Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi tháp sơn xã hậu thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 28)

2.5.1. Thu thập số liệu thực địa

Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu vật rất quan trọng, làm cơ sở để xác định các taxon và xây dựng bảng danh lục đầy đủ và chính xác .

Dựa vào đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Tuyến điều tra được sử dụng rộng 2m chạy xuyên qua địa hình nghiên cứu nhằm mục đích thu hết các mẫu thực vật ở khu vực nghiên cứu và điều tra theo 3 tuyến khác nhau.

2.5.2. Thu mẫu ngoài thiên nhiên

Thu mẫu dựa theo phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và Klein R.M., Klein D.T. (1979) [34] [53].

Để thu mẫu, chúng tôi sử dụng các bao tải, túi polyethylen để đựng mẫu. Các mẫu sau khi thu được đánh số thứ tự, dùng nhãn ghi chép các đặc điểm thực vật của mẫu.

Nguyên tắc thu mẫu:

+ Mẫu thu phải có đẩy đủ các bộ phận: cành, lá, hoa quả đối với cây thảo. Đối với dương xỉ thì lấy cả rễ và lá. Mỗi cây thu từ 2 đến 3 mẫu.

+ Các mẫu thuộc cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu.

+ Ghi chép lại những đặc điểm dễ nhận biết của mẫu để tiện định loại khi mẫu khô như: nhựa mủ, màu sắc, hoa quả, lá, …

+ Sau khi thu mẫu, cho mẫu vào túi polyethylen, buộc chặt, cho vào bao tải để đem về xử lý.

+ Mẫu sau khi thu thập từ thực địa được xử lý qua bằng cồn chứa 3 – 5% HgCl2 để chống mốc và làm tiêu bản theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [53].

+ Các mẫu phải được xử lý ngay sau khi đưa về phòng Bách thảo của bộ môn, tại đây tiêu bản được cắt tỉa lại, sau đó mẫu được gắn số hiệu và bỏ vào trong 1 tờ báo gấp tư, mỗi mẫu ép cần lật ngửa một vài lá để thuận tiện cho công tác định loại sau này.

+ Đối với các mẫu có hoa, quả thì khi ép mẫu tránh hiện tượng cho hoa, quả dính vào lá để hạn chế hiện tưởng hỏng mẫu do dính các bộ phận với nhau.

+ Các mẫu sau khi ép thi xếp vào kẹp mắt cáo (khoảng 15 – 20 mẫu/1 kẹp) rồi buộc chặt sau đó đem sấy hoặc phơi khô mẫu. Trong quá trình làm khô mẫu cần trở mẫu để mẫu được khô đều. Cần phải thay báo thường xuyên cho mẫu để tránh hiện tượng ẩm mốc làm mất màu tự nhiên của mẫu.

+ Các mẫu sau khi được làm khô và ép phẳng sẽ được trình bày trên và khâu đính trên bìa giấy cứng croki kích thước 30 cm x 40 cm.

2.5.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành tiêu bản thì chúng tôi tiến hành phân loại mẫu theo từng họ và trong từng họ thì phân loại mẫu theo từng chi nếu có thể. Để tiến hành xác định tên loài, thực thiện theo trình tự các bước sau:

+ Phân họ: Sau khi thu mẫu, tiến hành phân loại sơ bộ mẫu thành các họ ngay tại hiện trường dựa vào cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [53]và “Cẩm nang tra cứu nhanh các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (1997) [3].

+ Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong. - Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.

- Khi tra khoá định loại cần chú ý các đặc điểm đối nhau để dễ phân định các cặp dấu hiệu.

- Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực Các tài liệu chính dùng trong quá trình định loại gồm:

- Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993, 1999 – 2000) [25][26]. - Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 – 1988) [66].

- Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (Lê Khả Kế và cộng sự, 1969 – 1976) [30].

- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 – 2005) [5][64]. - Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [13].

- Thực vật chí Đông Dương (Flore gererale de I Indo-chine, H. Lecomte, 1907 – 1951) [theo 69].

- Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam (Flore du Camboge, du Laos et du Vietnam, Aubreville A. et al., 1960 – 1997) [theo 67].

- Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam): Họ Na – Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000) [4]; Họ Cói – Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002) [32]; Họ Trúc đào – Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2005) [41]; Họ Đơn nem – Myrsinaceae (Nguyễn Thị Kim Liên, 2002) [35]; Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae (Vũ Xuân Phương, 2005) [45]

- Khóa định loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999) [theo 72].

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi có đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Tiến hành sắp xếp các taxon họ và chi theo hệ thống của Brummitt “Vascular Plant Families and Genera” (1992). Điều chỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) [26], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 – 2005) [5][64], “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (2007) [13].

+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các loài về dạng sống, công dụng, tình trạng đe doạ, bảo tồn dựa thêm vào các tài liệu:

- 1900 cây cỏ có ích (Trần Đình Lý, 1993) [40]. - Sách đỏ Việt Nam (2007) [8].

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997) [12].

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2009) [39]. - Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [13]. - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [28].

- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2001 – 2005) [5].

2.5.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật

Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Đây là danh sách phản ảnh đầy đủ các thông tin cho mục đích của việc nghiên cứu như tên Việt Nam, tên khoa học, dạng sống, công dụng, yếu tố địa lý.

2.5.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại

2.5.6.1. Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành

Dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, thống kê số loài, số chi và họ theo từng ngành thực vật từ đó tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của khu vực nghiên cứu.

2.5.6.2. Đánh giá độ đa dạng loài của các họ

Xác định các họ có nhiều loài và tính tỷ lệ % số loài các họ trong đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật trên cơ sở bảng danh lục thực vật đã xây dựng.

Xác định chi có nhiều loài và tính tỷ lệ % số loài các chi trong đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật trên cơ sở bảng danh lục thực vật đã xây dựng.

2.5.7. Phương pháp nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống

Căn cứ vào các thông tin thu thập từ các bộ thực vật chí tiến hành xác định và phân loại dựa theo vị trí của chồi so với mặt đất trong mùa bất lợi cho sinh trưởng .

Trên thế giới cũng như Việt Nam thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) thông qua vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này của Raukiaer gồn 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1. Phanerophytes (Ph): Cây có chồi trên đất 2. Chamaephytes (Ch): Cây có chồi sát đất.

3. Hemicriptophytes (Hm): Cây có chồi nửa ẩn (chồi ngang mặt đất). 4. Criptophytes (Cr): Cây có chồi ẩn (chồi nằm dưới mặt đất).

5. Theophytes (Th): Cây một năm.

Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo kiểu dạng sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mứa độ đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố đối với hệ thực vật.

2.5.8. Phương pháp xác định giá trị sử dụng

Dựa vào một số tài liệu như “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và cộng sự, 1993; “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, 1999; “Từ điển thực vật thông dụng” của Võ Văn Chi, 2003, 2004; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2009), “Danh lục các loài thực vật

Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2001 – 2005) để xếp các loài cây vào các công dụng khác nhau như:

1. Cây làm thuốc (M). 2. Cây lấy gỗ (T).

3. Cây làm lương thực, thực phẩm (F). 4. Cây làm thức ăn chăn nuôi (Fg). 5. Cây lấy dầu, tinh dầu (Oil). 6. Cây có chất độc (Mp). 7. Cây làm cảnh (Or). 8. Cây có giá trị khác (O).

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đa dạng về các taxon thực vật

Qua quá tình nghiên cứu, chúng tôi đã lập được bảng danh lục thành phần loài của hệ thực vật khu vực núi Tháp Sơn thuộc xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bước đầu chúng tôi đã xác định được 288 loài, 192 chi của 85 họ thuộc ba ngành thực vật bậc cao có mạch là Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta và sắp xếp theo Brummitt (1992) (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Danh lục các loài thực vật núi Tháp Sơn Xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Taxon Tên Việt Nam Dạng sống Công dụng

Phyll.1. Polypodiophyta Ngành Dương xỉ Fam.1. Adiantaceae Họ Ráng vệ nữ

1 Adiantum diaphanum Blume Nguyệt xỉ suốt Ph

2 Adiantum stenochlamys Baker Ráng nguyệt xỉ bao ngắn Cr

Fam.2. Pteridaceae Ráng có môi

3 Cheilanthes tenuifoliaf.) Sw. (Burn. Ráng có môi lá mảnh Ch

Fam.3. Davalliaceae Họ Ráng đà hoa

4 Davallia solida (G. Forst.) Sw. Ráng đà hoa chắc Ph

Fam.4. Dennstaedtiaceae Họ Đàn tiết

5 Dennstaedtia scabraHook.) T. Moore (Wall. ex Ráng đàn tiết Ph

Fam.5. Lindsaeaceae Ráng liên sơn

6 Lindsaea lucida Blume Ráng liên sơn sáng Ph

7 Lindsaea orbiculataMett. ex Kuhn (Lam.) Ráng liên sơn tròn Ph

8 Dryopteris chrysocomaChist.) C. Chr. (H. Ráng cảnh bần lông vàng Ph

9 Pleocnemia leuzeanaC. Presl (Gaudich) Ráng yểm dực giả Leuze Ph

Fam.7. Aspidiaceae Ráng nhiều hàng

10 Polystichum deltodonDiels (Baker) Ráng nhiều hàng gần mép Cr

Fam.8. Gleicheniaceae Họ Guột

11 Dicranopteris linearis f.) Underw (Burm. Tế thường Ph

Fam.9. Osmundaceae Họ Ráng ất minh

12 Osmunda javanica Thunb. Ráng ất minh nhật Ph

Fam.10. Polypodiaceae Họ Ráng tai chuột

13 Pyrrosia piloselloidesPrice (L.) M. G. Ráng tai chuột vảy ốc Cr

Fam.11. Lygodiaceae Họ Bòng bong

14 Lygodium digitatum C. Presle Bòng bong nhỏ Ph

15 Lygodium scandens (L.) Sw. Bòng bong leo Ph M, Or

Fam.12. Thelypteridaceae Họ Ráng thư dực

16 Pronephrium triphyllumHolthum (Sw.) Ráng thân ba lá Ph

Phyll.2. Pinophyta Ngành Thông Fam.1. Gnetaceae Họ Dây gắm

17 Gnetum formosum Markgr Dây gắm Ph F, O (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18 Gnetum gnemongnemon L. var. Gắm cây Ph

19 Pinus merkusianaVriese Sungh. & de Thông hai lá Ph M, O

Phyll.3. Magnoliophyta Ngành Mộc lan Class.1. Magnoliopsida Lớp Mộc lan Fam.1. Anacardiaceae Họ Đào lộn hột

20 Lannea coromandelicaMerr. (Houtt.) Cóc chuột Ph M, O

Fam.2. Annonaceae Họ Na

21 Dasymaschalon rostralum Merr. & Chun Mao quả có mỏ Ph M

22 Desmos chinensis Lour. Dẻ trung quốc Ph Oil

23 Friesodielsia fornicataDas (Roxb.) D. Cờm chài vòm Ph

24 GoniothalamusPierre ex Fin. & Gagnep.tamirensis Giác đế tamir Ph

25 Meiogyne subsessilisSincl. (Ast) Bán thư không cọng Ph

26 Polyalthia nemoralis DC. Quân đầu ít tâm bì Ph

27 Xylopia vielana Pierre Giền đỏ Ph M

Fam.3. Apiaceae Họ Hoa tán

28 Centella asiatica Mart. (L.) Urb. in Rau má Cr M

Fam.4. Apocynaceae Họ Trúc đào

29 Kibatalia macrophyllain Planch. ex Hua) Woodson (Pierre Thần linh lá to Ph

30 Melodinus tonkinensis Pitard Giom bắc bộ Ph F 31 Rauwolfia sp. Ba gạc

33 Tabermaemontana pandacaqui Poir. in Lamk. Làipandacaque trâu Ph

Fam.5. Aquifoliaceae Họ Bùi

34 Ilex annamensis Tardieu Bùi trung bộ Ph

35 Ilex rotunda Thunb. Bùi lá tròn Ph T, M

Fam.6. Asclepiadaceae Họ Thiên lý

36 Periploca calophylla Falc. (Wight) Chu đằng lá đẹp Ph

37 Streptocaulon juventasMerr. (Lour.) Hà thủ ô nam Ph M

Fam.7. Asteraceae Họ Cúc

38 Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz Kim đầu bông Th M, F 39 Blumea lacera (Burm.f.) DC. Kim đầu te Th M, F 40 Blumea sinuata (Lour.) Merr. Kim đầu dợn Ph M 41 Eclipta prostrata (L.) L. Cỏ mực Th M 42 Erigeron crispus Pour. Thượng lão nhăn Th M 43 Eupatorium odoratum L. Cỏ xương ma Ph M, Mp 44 Lactuca indica L. Bồ công anh Th M

45 Spilanthes iabadacensis Moore A. H. Núc áo Th M, F

46 Vernonia cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông Ph M

Fam.8. Bignoniaceae Họ Núc nác

47 Campris radicans (L.) Seem. Đang tiêu Ph M, Or (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Fam.9. Bursenaceae Họ Trám

48 Canarium bengalensis Roxb. Trám hồng Ph M,F,T 49 Canarium parvum Leenh. Trám chim Ph F, M

50 Canarium subulatum Guillaum. Cà na mũi nhọn Ph T, F

Fam.10. Caesalpiniaceae Họ Vang

51 Erythrophleum fordii Olive Lim xanh Ph T

52 Sindora tonkinensisK.S.S. Lars. A. Chev. ex Gụ lau Ph T

Fam.11. Capparaceae Họ Bạch hoa

53 Capparis acutifoliaabovata Jacobs Sweet ssp. Cáp xoan ngược Ph

54

Capparis acutifolia Sweet ssp.

sabiifolia (Hook. f. & Thoms.) Jacobs

Cáp lào Ph

55 Capparis sp. Màn màn

Fam.12. Casuarinaceae Họ Phi lao

56 Casuarina equisetifoliaG. Forst. J.R. & Phi lao Ph T, M, O

Fam.13. Celastraceae Họ Chân danh

57 Microtropis rhyncocarpa Merr. Vi lường trái có múi Ph

Fam.14. Clusiaceae Họ Bứa

58 CalophyllumPierre dongnaiense Cồng nước Ph

59 Calophyllum membranaceum

Gardn. & Champ. Còng da Ph M

60 CalophyllumPlanch. & Triana pisiferum Cồng giây Ph

61 Kayea ferruginea Pierre Vấp sét Ph 62 Kayea macrocarpa Pierre Vấp trái to Ph

63 Rourea harmandiana Pierre Dây lửa harmand Ph

Fam.16. Convolvulaceae Họ Bìm bìm

64 Ipomoea quamoclit L. Tóc tiên Th M

Fam.17. Dilleniaceae Họ Sổ

65 Tetracera scandens (L.) Merr. Dây chiều Ph M

Fam.18. Dipterocarpaceae Họ Dầu

66 Hopea helferi (Dyer) Brandis Sao xanh Ph T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Fam.19. Ebenaceae Họ Thị

67 Diospyros apiculata Hiern. Thị lọ nồi Ph T, K 68 Diospyros decandra Lour Thị Ph F, Or, M

Fam.20. Elaeocarpaceae Họ Côm

69 Elaeocarpus bidupensis Gagnep. Côm bì đúp Ph T

70 Elaeocarpus grumosus Gagnep. Côm có mụt Ph T 71 Elaeocarpus poilanei Gagnep. To Ph

72 Elaeocarpus sp. Côm

73 Elaeocarpus sylvestris Poir. in Lamk. (Lour.) Côm trâu Ph

Fam.21. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

74 Alchornea tiliaefoliaMuell.-Arg. (Benth.) Long đồng Ph M

75 AntidesmaGagnep. eberhardtii Chòieberhardt mòi Ph

76 Antidesma fordii Hemsl. Chòi mòi lông vàng Ph F, T 77 Antidesma sp. Chòi mòi

79 Antidesma velutinosum Blume Chòi mòi nhung Ph

80 Antidesma velutinum Tul. Chòi mòi lông nhung Ph

81 Aporosa tetrapleura Hance San Ph T 82 Aporosa villosa (Lindl.) Baill Tai nghé lông Ph M 83 Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bồ cu vẻ Ph M 84 Bridelia balansae Tutcher Đỏm balansa Ph T 85 Bridelia stipularis (L.) Blume Đỏm lá bẹ Ph M

86 Cleistanthus petelotii Croiz. Merr. ex Cọc rào gân dày Ph

87 Croton agryratus Blume Cù đèn bạc Ph T, M 88 Croton eberhardtii Gagnep. Cù đèn eberhardt Ph

89 Drypetes assamicaPax & Hoffm. (Hook. f.) Sang trắng assam Ph

90 Drypetes poilanei Gagnep. Sang trắng poilan Ph

91 Euphorbia thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ Hm M 92 Glochidion eriocarpum Champ. Bòn bọt Ph M

93 Koilodepas longifolium Hook. f. Khổng Ph M 94 Mallotus thorelii Gagnep. Ruối thorel Ph

95 Phyllanthus amarus Schum. Diệp hạc châu đắng Ph M

96 Phyllanthus debilis Willd. Klein ex Diệp hạc châu yếu Ph

97 Phyllanthus rubicundus Beille Diệp hạ châu tía Ph

98 Sapium discolor Benth.) Muell.-Arg.(Champ. ex Sòi bạc Ph T, M, Oil

100 Sauropus androgynus (L.) Merr. Bồ ngót Ph F, M

Fam.22. Fabaceae Họ Đậu

101 Derris elliptica (Roxb.) Benth. Cổ rùa Ph Mp 102 Derris malaccensis (Benth.) Prain Cóc kèn malaixia Ph Mp

103 Desmodium auricomumex Benth. Grah. Tràng quả tóc vàng Th Fg

104 Desmodium strigillosum Schindl. Tràng quả cào Ph M

105 Desmodium triflorum (L.)DC. Tràng quả ba hoa Ch Fg, M 106 Dalbergia darlacensis Phamh. Trắc đắc lắc Ph (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

107 Mucuna revoluta Wilmot-Dear Đậu móc Ph

108 Ormosia pinnata (Lour.) Merr. Chàng ràng Ph T

109 Phyllodium elegans (Lour.) Desv Đồng tiền lông Ph M

110 Placolobium cambodianum (Gagnep.) Yakovl. Ràngcambodia ràng Ph T, Or

111 Styphnolobium japonicumSchott (L.) Hoa hòe Ph M

Fam.23. Flacourtiaceae Họ Mùng quân

112 Homalium cochinchinensis (Lour.) Druce Chà ran nam bộ Ph M, T

113 Hydnocarpus anthelminthica Pierre ex Gagnep. Lọ nồi Ph M, T

Fam.24. Hypericaceae Họ Ban

114 Cratoxylon formosumBenth. & Hook. f. ex Dyer (Jack.) Thành ngạnh dẹp Ph T

Fam.25. Icacinaceae Họ Thụ đào

116 Gomphandra tetrandraSleum (Wall.) Bổ béo bốn nhị Ph M

Fam.26. Juglandaceae Họ Hồ đào

117

Engelhardia spiacata var.

aceriflora (Reindw.) Koord. & Valet.

Chẹo lá phong Ph

Fam.27. Lauraceae Họ Long não

118 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông Ph Oil 119 Alseodaphne sp. Vàng trắng

120 Cassytha filiformis L. Tơ xanh Ph M

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi tháp sơn xã hậu thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 28)