Kiến nghị về tài khoản kế toán.

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán chuyên đề hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH TM và DV hoa hồng (Trang 60 - 61)

- Sổ này có 15 trang, dánh số từ trang 01 đến 15 Ngày mở sổ : 01/01/2012.

3.2.2. Kiến nghị về tài khoản kế toán.

 Kế toán bán hàng Công ty nên sử dụng thêm tài khoản theo dõi dự phòng giảm giá hàng tồn kho – TK 1593 ( căn cứ theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC) nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng đồng thòi giúp ban lãnh đạo nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo công thức:

Mức dự phòng Số lượng (Giá hàng hóa trên sổ kế toán - Giá giảm giá HTK = HTK x hàng hóa trên thị trường cuối kỳ ) Cuối năm kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho kế toán tính cho từng loại hàng hóa riêng và hạch toán như sau:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ năm tiếp theo kế toán tiến hành kiểm tra

- Nếu trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước thì số chênh lệch lơn hơn ghi:

Nợ TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 : Giá vốn hàng bán (chi tiết).

- Nếu trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập năm trước thì hạch toán như sau:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (chi tiết)

Có TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Bên cạnh theo dõi dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán bán hàng cũng nên theo dõi dự phòng nợ phải thu khó đòi vì khách hàng của Công ty rất nhiều nên tránh tình trạng chiếm dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính toán xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

Nợ TK 6422

Có TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi

- Cuối niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:

Nợ TK 1592 Có TK 6422

Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung. Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.

+ Trong niên độ kế toán tiếp theo thu hồi hay xoá sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 1592 : Trừ vào dự phòng

Nợ TK 6422 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 131, 138...: Toàn bộ số nợ xoá sổ

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay lại thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập:

Nợ TK 1592

Có TK 6422

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán chuyên đề hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH TM và DV hoa hồng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w