con ngời dị dạng kia là cả một dòng tâm t sâu lắng với đầy những nghĩ suy, trăn trở. Rân chỉ ao ớc đợc nâng đỡ nàng nh bao kẻ có chân khác. Mỗi ngời có một cách tự đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc, để dành lấy tình yêu của mình, Rân cũng vậy! Hắn bảo vệ nàng bằng tất cả “sức bình sinh” và tất cả trái tim của hắn. Câu chuyện của Võ Thi Hảo làm cho ta xúc động bởi tác giả rất tài tình khi lắng nghe những dòng chảy trong đời sống tâm hồn của con ngời vốn không đ- ợc tạo hoá u ái về hình thức. Tác giả đã khám phá ra khả năng bất diệt của ngời

đàn ông và bản chất đàn ông trong con ngời Rân. Đó là giá trị đích thực để cuộc sống đối với họ có ý nghĩa hơn.

Chúng ta thấy rằng, để đi sâu vào nội tâm nhân vật, tìm ra bản chất thực trong từng con ngời không phải là điều đễ dàng. Dù sao với nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, các cây bút sau 1975 đã đa ngời đọc đi vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của con ngời. Đây chính là chỗ khác với văn học 1945-1975. Cuối cùng, cái bí ẩn nhất đối với con ngời là bản thân con ngời. Cho nên, khám phá cái bí ẩn đó mãi mãi vấn là công việc muôn đời của các nhà văn.

Kết luận

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi bật của truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua một số truyện ngắn hay và đạt giải trên tuần báo văn nghệ) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w