Những giọt nớc mắt và ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu trữ tình thấm

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 45 - 51)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.1.Những giọt nớc mắt và ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu trữ tình thấm

thía của Nam Cao.

Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nam Cao là niềm khát khao cháy bỏng, con ngời đợc sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con ngời, đợc sống lơng thiện, đợc phát triển đến “tận độ” những khả năng của loài ngời... Nhà văn đau đớn khôn nguôi trớc tình trạng con ngời bị xúc phạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết mọi mơ ớc và tài năng bị đẩy vào tình trạng sống mòn không có lối thoát. Nhân loại trong cách nhìn của Nam Cao lâm vào tình tạng bị hủy hoại về nhân tính, bị chết mòn về tinh thần, chết khi đang sống... cảm hứng chủ đạo ấy, cách nhìn cuộc đời ấy đã tạo nên giọng điệu chủ yếu trong sáng tác Nam Cao đó là giọng điệu buồn thơng da diết.

Giọng điệu chủ yếu ấy của Nam Cao tạo cho những sáng tác của ông có một tiếng nói riêng so với những nhà văn khác. Nếu nh giọng điệu chủ yếu của Nguyễn Công Hoan là giọng điệu suồng sã, giễu cợt, châm biếm sâu cay, giọng điệu chủ yếu của Vũ Trọng Phụng là giọng điệu hài hớc, mỉa mai, cay độc, đầy phẫn uất, giọng điệu chủ yếu của Nguyên Hồng là thiết tha, sôi nổi thì giọng điệu chủ yếu của Nam Cao là giọng buồn thơng da diết.

Có thể nói rằng những giọt nớc mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng đã góp phần quan trọng tạo nên giọng điệu buồn thơng, da diết ấy. Nam Cao ta có thể nhận ra giọng điệu buồn thơng da diết là giọng điệu chủ đạo làm nên tiếng nói nghệ thuật riêng, độc đáo của ông. Đó là giọng điệu chủ yếu trong phần lớn tác phẩm của ông (Dì Hảo, Lão Hạc, Điếu văn, ở hiền, Từ ngày mẹ chết, Một đám cới, Bài học quét nhà, Nớc mắt....) chất giọng ấy có khi lan toả thấm vào từng câu chữ. Có khi vang lên

trong những lời trữ tình ngoại đề thiết tha sâu lắng, có khi lại thâm trầm toát lên từ âm hởng chung của những cuộc đời, những số phận, mỏi mòn, quẩn quanh, bế tắc, đầy bất hạnh.

Cuộc đời của Dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên đợc Nam Cao kể lại bằng một giọng điệu buồn thơng da diết, đầy nuối tiếc với biết bao bồi hồi, xúc động. Giọng điệu ấy đợc cất lên ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm: “Dì Hảo là con nuôi của bà tôi....”, qua cách xng hô thân thiện nh là ruột thịt. Giọng điệu buồn thơng có khi nhuốm vào cả cảnh vật: “Dì Hảo ơi! tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng. Đó là một buổi chiều có sơng bay”. Có khi không cất lên thành lời mà quện chặt vào cuộc đời cam chịu, nhẫn nại đầy xót xa tủi nhục của Dì Hảo, có lúc lại không sao kìm nén đợc, bật lên thành tiếng than nh những tiếng nức nở, nghẹn ngào: “Dì Hảo ơi!, Dì Hảo hỡi!, Ngời ấy chẳng yêu dì Hảo đâu. Mà lại còn khinh dì là khác nữa....” nhiều đoạn văn trong “Dì Hảo“ đợc viết bằng một giọng điệu run rẩy, nghẹn ngào nh có tiếng khóc ở bên trong. Có thể nói, sự lựa chọn giọng điệu của nhà văn thật chính xác và tinh tế. Nó phù hợp với cuộc đời đầy buồn tủi, bất hạnh của dì Hảo, đồng thời cũng bộc lộ sâu sắc, chân thành thấm thía tình cảm của nhà văn đối với nhân vật, đối với những số phận nhỏ bé, những cuộc đời âm thầm, tủi nhục, không hề biết sống là vui trong xã hội cũ.

Một đám cới” là một câu chuyện đợc kể chủ yếu bằng một giọng điệu buồn thơng chua xót. Giọng điệu ấy dã có lúc không kìm nén nổi bật thành tiếng kêu thơng khi gợi lên nỗi đau ngậm ngùi của Dần mỗi khi nghĩ đến ngời mẹ đáng thơng. “Hỡi ôi! ngời mẹ rất đáng thơng của Dần chết đến hôm nay đã quá một năm rồi. Nghĩ đến mẹ lúc nào Dần cũng ngậm ngùi”. Khi đợc gợi lên qua tiếng thở dài, buồn đến ngơ ngẩn hàng ngày, hàng buổi của ngời cha nhớ đứa con gái không sao tránh khỏi cảnh phải đi ở cho nhà ngời. Giọng điệu buồn thơng khi thì thấm đợm trong lời kể về cái cảnh “hai cha con lại thở dài thở ngắn với nhau” vào cái đêm trớc hôm Dần đi lấy chồng, “Dần khóc đến quá nửa đêm, rồi thiếp đi lúc nào chẳng biết”, lúc lại văng vẳng trong đoạn văn miêu tả nỗi buồn tràn ngập trong lòng ngời cha vào cái ngày cới đứa con tội

nghiệp. Giọng buồn thơng da diết đã tạo ra một bầu không khí thê lơng, lắng đọng thành những giọt nớc mắt xót xa, buồn tủi khi nhà văn đặc tả cảnh đám c- ới: “Đêm tối, đám cới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu ngời cả nhà gái nhà trai (...).

Dần không chịu mặc cái áo dài bà mẹ chồng đa, thành thử lại chính là khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thờng nghĩa là một cái quần cộc xẫng vá đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó xụt xịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sơng lạnh và bóng tối nh một gia đình xẩm lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... ” [1, 361] thiên truyện đã khép lại rồi mà cái giọng điệu buồn thơng chua xót nh vẫn còn văng vẳng đâu đây, cứ thấm thía mãi trong lòng ngời và ám ảnh mãi tâm trí ngời đọc, gợi lên nỗi niềm day dứt khôn nguôi về những kiếp sống mỏi mòn, dật dờ trong bóng tối.

Trong “Điếu văn”, Nam Cao đã dùng giọng điệu buồn thơng ai oán khi kể về cuộc đời nhục nhằn và cái chết tội nghiệp của một ngời bạn. Đúng là lời ai điếu cho một con ngời luôn tận tuỵ với công việc, tận tâm với gia đình mà rốt cuộc đã phải chết trong ốm đau, trong cô đơn, nuối tiếc và tuyệt vọng “chao ôi! giá anh đã đợc ăn bát chè kia! biết đâu anh đã chẳng mát lòng, mát ruột mà sống đợc” [1, 263]. Lắng nghe nh có tiếng khóc, tiếng nức nở nghẹn ngào trong lời kể thê lơng này: “Thị bỏ anh nằm chết khô, chết nỏ đi một ngày đêm. Hai đứa con anh, ẻo lả nh một cái lá lúa và buồn nh một tiếng thở dài ngồi ủ rũ nhìn anh bằng đôi mắt dại đi vì đói quá. Chúng ngáp luôn luôn. Gian nhà tối ẩm, đầy mùi bệnh tật và bừa bộn rác rởi, muỗi ruồi. Chỉ có con ruồi là có vẻ sống, có vẻ hoạt động và khoẻ mạnh giữa cái thế giới ốm yếu ấy, đã chìm một nửa vào cõi chết”. [1, 261]

Giọng điệu buồn thơng da diết là giọng chủ đạo, cơ bản trong nhiều tác phẩm của Nam Cao. Nhng từ những giọng điệu vang lên thấm đẫm nớc mắt ấy, ta vẫn nhận ra mỗi tác phẩm lại có những sắc thái giọng điệu riêng cùng cũng có âm hởng chung là buồn thơng da diết, ở “Bài học quét nhà” là buồn thơng ngậm ngùi, trong “Lão hạc” buồn thơng chua chát. Trong “Từ ngày mẹ chết”,

giọng buồn thơng ấy pha với nỗi bơ vơ cay đắng của sự mồ côi, ở “Mua nhà” là giọng buồn thơng mang sắc thái phân bua, giãi bày đầy day dứt, còn trong “

hiền” là giọng buồn thơng hoà lẫn với nỗi xót xa, ngao ngán: “câu chuyện còn khá dài dòng nhng kéo dài ra để làm gì? Có kể tờng tận cuộc đời làm vợ của Nhu thì cũng chỉ thế mà thôi. Ngời thì ở chỗ nào chả là ngời? mà cuộc đời thì ở bất cứ cảnh nào cũng không trôi theo những định luật cha bao giờ lay chuyển đ- ợc... ” [1, 287]

Cũng là những nhà văn có trái tim nhân đạo lớn, cùng quan tâm sâu sắc đến những con ngời nhỏ bé nhng giọng điệu chủ đạo của Nam Cao vẫn âm sắc riêng khác với Thạch Lam và Nguyên Hồng. ở Thạch Lam, ấy là tiếng nói đầy xót thơng đối với những kiếp ngời sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc, những con ngời tởng chừng nh bị chôn vùi trong những kiếp sống vô danh, vô nghĩa trong xã hội cũ. Một giọng điệu điềm đạm, nhỏ nhẹ, dịu dàng, thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng biết bao đối với tất cả những gì làm nên cuộc sống bình dị hàng ngày. ở Nguyên Hồng, đó là giọng điệu thiết tha, sôi nổi, thống thiết, tràn đầy cảm xúc. Không phải là những cảm xúc nhẹ nhàng, dịu ngọt nh giọng điệu của Thạch Lam mà nh chính Nguyên Hồng tự nhận xét: “Trong cảm xúc bao giờ cũng có cái gì quằn quại, nặng nề” đợc đẩy lên tới cao trào, tới đỉnh điểm của nó: yêu thơng đến nồng cháy, xót xa đến tê dại, đau đớn đến quằn quại và nhiệt tình sôi nổi đến đến bốc lửa. Đây là giọng điệu chủ yếu của Nguyên Hồng trong truyện ngắn “Mợ Du“: “Tôi đã nhiều lúc tự hỏi nhng chỉ thấy thêm rằng chắc chắn Mợ Du đã chết và những cảm tởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi, thằng bé An xa kia không còn những giọt nớc mắt tràn trề để khóc nữa”.

Có giọng điệu văn chơng nh vậy là do Nguyên Hồng viêt văn chủ yếu bằng nớc mắt, bằng máu, bằng trái tim nhiều hơn là bằng trí tụê tỉnh táo. Còn Nam Cao ông viết văn bằng cả trái tim thiết tha sôi nổi với bộ óc tỉnh táo, sắc sảo của mình. Văn Nam Cao có sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc và lý trí. Ông không chỉ xót thơng đối với những kiếp ngời nhỏ bé, những con ngời dới đáy của xã hội mà còn đầy day dứt, trăn trở, ráo riết truy tìm nguyên nhân của

những tấn bi kịch không lối thoát của con ngời. Chính điều đó đã làm cho giọng điệu chủ đạo của ông - giọng buồn thơng da diết không mang sắc thái cảm tính mà nặng trĩu những suy ngẫm triết lý sâu xa.

Nét độc đáo, sự hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của Nam Cao còn đ- ợc thể hiện qua nhịp điệu trần thuật. Chính nhịp điệu trần thuật này thể hiện sự cảm nhận của nhà văn về sự vận động của sự sống, của cuộc đời đợc miêu tả trong tác phẩm.

Trong tác phẩm tự sự, nhịp điệu trần thuật chủ yếu đợc xác định bởi sự tiến nhanh hay chậm của các tình tiết, sự kiện, biến cố. Những sự kiện trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đợc trần thuật bằng một nhịp điệu nhanh, căng thẳng, gấp gáp. ấy là vì nhà văn liên tiếp ném ra các sự kiện, biến cố, biến cố này thúc đẩy biến cố kia dồn dập xuất hiện. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “chỉ trong hơn 100 trang mà các sự kiện, các mâu thuẫn cọ xát nhau đến nảy lửa. Tất cả câu chuyện su thuế, đánh đập, chè chén, bán con, bán chó... liên tiếp xảy ra chỉ trong vòng một ngày ở một làng quê bé nhỏ”. Nhịp điệu ấy chính là nhịp điệu quay cuồng, đầy căng thẳng, dữ dội, quyết liệt của nông thôn Việt Nam trong những ngày cao điểm của mùa su thuế.

Nhịp điệu trần thuật trong sáng tác của Nam Cao khác hẳn với Ngô Tất Tố. Nhìn chung nhịp điệu của Nam Cao thờng là thong thả, khoan thai, chậm rãi. Chính những giọt nớc mắt đã tạo nên nhịp điệu trần thuật cho tác phẩm của Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng tháng Tám. Trớc hết, sáng tác của Nam Cao nhìn chung là rất ít sự kiện, biến cố. Truyện ngắn của ông, nhất là những truyện viết về đề tài trí thức tiểu t sản đợc xem là những truyện “không có truyện”. Có thể nói, cả truyện ngắn và truyện dài của Nam Cao đều rất tha thớt, rất ít sự kiện, biến cố. Những sự kiện, biến cố này lại không đợc tập trung miêu tả để làm nổi bật, lại thờng không đợc phát triển để đẩy cốt truyện đến đỉnh điểm mà thờng lại bị tãn ra, mờ nhạt dần theo dòng tâm t của nhân vật, hoặc là đợc mô tả lặp đi lặp lại tạo nên ấn tợng sâu đậm về một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. Nhân vật Hộ trong “Đời thừa” bao nhiêu lần tức tối, cau có và gắt gỏng, bao nhiêu lần “mắt chan chứa nớc, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố”, bao

nhiêu lần say mềm trở về nhà để rồi đối xử thô bạo với vợ con thì lại bấy nhiêu lần xin lỗi, tự dày vò ăn năn, hối hận cho dù Hộ có tự xỉ vả mình là “thằng khốn nạn”, nhng chắc chắn rằng, ngày mai cuộc đời của Hộ vẫn cứ thế, vẫn lặp đi, lặp lại cái điệp khúc của “đời thừa”.

ở những truyện muốn bao quát cả một quãng đời dài của nhân vật nh dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (ở hiền) ... các sự kiện chính trong cuộc đời nhân vật đợc phục hồi từ tuổi ấu thơ đến thời hiện tại, có sự kiện, nhng sự kiện nh đợc tãn ra theo cái nhịp điệu đều đều, lặp đi lặp lại. Bởi vì nhân vật trớc mỗi sự kiện không có phản ứng quyết liệt, không bao giờ cỡng lại, không dám cỡng lại. Dì Hảo chỉ biết nai lng ra làm, đến khi bị đối xử bất công cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng, nhẫn nhục chịu đựng. Một cuộc đời từ lúc đi lấy chồng chỉ toàn những chịu đựng, những nhẫn nại lặp đi lặp lại nh một điệp khúc buồn thảm. Khi ngời chồng phụ bạc, đa về một ngời vợ theo trơ tráo, thoạt đầu thì dì Hảo “ngạc nhiên”. Rồi thì dì tức tối, sau cùng thì dì nhẫn nại, phải nhẫn nại là hơn: “nếu hắn không về thì cũng thế”. Nhân vật Nhu trong “ở hiền” cũng không bao giờ dám phản ứng lại một điều gì. Cả đời “chỉ biết cúi đầu, cúi cổ làm, nai lng ra làm...”. Cả đời chỉ quen nhờng nhịn, chỉ biết khóc “đến mòn tất cả ngời ra thành nớc mắt”. Nhân vật nh cánh bèo bị dòng đời xô đẩy cứ khô héo dần, tàn lụi dần và ngời đọc cứ phải theo dõi câu chuyện buồn thảm này với một nhịp điệu mòn mỏi, chậm chạp. Cứ nh thế, nhân vật cứ xuôi tay mà lịm dần, còn ngời đọc cũng cứ phải theo dõi những câu chuyện đợc kể bằng một nhịp điệu đều đều, buồn buồn, chầm chậm, nh dòng đời càng ngày càng âm thầm tàn lụi không sao cỡng lại đợc của những con ngời nhỏ bé nhẫn nhục, cam chịu sống kiếp sống quẩn quanh, bế tắc, mòn mỏi, nhục nhằn.

Trần thuật của Nam Cao thiên về miêu tả cho nên dẫu mạch kể có làm cho nhịp điệu nhanh lên, nhng cũng không phá vỡ nổi nhịp điệu chủ yếu trong sáng tác của ông đó là giọng thong thả, nhẩn nha, chậm chạp. Điều kỳ diệu là nhịp điệu trần thuật trong sáng tác của Nam Cao, ta có thể nhận ra nhịp điệu trần thuật trong nhiều tác phẩm của ông linh hoạt, khi thong thả, khi gấp gáp. Nhng chủ yếu vẫn là giọng chùng tạo nhịp điệu chậm chạp, nặng nề - một nhịp

điệu bị kìm hãm lại, chậm lại với nhiều yếu tố. Nhịp điệu ấy chính là sự phản ánh nhịp điệu cuộc đời theo quan niệm của ông, đang chảy trôi “theo những định luật cha bao giờ lay chuyển đợc”. Nó cứ chảy trôi, khi thì tỉ tê, đều đều, chậm chạp, khi thì trì trệ, nặng nề, mòn mỏi nh nhịp điệu của cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp lầm than, của những kiếp sống mòn chết ngay khi đang sống.

Một phần của tài liệu Những giọt nước mắt trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nam cao thời kỳ trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 45 - 51)