Những giọt nớc mắt và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 51 - 58)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.2.Những giọt nớc mắt và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật

uyển chuyển, tinh tế của Nam Cao.

Nói đến nghệ thuật của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa dạng của một ngòi bút đầy tài năng sáng tạo. Với cái sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mình một hớng đi riêng. Bên cạnh cái đôn hậu của Nguyên Hồng, cái trào lộng của Nguyễn Công Hoan, cái thâm trầm mà sắc sảo của Ngô Tất Tố, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Trong tác phẩm của Nam Cao, số lợng nhân vật thờng rất ít ỏi. Xoay quanh số phận của nhân vật, xoáy sâu vào những tâm trạng, Nam Cao không phát triển câu chuyện bằng các hành động, sự kiện mà chủ yếu theo mạch phát triển tâm lý. ít thấy ở một nhà văn nào “cái hằng ngày” đợc khai thác nhiều nh Nam Cao. Nhà văn trung thực với lối hiện thực ngay cả trong chi tiết nhỏ, vì vậy nhân vật trở nên gần gũi, cụ thể hơn, đời sống bên trong đợc soi rọi nhiều hơn. Nhân vật của Nam Cao không phải là nhân vật hành động mà thờng đợc soi chủ yếu qua tâm lý. Trong cách miêu tả tâm lý, Nam Cao có ý thức kết hợp con ngời với hoàn cảnh xã hội. Nhà văn có sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp miêu tả tâm lý so với nhiều cây bút hiện thực khác. Khi thì dòng suy nghĩ của nhân vật phát triển dới sắc thái tự truyện với những ý nghĩ, những liên tởng tự nhiên (cái mặt

không chơi đợc, những truyện không muốn viết). Khi thì tác giả bám sát nhân

vật, kịp thời phát hiện, miêu tả nhng yếu tố tâm lý mới xuất hiện trong nhân vật (Lão Hạc, Một đám cới).

Truyện ngắn của Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng luôn đầy những giọt nớc mắt. Nó là giọt châu của loài ngời, là “miếng kính biến hình vũ trụ“

thanh lọc tâm hồn con ngời. Trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật thì những giọt nớc mắt làm cho tác phẩm bớt nặng nề, căng thẳng. Những giọt nớc mắt ở đây thể hiện đợc quá trình vận động, phát triển của tâm lý, tính cách nhân vật và quá trình tâm lý của nhân vật nh là những mặt đối lập trong thế giới tâm hồn của mỗi con ngời. Xung đột chủ yếu trong những tác phẩm của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật và những sự kiện cũng đợc triển khai trên nền xung đột bên trong đó. Nhìn chung, trong mỗi nhân vật của Nam Cao luôn tồn tại hai khuynh hớng đấu tranh với nhau, phủ định lẫn nhau: khuynh h- ớng sống cho sớng hơn và khuynh hớng sống sao cho tốt hơn, có ích, có ý nghĩa hơn. Và dờng nh mỗi tác phẩm viết về đề tài trí thức tiểu t sản của ông đều thể hiện một cuộc sống đấu tranh triền miên, căng thẳng của t tởng, sự giằng xé phức tạp, quyết liệt của tâm trạng diễn ra trong tâm hồn của mỗi con ngời giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, giữa niềm mơ ớc và sự tuyệt vọng, giữa sự thèm khát lối sống t sản phàm tục và lòng căm thù cách sống đó.

Trong sáng tác của Nam Cao, có rất ít tác phẩm trong đó những sự kiện, biến cố tự chúng thúc đẩy sự vận động của cốt truyện và sự phát triển của hành động nh trong những truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng. Tất cả những sự kiện, biến cố nói chung đều đợc miêu tả trong sự ảnh hởng của chúng tới thế giới tâm hồn nhân vật. Trong “Mua nhà” ngòi bút của Nam Cao không bị cuốn hút vào việc miêu tả mua đợc cái nhà gỗ rẻ mà tập trung miêu tả tác động của sự việc đó đến suy nghĩ và tình cảm của nhân vật, tập trung xoáy sâu vào những trăn trở, dằn vặt, những ân hận, dày vò của nhân vật ngời kể chuyện về tình trạng “hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Ngời này co thì ngời kia bị hở”. “Đời thừa” cũng không hớng ngòi bút vào vịêc miêu tả nỗi khổ áo cơm mà tập trung thể hiện phản ứng tâm lý của con ngời trớc gánh nặng áo cơm làm mai một tài năng và xói mòn nhân cách. Cuối tác phẩm “Đời thừa” Nam Cao đã để cho nhân vật Hộ khóc và “nớc

mắt hắn bật ra nh nớc một quả chanh của ngời ta bóp mạnh”. Giọt nớc mắt nó đã thanh lọc tâm hồn Hộ, nâng cao nhân cách Hộ, giữ anh lại đợc bến bờ của vực thẳm sa ngã. Chẳng hạn nh Lão Hạc trớc khi bán một con chó đã trải qua biết bao nhiêu là băn khoăn, day dứt, dằn vặt và khi buộc phải bán nó thì lão vô cùng ân hận, tột cùng đau đớn, tuổi già mà lão khóc hu hu nh con nít.

Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật, đặc bịêt, ông sử dụng rộng rãi và đầy hiệu quả hình thức độc thoại nội tâm. Những độc thoại nội tâm trong sáng tác của ông đợc sử dụng dới nhiều hình thức, có khả năng vẽ ra diện mạo tinh thần bên trong, phơi bày những suy nghĩ sâu kín nhất của nhân vật. Trong số những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam, chỉ ở Nam Cao, độc thoại nội tâm mới có khả năng bộc lộ quá trình vận động tự thân trực tiếp của t tởng cũng nh sự mâu thuẫn, phức tạp của tình cảm con ngời. Nam Cao không muốn tập trung tất cả những nét, những đặc điểm này hay khác của tâm lý, tính cách nhân vật trong một đoạn nào đó của tác phẩm. Ngợc lại, ông rải chúng trong khắp tác phẩm, thờng xuyên xen kẽ trong sự thể hiện chính tâm lý với những tình tiết của cốt truyện và của thế giới sự vật bên ngoài. Và nh vậy, trạng thái tâm lý của nhân vật, sự vận động của nó đợc hợp thành từ những nét tởng nh vô tình, ngẫu nhiên rải rác trong tác phẩm. Chủ nghĩa tâm lý đã trở thành một ý thức nghệ thuật thấm nhuần trong sáng của Nam Cao, tạo nên một đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất, đem đến cho những tác phẩm của ông một sức hấp dẫn to lớn.

Những giọt nớc mắt đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật truyện ngắn Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng. Nam Cao đã thể hiện rất chân thật và tài tình tâm lý của ngời nông dân và ngời trí thức tiểu t sản trớc cách mạng tháng Tám. Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, đói khổ, dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn luôn cuồn cuộn những xung đột bi kịch. Đọc các truyện ngắn “Đời thừa”, “Trăng sáng”, “Mua nhà”, “Nớc

mắt”... ngời đọc dờng nh bắt gặp những nét khá quen thuộc của một tính cách,

bởi các nhân vật có lai lịch xuất thân, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống khá giống nhau có cảm giác nh tác giả đặt nhân vật vào những cảnh ngộ khác nhau để

khai thác các diễn biến bên trong của tâm lý. Họ khao khát sống có ích, sống tốt đẹp, sống lơng thiện, sống với ý nghĩa đích thực của một “con ngời”. Có thể nói, Nam Cao đã hơn hẳn các nhà văn khác cùng thời dới bút pháp thể hiện tâm lý nhân vật.

kết luận

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua (1951 - 2005) kể từ ngày Nam Cao vĩnh biệt cuộc đời này, tuy đã thành ngời thiên cổ nhng tên tuổi của ông, sự nghiệp sáng tác của ông vẫn còn và ngày càng có sức sống, sức hấp dẫn mãnh liệt đối với bạn đọc. Tác phẩm của ông không phụ lòng ngời tìm kiếm. Những nguồn mạch suy nghĩ và những phát hiện bị cũ đi mà luôn luôn mới mẻ. Những trang văn của ông vẫn làm nhói, làm thổn thức lòng ngời bởi những dòng nớc mắt.

Những giọt nớc mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng giúp ta thấy rõ hơn nỗi đau và bi kịch của một thời đại. Đó chính là nỗi đau của những con ngời luôn phải sống trong cảnh nghèo đói. Cái đói, cái chết và nớc mắt cứ bám riết lấy họ và bất hạnh gõ cửa từng nhà. Nhân vật của ông phải hứng chịu nhiều bi kịch trong cuộc sống nh Hộ (Đời

thừa), Điền (Trăng sáng), Chí Phèo (Chí phèo), Lão Hạc (Lão Hạc)... viết về

những cảnh éo le, cay đắng ấy một mặt Nam Cao cho chúng ta thấy hiện thực cuộc sống của ngời dân trớc cách mạng, cuộc sống đen tối triền miên trong cái đói và thấm đẫm những giọt nớc mắt. Mặt khác tác giả lên án cái xã hội tàn bạo, vô nhân đạo đã chà đạp lên cuộc sống của họ. Qua đây, ta cũng thấy rõ hơn một biểu hiện thấm thía của chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao.

Trong thành công của nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao, có đóng góp xuất sắc của yếu tố những giọt nớc mắt. Toàn bộ sáng tác của Nam Cao đều mang một giọng điệu riêng, giọng điệu của một trái tim nhân hậu, giọng điệu của trái tim biết đau với nỗi đau của nhân loại, biết xót thơng, đồng cảm với những số phận cực khổ, giọng điệu của một văn sỹ rất mực tài hoa. Đặc điểm nổi bật là ông kể với giọng điệu vừa sắc lạnh gân guốc, vừa chan chứa yêu th- ơng, vừa tỉnh táo nghiêm ngặt vừa tha thiết trữ tình. Trong Nam Cao vừa có tiếng cời trào lộng, vừa có tiếng khóc thơng nghẹn ngào. Đó là tiếng cời và tiếng khóc trong cùng một tâm hồn phẫn uất, yêu thơng nhng bế tắc. Tâm hồn

đó tạo nên một phong cách rất Nam Cao. Những giọt nớc mắt đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật truyện ngắn Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng. Nam Cao đã thể hiện rất chân thật và tài tình tâm lý của ngời nông dân và ngời trí thức tiểu t sản nghèo. Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn luôn cuồn cuộn những xung đột bi kịch.

Nam Cao đã đi nhng văn chơng của ông còn mãi. Đọc văn ông, ta càng thêm yêu quý cảm phục bởi một tài năng, bởi một nghị lực, bởi lòng yêu thơng trân trọng gần gũi gắn bó với con ngời, với một tâm hồn trong sáng, trung thực, trong cuộc đời Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong trào lu văn học phê phán. Nam Cao có vị trí hàng đầu trong những nhà văn mở đầu của nền văn xuôi Việt Nam sau cách mạng.

tài liệu tham khảo

[1] Nam Cao (2002), Tuyển tập Nam Cao (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.

[2] Nam Cao (2002), Tuyển tập Nam Cao (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.

[3] Hà Minh Đức (1999), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.

[4] Nhiều tác giả (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[5] Nhiều tác giả (2003), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6] Nhiều tác giả (2003), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb VHTT,

Hà Nội. [7] Nhiều tác giả(2002), Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Giáo dục,

Hà Nội. [8] Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945) tập 5, Nxb Giáo dục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội. [9] Nhiều tác giả (1996), Tiếng nói tri âm (tập 2), Nxb Trẻ, TP HCM.

[10] Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao - một đời ngời, một đời văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12] Phong Lê (1997), Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và chân dung, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội. [13] Phong Lê (1998), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội. [14] Phơng Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15] Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Nhà văn t tởng và phong cách, Nxb

Văn học, Hà Nội. [16] Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của

[17] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 “ 1945, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[18] Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác gia văn học (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Nguyễn Văn Tùng (2002), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trờng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20] Nguyễn Thế Vinh (1998), Nam Cao những mạch nguồn văn, Nxb Văn

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 51 - 58)