Đặc điểm sinh học

Một phần của tài liệu Sử dụng sinh khối saccharomyces cerevisiae từ bột sắn làm thức ăn cho cá trôi (Trang 84 - 87)

II. Hàm lợng tinh bột:

3. Đặc điểm sinh học

Theo Bùi Quang Tề (Giáo trình bệnh của động vật thuỷ sản – NSB Nông nghiệp, 1998) Thì: Trùng Lernaeosis có cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

Phần đầu: Kéo dài thành sừng giống mỏ neo, đâm thủng, bám chắc vào tổ chức ký chủ nên có tên là trùng mỏ neo, miệng có môi trên và môi dới, răng hàm lớn, răng hàm nhỏ và che hàm có đôi anten.

Phần ngực: Phần ngực và phần đầu không rõ ranh giới, ngực có 6 đốt, đốt ngực thứ nhất dính liền với đầu tạo thành đầu ngực, 5 ống còn lại tạo thành ống thẳng và hơi lớn dần về phía sau, phần ngực chứa các đôi chân.

Phần bụng: Phần bụng ngắn nhỏ, phân đốt không rõ ràng đoạn cuối có nạng đuôi, trên có các lông cứng, ngắn.

ở trùng mỏ neo con đực sống tự do, còn con cái sau khi dao phối thì sống ký sinh, hình dạng thay đổi rất lớn, cơ thể kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình.

Cấu tạo bên trong của trùng mỏ neo: Cơ quan tiêu hoá từ miệng đến hậu môn là một ống thẳng, cơ quan sinh dục con đực có tuyến tinh, con cái có hai tuyến trứng ở mặt lng và phần sau đầu

Chu kỳ phát triển đến giai đoạn ấu trùng có đốt Metanaupliu5:

Con đực và con cái tiến hành giao phối một lần, sau đó con đực sống tự do một ngày trong môi trờng rồi chết, con cái sau khi giao phối, tinh dịch đợc chứa trong túi tinh và sử dụng trong suốt quá trình sống. Từ khi con cái đợc giao phối nó tìm đến vị trí ký sinh thích hợp trên cơ thể cá và ký sinh vĩnh viễn cho đến khi chết.

Hình 3: Hình dạng một số loài Lernaea và các dạng biến đổi của sừng, đầu.

Một phần của tài liệu Sử dụng sinh khối saccharomyces cerevisiae từ bột sắn làm thức ăn cho cá trôi (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w