Những giọt nớc mắt hay là quan niệm nghệ thuật độc đáo của Nam

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 38 - 42)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.3.Những giọt nớc mắt hay là quan niệm nghệ thuật độc đáo của Nam

sao ở hiền không bao giờ gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhờng, thì thờng chẳng đợc ai nhịn, ai nhờng mình. Những kẻ thành công thì hầu hết là những kẻ rất tham lam, chẳng biết nhờng nhịn ai nhiều khi xảo trá,lừa lọc, tàn nhẫn.” Câu hỏi không lời giải đáp ở trong truyện “ở hiền", Nam Cao cho chúng ta thấy bộ mặt tàn ác xấu xa của bọn địa chủ cờng hào nh Lý Nhng “ăn bẩn cả chỗ ngời ta đẻ” (Rửa hờn), keo kiệt cạn tàu ráo máng nh mụ Phó Thụ (Một bữa no) và điển hình hơn cả là Bá Kiến, lão cáo già ăn thịt ngời.

Tóm lại, hầu hết các truyện ngắn của Nam Cao trớc cách mạng đều thể hiện cuộc sống nghèo khổ, tù túng của ngời nông dân, trí thức. Mỗi gia đình là một hình ảnh riêng nhng chung quy lại đều bắt đầu từ “cái đói”. Vì đói mà xẩy ra bao hoàn cảnh thơng tâm, chết mòn về tinh thần. Toàn bộ những trang viết này thấm đẫm những giọt nớc mắt và nhân vật của ông rơi vào bi kịch hết sức thảm khốc.

2.3. Những giọt nớc mắt hay là quan niệm nghệ thuật độc đáo của NamCao Cao

Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực phê phán (1930 - 1945) có ý thức nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Nhng quan điểm đó ít khi đợc phát triển trực tiếp dới dạng lý luận mà thờng đợc bộc lộ qua những sáng tác và hình tợng nghệ thuật của ông. Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao trớc cách mạng mang ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc thể hiện một quan niệm nghệ thuật rất độc đáo của nhà văn.

2.3.1. Giọt nớc mắt là giọt châu của loài ngời

Nam Cao quan niệm gia giọt nớc mắt là giọt châu của loài ngời, nớc mắt là biểu hiện tình thơng yêu con ngời.

Truyện ngắn “Nửa đêm” thể hiện sâu sắc và đầy ám ảnh xung đột giữa con ngời với môi trờng xung quanh. Số phận của Đức, ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời đã phải mang một cái tội lỗi: Là con của một thằng bố giết ngời và một ngời mẹ theo trai. Mọi ngời “ghê tởm thằng bé khốn nạn mang trong huyết quản cái máu ác ngợc của quân giết ngời”. Cả một bầu không khí đầy những ghẻ lạnh, khinh bỉ, hắt hủi vây quanh thằng Đức. Cả những ngời mẹ thừa sữa cũng hắt hủi Đức không cho sữa, có kẻ thơng hại “cho sữa rồi vội vàng lau rửa vú cho thật kỹ càng sạch sẽ”. Đến khi lớn, Đức mon men chơi với bọn trẻ con cùng xóm cũng bị “bọn nó lảng dần”. Chúng vào hùa với nhau bêu riếu, nhục mạ Đức là “con thằng Thiên lôi đâm lòi bụng vợ”. Vậy là, sống trong môi trờng thù địch ấy, thằng Đức từ một đứa bé “múp míp, nhẵn nhụi, khau kháu...” hiền nh đất, hiền nh con nhà thiếu ăn “trở thành một kẻ lặng lẽ, ngờ nghệch”, “ngơ ngác”, ở trong “cái xác to lớn ấy chỉ có một tý linh hồn”. Trong quan niệm của Nam Cao, con ngời cần thiết sự cảm thông, tình yêu thơng biết nhờng nào. Cho nên đến khi gặp sự cảm thông của Nhi - một ngời con gái xấu xí nhng biết nhìn nhận Đức nh một con ngời. Cái linh hồn nhỏ nhoi, tôi nghiệp của Đức vụt biến đổi. Đức bỗng trở nên khác hẳn: nhanh nhẹn hẳn lên, hay tủm tỉm cời, hay trò chuyện, biết lo xa tính toán. Nhng mối tình của hai kẻ khốn khổ ấy không sao chọi lại nổi những định kiến nghiệt ngã của dân làng. Cái Nhi bị vợ chồng ông Cửu Hoà nhục mạ, đánh đập tàn tệ, gọt đầu bôi vôi đuổi đi. Trong cơn uất ức và tuyệt vọng, Đức đập phá lung tung rồi bỏ làng đi Sài Gòn. Nhng số phận “con thằng Thiên lôi đâm lòi bụng vợ” cứ bám riết nó “không sao thoát khỏi hoàn cảnh, môi trờng đầy thành kiến, nhục mạ ấy. Cuối cùng Đức phát điên. Đức phát điên đâu phải vì quy luật “đời cha ăn mặn, đời con khát nớc” mà chính vì miệng tiếng ác nghiệt, những thành kiến nặng nề, sự hắt hủi của cộng đồng đem đến cho nó biết bao tủi nhục, bất hạnh. Trong mối xung đột này, Nam Cao đã làm rõ hơn bao giờ hết sức mạnh ghê gớm của môi trờng độc ác

đối với con ngời. Con ngời trở thành nạn nhân của những thành kiến, định kiến tồi tệ, độc ác. Những suy nghĩ đầy uất ức của Đức phải chăng là những lời lên án, kết tội đanh thép cái môi trờng sống đầy thành kiến, định kiến bất công, vô nhận đạo ấy: “con thằng Thiên lôi! con thằng Thiên lôi! Hắn sinh ra thì thằng Thiên lôi đã chết từ bao giờ rồi. Hắn chẳng biết cái thằng Thiên lôi ấy mặt mũi thế nào mà sao hắn cứ phải đeo cái nhục của thằng hung ác ấy ?”.

Trong “Nửa đêm” tác giả chỉ miêu tả trong vòng 40 trang sách nhng có rất nhiều tiếng khóc. Ban đầu là tiếng khóc của ngời mẹ và ngời vợ kế khi Tr- ơng Rự chết đi “ông Thiên lôi đã chết! Ngời mẹ nuôi vẫn mong cho hắn chết,

bây giờ muốn khóc và khóc thật. Có ai hiểu đợc cái nớc mắt của loài ngời! vợ kế đã run sợ và lấy nó, đã nguyền rủa nó, bây giở cũng khóc. Chao ôi! những giọt châu của loài ngời [1, 371]. Tiếp đó là tiếng khóc của Đức khi bị bọn trẻ trong làng bêu riếu, nhục mạ Đức là “con thằng Thiên lôi đâm lòi bụng vợ”. Lúc đó “vừa thấy bà, nó ôm lấy bà mà khóc. Lần đầu tiên hắn ôm lấy bà mà khóc“. Bên cạnh nớc mắt của Đức, bà Quản Thích, Nhi còn có nớc mắt của ng- ời vợ Đức. Tiếng khóc của thị đợc Nam Cao miêu tả rất nhiều lần trong tác phẩm: “con vợ vừa khóc, vừa rên rỉ, vừa đi về buồng. Tra hôm ấy nó nhịn cơm. Đức thấy nó cứ nằm úp mặt vào tờng mà khóc lóc... Trời ôi! tiếng cời sằng sặc, nức nở nh tiếng khóc tiếng cời của một kẻ vừa hoá điên...”. Tất cả

những giọt nớc mắt ấy đều là giọt châu của loài ngời, biểu hiện của tình thơng. Tiếng khóc cũng xuất hiện rất nhiều lần trong các truyện ngắn viết về đề tài ngời nông dân nh: Chí phèo, Lão Hạc, Trẻ con không đợc ăn thịt chó,

Nghèo, Một đám cới, Từ ngày mẹ chết, một bữa no, Dì Hảo... Chí Phèo thì

ôm mặt khóc rng rức” vì lần đầu tiên hắn đợc Thị Nở đối xử nh một con ngời và hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành của Thị Nở. Lão Hạc đã khóc vì trót đánh lừa một con chó, vì thơng con trai của mình. Đó là tiếng khóc của một ngời cha rất đỗi thơng con. Anh Đĩ chuột khóc, đó là tiếng khóc của một con ngời phải sống trong cái đói, nghèo khổ. Cuối cùng anh phải tìm đến cái chết thật thê thảm để vợ con khỏi phải khổ vì lo thuốc thang cho anh. Nam Cao đã miêu tả : “Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng ngời lên, chui đầu vào tròng,

cái thừng cứng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng”. Bên cạnh đó còn có tiếng khóc của ngời mẹ, ngời con trong “trẻ con không đợc ăn thịt chó”. Đó là tiếng khóc oà của đứa con nh ngời giãy chết, tay cào xé mẹ vì ngời cha ở đây không khác chi loài cầm thú, ăn hết phần con. Những đứa con không thể tởng tợng nổi, chúng ngã ngửa ngời khi bất ngờ thấy “trong mâm chỉ còn bát không”. Cuối cùng thì “thằng cu con khóc oà lên. Nó lăn ra, chân đạp nh một ngời giãy chết, tay cào xé mẹ. Ngời mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rng rức khóc. Cái gái và cu Nhỡ cũng khóc theo”. Đó là tiếng khóc của bà cái Tý (Một bữa no) khi bị hành hạ, dày vò trong cảnh đói quay đói quắt. Cái đói cứ dồn đẩy bà lão từng ngày “bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt

đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nớc mắt. Đến gần sáng bà không còn sức khóc nữa”. Đó còn là tiếng khóc của dì Hảo phải trực tiếp chịu đựng

những bất công của lối sống vô lý và tàn nhẫn trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Trớc mọi đau khổ “dì Hảo chẳng nói gì, dì nghiến chặt răng để cho khỏi

khóc, nhng mà dì cứ khóc... dì Hảo khóc dì Hảo khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc nh ngời ta thổ. Dì Hảo thổ ra nớc mắt...”. Tiếng khóc của anh Phúc

(Điếu văn) cũng thật đau đớn, xót xa “nớc mắt anh ứa ra đầy mắt... ”. Anh khóc vì anh biết anh không còn sống nữa, anh tiếc đời, tiếc vợ, chút tình thơng không biết thành thực hay giả trá của ngời vợ đã làm anh sống lại. Lúc chết anh chỉ thèm một bát chè đỗ đen, thế mà cũng không đợc toại nguyện, để cái chết cứ mang theo hơi hớng của cái đói.

Những giọt nớc mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao khi viết về đề tài ngời nông dân đợc đa lên thành một quan niệm đó là giọt nớc mắt là giọt châu của loài ngời, giọt nớc mắt là biểu hiện của tình thơng. Quan niệm đó đợc thể hiện rất rõ trong toàn bộ sáng tác về đề tài nông dân của nhà văn Nam Cao. Nam Cao đã vợt qua thành kiến bề ngoài để thấy đợc bản chất đích thực của ngời nông dân. Có thể nói, những nhân vật với những phẩm chất cao quý tốt đẹp ấy nh những đốm sáng hiện lên trong các bức tranh nông thôn của Nam Cao - một nông thôn đói nghèo xơ xác mà biết bao ân tình ơn nghĩa.

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 38 - 42)