3.3.1. Đa dạng về mục đích sử dụng
Sự đa dạng về nguồn gen các cây có giá trị sử dụng được thể hiện qua bảng 3.7 và hình 3.4 dưới đây.
Bảng 3.7.Thống kê giá trị sử dụng của hệ thực vật núi Tháp Sơn
TT Công dụng Số loài Tỷ lệ %
1 Cây làm thuốc 107 37,15
2 Cây lấy gỗ 47 16,32
3 Cây làm lương thực, thực phẩm 25 8,68
4 Cây làm thức ăn chăn nuôi 9 3,13
5 Cây lấy dầu, tinh dầu 15 5,21
6 Cây làm cảnh 11 3,82
7 Cây có chất độc 1 0,35
8 Cây có giá trị khác 9 3,13
Hình 3.4. Biểu đồ các nhóm công dụng của khu hệ thực vật núi Tháp Sơn
Qua bảng 3.1, bảng 3.7 ở trên, chúng tôi đã thống kê được 161 loài cây có giá trị sử dụng, chiếm 55,91% số loài của hệ. Số loài cây được dùng làm thuốc là 107 loài, chiếm 37,15% tổng số loài của toàn hệ còn các loài cây có giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: cây lấy gỗ 47 loài chiếm 16,32%; cây ăn được có 25 loài chiếm 8,68%; cây cho dầu hoặc tinh dầu có 15 loài chiếm 5,21%; cây làm thức ăn chăn nuôi có 9 loài chiếm 3,13%; cây làm cảnh có 11 loài chiếm 3,82%; còn các cây có giá trị khác có 8 loài chiếm 3,13% tổng số loài trong hệ.
3.3.2. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm
Hệ thực vật Việt Nam nói chung và hệ thực vật Yên Thành nói riêng đã phải chịu nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh (như phá rừng lấy gỗ, củi, đốt than, lấy đất canh tác hoặc đất ở, …). Sức ép đó đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hệ thực vật. Riêng ở khu vực núi Tháp Sơn, trước đây là khu rừng rậm rạp đa dạng cây thân gỗ, sau đó rừng bị nhân dân chặt gỗ về làm nhà, lấy củi đốt đã bị ảnh hưởng khá đến độ đa dạng. Nhiều loài đã mất, nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Theo “Sách đỏ Việt Nam” với các loài nguy cấp như sau:
- CR: Rất nguy cấp; - EN: Nguy cấp.
- VU: Sẽ nguy cấp; - LR: Ít nguy cấp.
M T F Fg Oil Or Mp O Công dụng Tỷ lệ % 37,15 3,13 8,68 16,32 5,21 3,82 0,35 3,13
Qua điều tra, chúng tôi đã thống kê được 06 loài (chiếm 2,08% tổng số loài của hệ) thực vật trong khu hệ này đang bị đe dọa tuyệt chủng. Số liệu cụ thể được ghi ở bảng 3.8 và bảng 3.9.
Bảng 3.8. Thống kê các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở khu vực núi Tháp Sơn
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Mức độ
nguy cấp
1 Sindora tonkinensis A.
Chev. ex K.S.S. Lars. Gụ lau Caesalpiniaceae EN
2 Chukrasia tubularis A. Juss. Lát hoa Meliaceae VU 3 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU
4 Acmena acuminatissimum
(Blume.) Merr. & Perry Thoa Myrtaceae VU
5 Indosinias involucrata
(Gagnep.) J. E. Vidal Đông dương Ochnaceae CR
6 Smilax petelotii T. Koyama Kim cang petelot Smilacaceae CR
Bảng 3.9. Thống kê số lượng các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở khu vực núi Tháp Sơn
Mức độ CR EN VU LR Tổng
Số lượng 2 1 3 0 6
Tổng cộng có 6 loài thực vật ở khu vực núi Tháp Sơn được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Trong số các loài được đề cập đến thì có 2 loài thuộc diện rất nguy cấp là Indosinias involucrata (Gagnep.) J. E. Vidal (Ochnaceae) và
Smilax petelotii T. Koyama (Smilacaceae). Đây là các loài đang đứng trước nguy cơ sẽ bị tuyệt chủng; Có 1 loài thuộc diện nguy cấp là Sindora tonkinensis A. Chev. ex K.S.S. Lars. (Caesanpiniaceae); Có 3 loài thuộc diện sẽ nguy cấp là Chukrasia tubularis A. Juss. (Meliaceae) Ardisia silvestris
(Myrtaceae). Các loài trên đều đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai gần.
3.3. Mối quan hệ của khu hệ thực vật núi Tháp Sơn với các khu hệ khác (Bắc Quỳnh Lưu, Pù Mát) khác (Bắc Quỳnh Lưu, Pù Mát)
Chúng tôi đã lập bảng so sánh hệ thực vật núi Tháp Sơn với hệ thực vật Bắc Quỳnh Lưu và Vườn Quốc gia Pù Mát. Kết quả so sánh được thể hiện ở các bảng số liệu (bảng 3.10, bảng 3.11, hình 3.5).
Bảng 3.10. So sánh số loài trên đơn vị diện tích giữa Tháp Sơn với Bắc Quỳnh Lưu và Pù Mát
Chỉ tiêu so sánh Diện tích (ha) Số loài Mật độ (loài/ha)
Tháp Sơn 50 288 5,760
Bắc Quỳnh Lưu [2] 6.240 516 0,083
Pù Mát [55] 91.213 2494 0,027
Qua bảng 3.10 số loài trên 1ha diện tích ở Tháp Sơn cao hơn nhiều so với Bắc Quỳnh Lưu và Pù Mát. Điều này cho thấy rằng số loài không tỷ lệ thuận với diện tích của nó.
Bảng 3.11. So sánh chỉ số họ, chi của Tháp Sơn với các chỉ số của Bắc Quỳnh Lưu và Pù Mát
Chỉ số Tháp Sơn Bắc Quỳnh Lưu [2] Pù Mát [55]
If (chỉ số họ) 3,39 5,27 12,35
Ig (chỉ số chi) 1,50 1,70 2,68
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh chỉ số họ, chi của Tháp Sơn với các chỉ số của Bắc Quỳnh Lưu và Pù Mát
Qua bảng 3.11 và hình 3.5, ta thấy chỉ số họ, chi của hệ thực vật núi Tháp Sơn thấp hơn so với các hệ thực vật Bắc Quỳnh Lưu và thấp hơn hẳn so với hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, điều này là hợp lôgic vì VQG Pù Mát là địa điểm được điều tra đầy đủ với các phương pháp đa dạng và quy mô trên một diện tích rộng lớn. Còn khu hệ nghiên cứu núi Tháp Sơn chúng tôi mới điều tra bước đầu, thời gian ngắn, chưa được thẩm định đầy đủ và điều tra trên một diện tích nhỏ hẹp nên kết quả còn rất hạn chế.
2,26 5,27 1,70 12,35 3,10 4,61 2,68 3,39 1,50
Tháp Sơn Bắc Quỳnh Lưu Pù Mát
Khu hệ Chỉ số
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thảm thực vật ở Tháp Sơn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về cấu trúc phân loại
* Hệ thực vật Tháp Sơn là hệ thực vật núi đất, gồm 288 loài, 192 chi của 85 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta). Sự phân bố của các taxon trong các ngành không đồng đều trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất, chiếm tới 83,53% tổng số loài.
* Trong ngành Mộc lan thì lớp Mộc lan chiếm ưu thế (86,25%) so với lớp Hành (13,75%). Tỷ trọng giữa hai lớp này là Ma./Li. = 6,27.
* Các họ đa dạng nhất là: Euphorbiaceae, Rubiaceae, Myrtaceae, Poaceae, Fabaceae, Lauraceae, Asteraceae, Mimosaceae, Theaceae, Annonaceae.
* Các chi đa dạng nhất là: Syzygium, Antidesma, Ardisia, Elaeocapus, Hedyotis, Acacia, Ficus, Litsea.
2. Về phổ dạng sống
Hệ thực vật Tháp Sơn có phổ dạng sống như sau:
SB = 88,26Ph + 0,71Ch + 2,13Hm + 3,56Cr + 5,34Th 3. Về giá trị nguồn tài nguyên thực vật
* Hệ thực vật Tháp Sơn có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao vàcho nhiều công dụng. Cây được dùng làm thuốc có số loài cao nhất với 107 loài, chiếm 37,15%; cây lấy gỗ 47 loài, chiếm 16,32%; cây ăn được có 25 loài, chiếm 8,68%; cây cho dầu hoặc tinh dầu có 15 loài, chiếm 5,21%; cây làm thức ăn chăn nuôi có 9 loài, chiếm 3,13%; cây làm cảnh có 11 loài, chiếm 3,82%; còn các cây có giá trị khác có 8 loài, chiếm 3,13% tổng số loài trong hệ.
* Hệ thực vật Tháp Sơn có 6 loài có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, chiếm 2,08% tổng số loài thực vật ở khu vực nghiên cứu.
4. Về mối quan hệ với các khu hệ thực vật khác
* Hệ thực vật Tháp Sơn có mật độ loài cao hơn nhiều so với Bắc Quỳnh Lưu và Pù Mát.
* Hệ thực vật Tháp Sơn có chỉ số họ và chỉ số chi thấp hơn ở Bắc Quỳnh Lưu và thấp hơn hẳn so với hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát
KIẾN NGHỊ
Trong một thời gian tương đối ngắn, mặc dù địa hình và diện tích nghiên cứu không lớn nhưng đề tài còn có nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ, thỏa đáng. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về thành phần loài, rộng hơn về quy mô diện tích
nghiên cứu để đánh giá tính đa dạng của khu hệ thực vật nơi đây nói riêng và ở cả Yên Thành – Nghệ An nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Hồng Ban, 1999. Nghiên cứu đa dạng thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát - Nghệ An. Luận án Tiến sĩ sinh học.
2. Phạm Hồng Ban, Nguyễn Mỹ Hoàn, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài (2009), “Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Bắc Quỳnh Lưu - Nghệ An”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội Nghị Khoa học Toàn quốc. Lần thứ 3, Hà Nội, 22/10/2009, NXB. Nông Nghiệp, 454-460.
3. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân, 2000. Thực vật chí Việt Nam, Tập 1: Họ Na - Annonaceae. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Nam. Tập 2,3. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc và cộng sự, 1984.
Danh lục thực vật Tây Nguyên. Viện sinh học - Viện khoa học Việt Nam, Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Bân, Vũ Xuân Phương và cộng sự, 2000. Thực vật chí Việt Nam. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Bộ Khoa học công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và công nghệ.
9. Lê Trần Chấn, 1990. Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn - Hòa Bình. Luận án PTS.
10. Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Đặng Quang Châu, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Thị Quý, 1999.
Một số kết quả ban đầu về điều tra thành phần loài thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An. Tuyển tập các công trình hội thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội. 13. Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
14. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại thực vật - Thực vật bậc cao. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999 - 2003. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I, II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Vũ Văn Chuyên, 1976. Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc. Nxb Y học, Hà Nội.
17. Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn, Trần Hợp, 1987. Địa lý các họ cây Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, 1997. Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi Tây Nam Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19 Chu Văn Dũng, 1998. Đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn ở Nghệ An. Tạp chí Lâm nghiệp số 11 và 12/98.
20. Vũ Cao Đàm, 1996. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
21. Ban chấp hành Đảng bộ ĐCSVN – Huyện Yên Thành, 2010. Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Thành (1930 – 2005). Nxb Chính trị Quốc gia. 22. Nguyễn Kim Điều, Lê Minh Nhiệm, 1995. Sau 50 năm nhìn lại
nguồn tài nguyên rừng Nghệ An. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học sinh thái nông lâm nghiệp bền vững trung du và miền núi Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tr: 34 - 36
23. Nguyễn Thị Hạnh, 1999. Nghiên cứu các loại cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Con Cuông - Nghệ An. Luận án Tiến sĩ sinh học
24. Phạm Hoàng Hộ, 1970 - 1972. Cây cỏ miền Nam Việt Nam, 2 tập. Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn.
25. Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993. Cây cỏ Việt Nam. 3 tập. Nxb Mê Kông, Santa Anna/Montreal.
26. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, Tập 1 - 3. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
27. Hoàng Hoè, 1998. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 29. Hutchinson J, 1978. Những họ thực vật có hoa, Tập 1 và 2, (Nguyễn Thạch
Bích và Vũ Văn Chuyên dịch). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
30. Lê Khả Kế, (Chủ biên) và cộng sự, 1969 - 1976. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Tập I đến VI. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
31. Lê Vũ Khôi, 1999. Địa lý sinh vật. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 32. Nguyễn Khắc Khôi, 2002. Thực vật chí Việt Nam. Tập 3: Họ Cói –
Cyperaceae. Nxb KH & KT, Hà Nội.
33. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, 1996. Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
34. R.M. Klein, D.T. Clein, 1979. Phương pháp nghiên cứu thực vật, Tập 1. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
35. Trần Thị Kim Liên, 2002. Thực vật chí Việt Nam. Tập 4: Họ Đơn nem – Myrsinaceae. Nxb KH & KT, Hà Nội
36. Phan Kế Lộc, 1998. “Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam (Kết quả kiểm kê thành phần loài)”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 2, 10 – 15.
37. Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc, 1997. Lưu vựu sông Đà. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Phan Kế Lộc và cộng sự, 2005. Giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
39. Đỗ Tất Lợi, 2009. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
40 Trần Đình Lý và cộng sự, 1993. 1900 loài có ích. Nxb Thế giới.
41. Trần Đình Lý, 2005. Thực vật chí Việt Nam. Tập 5: Họ Trúc đào – Apocynaceae. Nxb KH & KT, Hà Nội.
42. Nguyễn Minh Nghị, 1970. Từ điển Latinh - Việt, tên thực vật. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
43. Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh, 1995. Đặc điểm về cấu trúc một số cây thuốc ở Trung du và miền núi tỉnh Nghệ An. Tuyển tập công trình NCKH sinh thái nông lâm nghiệp bền vững ở Trung du và miền núi Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
44. Ngô Trực Nhã, Trần Đình Lý, 1995. Một số kết quả điều tra về cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và các cây trồng trong vườn của một số dân tộc Trung du và miền núi tỉnh Nghệ An. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học sinh thái nông lâm nghiệp bền vững ở Trung du và miền núi Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
45. Vũ Xuân Phương, 2005. Thực vật chí Việt Nam. Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae. Nxb KH & KT, Hà Nội.
46. Lê Văn Phượng, 1982. Một số đặc điểm Nghệ Tĩnh. Nxb Nghệ Tĩnh. 47. Nguyễn Thị Quý, Đặng Quang Châu, 1999. Góp phần nghiên cứu thành
phần loài dương xỉ KBT thiên nhiên Pù Mát Nghệ An. Tuyển tập công trình hội thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 48. Richard P. W., 1969. Rừng mưa nhiệt đới. Tập 1-3. (Vương Tấn Nhị
dịch). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
49. Hoàng Thị Sản, Chủ biên. Huỳnh Thị Bé, 1998. Thực hành phân loại thực vật. Nxb Giáo dục.
50. SFNC, 2001. Pù Mát - Điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội,
51. Tạp chí Sinh học, 1994. Số chuyên đề hệ thực vật Việt Nam, Tập 16 - Số 4. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. 52. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1992. Danh lục thực vật Cúc Phương. Nxb
Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội.
53. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học.
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
54. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004. Đa dạng di truyền và tài nguyên thực vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
55. Nguyễn Nghĩa Thìn, Phan Thanh Nhàn, 2004. Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.