Xác định và kiểm tra tên khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi tháp sơn xã hậu thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành tiêu bản thì chúng tôi tiến hành phân loại mẫu theo từng họ và trong từng họ thì phân loại mẫu theo từng chi nếu có thể. Để tiến hành xác định tên loài, thực thiện theo trình tự các bước sau:

+ Phân họ: Sau khi thu mẫu, tiến hành phân loại sơ bộ mẫu thành các họ ngay tại hiện trường dựa vào cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [53]và “Cẩm nang tra cứu nhanh các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (1997) [3].

+ Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong. - Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.

- Khi tra khoá định loại cần chú ý các đặc điểm đối nhau để dễ phân định các cặp dấu hiệu.

- Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực Các tài liệu chính dùng trong quá trình định loại gồm:

- Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993, 1999 – 2000) [25][26]. - Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 – 1988) [66].

- Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (Lê Khả Kế và cộng sự, 1969 – 1976) [30].

- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 – 2005) [5][64]. - Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [13].

- Thực vật chí Đông Dương (Flore gererale de I Indo-chine, H. Lecomte, 1907 – 1951) [theo 69].

- Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam (Flore du Camboge, du Laos et du Vietnam, Aubreville A. et al., 1960 – 1997) [theo 67].

- Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam): Họ Na – Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000) [4]; Họ Cói – Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002) [32]; Họ Trúc đào – Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2005) [41]; Họ Đơn nem – Myrsinaceae (Nguyễn Thị Kim Liên, 2002) [35]; Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae (Vũ Xuân Phương, 2005) [45]

- Khóa định loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999) [theo 72].

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi có đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Tiến hành sắp xếp các taxon họ và chi theo hệ thống của Brummitt “Vascular Plant Families and Genera” (1992). Điều chỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”

của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) [26], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 – 2005) [5][64], “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (2007) [13].

+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các loài về dạng sống, công dụng, tình trạng đe doạ, bảo tồn dựa thêm vào các tài liệu:

- 1900 cây cỏ có ích (Trần Đình Lý, 1993) [40]. - Sách đỏ Việt Nam (2007) [8].

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997) [12].

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2009) [39]. - Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [13]. - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [28].

- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2001 – 2005) [5].

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi tháp sơn xã hậu thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w