Giọng điệu đa thanh.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi bật của truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua một số truyện ngắn hay và đạt giải trên tuần báo văn nghệ) (Trang 49 - 51)

Nói đến giọng điệu trong văn học là nói đến một trong những yếu tố cấu thành nét đặc trng riêng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, khái niệm giọng điệu đợc định nghiã là “Thái độ, tình cảm , lập trờng t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xng hô, tên gọi, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ...”.

Đọc các tác phẩm truyện ngắn viết sau 1975, ngời đọc dễ bị lôi cuốn bởi giọng điệu trần thuật của tác giả. Tuy nhiên, giọng điệu đó lại có sự khác biệt rất rõ so với văn học giai đoạn trớc. Những sáng tác truyện ngắn trớc đây ra đời trong hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh do đó bị chi phối bởi cảm hứng sử thi nên giọng điệu bao trùm là giọng ngợi ca, tự hào, tạo nên những bút pháp bay bổng, gieo vào lòng ngời niềm lạc quan tin tởng.

Sau 1980, quan niệm về nghệ thuật và con ngời thay đổi đã kéo theo những đổi thay khác về đề tài, kết cấu, ngôn ngữ ... Các nhà văn hiện đại đã tìm đến cuộc sống trong bề sâu hiện thực ẩn kín và khám phá con ngời trong mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa cao cả và thấp hèn ... Các tác giả đã chọn chỗ đứng bình đẳng với nhân vật, để cho nhân vật nói thật tiếng nói của mình. Thật khó mà phân biệt đợc đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật, giọng ngời kể chuyện với nhiều sắc thái, âm điệu khác nhau hoà trộn, đan xen : khi thì mỉa mai giễu cợt, khi thì t biện triết lý, khi thì đanh thép, khi thì khắc khoải thâm trầm ... Họ đã tạo nên một lối văn tiểu thuyết, đa thanh và hiện đại. Mỗi nhà văn tự lựa chọn cho mình một giọng điệu, một mạch ngầm sáng tác riêng.

Suy t, tranh biện là một giọng có nhiều trong truyện ngắn gần đây. Có vô khối những cuộc đối thoại tranh biện, những lời nói triết lý về cuộc sống. Những vấn đề nhân sinh, thế sự, lơng tâm đạo đức, vấn đề con ngời ... đợc các nhân vật quan tâm luận bàn: “Chỉ có ngời lơng thiện thật sự mới dám nổ súng vào sự đè nén truyền kiếp ! (...) Tự giải phóng mình khỏi số phận đê hèn là một

việc thiện, ít nhất là cho chính mình” (Kẻ sát nhân lơng thiện – Lại Văn Long). Cũng có lúc tình huống trong giọng điệu triết lý tranh biện dồn đẩy, va xiết, kích động nhân vật, từ đó toát lên vấn đề. Cuộc trò chuyện, “giáo huấn” của nhân vật Long bánh giò đối với bạn mình đã làm cho gã “thao thức” (Ngời

hùng trờng làng của Tạ Nguyên Thọ): “Ngời ta chỉ có thể trởng thành qua thực

tế (...) Qua những cái ngỡng nhất định, mày sẽ lột xác và trở thành một con ngời khác”.

Với giọng tranh biện này, các tác giả đã giúp ngời đọc hiểu rõ hơn ý đồ, thái độ của mình trớc đối tợng mà mình định thể hiện. Bên cạnh đó, khi đề cập đến những vấn đề của hiện thực cuộc sống, về con ngời thì giọng điệu khách quan lạnh lùng đã đợc các nhà văn sử dụng. Đọc Thiếu phụ cha chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngời. My tàn nhẫn đánh đổi tất cả để đợc hởng lạc. Cô đã phải trả giá cho sự cuồng dại, mê muội của mình. Khi mất tất cả cô mới kịp nhận ra sự yên tĩnh và lầm lụi của cuộc sống.

Một điều dễ thấy rằng, truyện ngắn sau 1975 hay chú ý đến mặt trái,chú ý đến những cái méo mó, nghịch lý của cuộc sống. Thiết nghĩ, khi nhà văn dũng cảm đa những nghịch lý, những cái méo mó ấy lên trang viết của mình tức là nhà văn đã tin rằng cái xấu ít nhất cũng bị vạch mặt. Trớc sau, tác giả sau 1975 vẫn tin tởng vào khả năng, tính cách tốt đẹp của con ngời. Bằng giọng điệu trữ tình, truyện ngắn hiện đại kêu gọi lòng yêu thơng đồng loại ở mỗi ngời, tha thiết bảo vệ mầm nhân bản và đặc biệt là gìn giữ những nét đạo đức tốt đẹp của cha ông xa (Một giọt máu đào – Mai Huy Thuật; Chuyện nhà tôi – Nguyễn Kim Châu; Hạnh - Nguyễn Minh Dậu ... ).

Có thể nói rằng, trớc những năm 80, độc giả quen biết các tác phẩm truyện ngắn với chất sử thi hào hùng, giọng điệu chi phối là giọng ngợi ca. Thì sau cái mốc thời gian đó, ngời đọc đợc tiếp cận với một loạt tác phẩm mới lấy cảm hứng đạo đức, thế sự đời t thu hút. Hiện thực cuộc sống mới đợc nhìn thấy

cũng nh những nỗi niềm, cảnh đời chua xót đã tạo sự biến chuyển trong chất giọng của các nhà văn. Khám phá, xới lật hiện thực, nghiền ngẫm suy t với nó đã tạo nên những giọng điệu khác nhau của các nhà văn hiện đại.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi bật của truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua một số truyện ngắn hay và đạt giải trên tuần báo văn nghệ) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w