0
Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Nhiệm vụ của chơng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸ 1946 1954 (Trang 33 -44 )

. Đồ biểu hình cột (viện trợ của Mỹ cho Pháp từ 1950 1954)

2.1.2. Nhiệm vụ của chơng

2.1.2.1. Nhiệm vụ giáo dỡng (cung cấp tri thức khoa học):

Nh chúng ta đã biết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc là sự tiếp tục cuộc cách mạng tháng Tám, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân theo ngọn cờ của Đảng. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh do Đảng cộng sản lãnh đạo. Vì vậy, khi giảng dạy chơng này, giáo viên cần giúp cho học sinh thấy đợc nguyên nhân mà Đảng và Chính phủ phát động cuộc kháng chiến trong cả nớc. Cuộc kháng chiến bùng nổ là nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nớc, là hành động

tự vệ chính đáng và cần thiết của nhân dân ta. Qua diễn biến của cuộc kháng chiến, giúp học sinh nắm đợc diến biến của các giai đoạn và kết quả, ý nghĩa của từng giai đoạn đối với toàn bộ tiến trình kháng chiến. Đồng thời, giúp học sinh nhận thức đợc vai trò to lớn của Đảng và Chính phủ trong việc lãnh đạo kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thấy đợc những âm mu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lợc nớc ta.

Nhận thức đúng đắn các vấn đề trên, học sinh càng hiểu rõ sự nỗ lực to lớn của nhân dân ta trong việc thực hiện đờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trờng kỳ và tự lực cánh sinh đa tới những thắng lợi trên mọi lĩnh vực. Qua đó, giáo viên giúp học sinh thấy đợc kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến cũng nh rút ra nguyên nhân thắng lợi, quy luật lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2.1.2.2. Nhiệm vụ giáo dục:

Trên cơ sở cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử cụ thể trong giai đoạn này giáo viên góp phần vào nhiệm vụ giáo dục cho học sinh những mặt cụ thể sau: tin tởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng - Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời, giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với đảng, Bác Hồ và những ngời có công với cách mạng. Bác Hồ không chỉ là ngời đã vạch ra đờng lối kháng chiến mà còn cùng với đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn, đa dân tộc ta tiến vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đợc đánh đổi bằng sự hy sinh xơng máu của các thế hệ ngời Việt Nam yêu nớc. Là sự hy sinh của các một dân tộc với ý chí “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nớc, nhất định không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh). Vì vậy, qua dạy học lịch sử giai đoạn này cần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nớc, yêu độc lập tự do, biết trân trọng, bảo vệ và phát huy những thành quả của cách mạng …

Ngoài ra, đây là giai đoạn lịch sử mà Việt Nam chịu sự tác động rõ rệt của tình hình thế giới nh “cuộc chiến tranh lạnh” của Mỹ phát động, cuộc đấu tranh của nhân dân và giai cấp vô sản ở nhiều nớc, cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân

chủ, tiến bộ của các lực lợng trên thế giới, cũng nh làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc của nhiều nớc trên thế giới … Qua đó, giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế vô sản, ý thức cộng đồng, lòng yêu chuộng hòa bình …

2.1.2.3. Nhiệm vụ phát triển:

Đây là giai đoạn diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp đòi hỏi học sinh phải biết t duy nh: phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện tiêu biểu, đối chiếu nhằm nắm đợc cốt lõi vấn đề giữa các mối quan hệ phức tạp của nó, rút ra những bài học cần thiết cho hiện tại và tơng lai.

Khi dạy chơng “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ 1946 - 1954” giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tiếp cận tài liệu, đồ dùng trực quan, phơng pháp t duy lôgic đúng đắn để rút ra đợc những vấn đề cơ bản của cuộc kháng chiến.

sử dụng đồ dùng trực quan khi giảng dạy chơng “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ 1946 - 1954” góp phần hình thành kỹ năng, kỹ xảo về “đọc” bản đồ, tranh ảnh, sáng tạo nghệ thuật, vẽ bản đồ, vẽ tranh minh hoạ, rèn luyện ngôn ngữ diễn đạt cho học sinh.

2.1.3. Nội dung cơ bản của chơng:

chơng “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ 1946 - 1954” gồm 3 bài dạy trong 8 tiết tạo thành một thể thống nhất. Qua bài dạy giúp học sinh nắm đợc nguyên nhân, diễn biến, tính chất, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nội dung cơ bản của chơng thể hiện qua các bài, tiết nh sau: Bài 9: Những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946 - 1950)

Nội dung bao trùm của bài này là nguyên nhân Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến. Đờng lối kháng chiến của Đảng đợc thể hiện rõ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến với các sự kiện cơ bản nh cuộc chiến đấu trong các đô thị, chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến tranh du kích vùng sau lng địch và chiến dịch Biên giới thu đông (1950).

Cụ thể qua 4 tiết:

Mục 1: Thực dân Pháp bội ớc và kháng chiến toàn quốc bắt đầu

Mục này nhằm làm cho học sinh hiểu vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến thông qua các sự kiện cơ bản:

Thứ nhất, thực dân Pháp bội ớc đã tiến hành những hành động khiêu khích, xâm lợc trắng trợn buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí kháng.

Thứ hai, việc Đảng - Chính phủ phát động kháng chiến là một chủ trơng đúng đắn, kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng nh yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam. Bởi vì, những điều kiện cho phép tiến hành đấu tranh chính trị - ngoại giao với Pháp không còn nữa; cùng với việc phát động toàn quốc kháng chiến Đảng - chính phủ kịp thời đề ra đờng lối kháng chiến. Nội dung cơ bản của đ- ờng lối kháng chiến đợc nêu lên trong 3 văn kiện quan trọng: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí th Trờng Chinh.

Mục 2: Cuộc chiến đấu trong các đô thị:

Giới thiệu cuộc chiến đấu trong các đô thị nh Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng … đặc biệt nhấn mạnh cuộc chiến đấu ở Hà Nội vì nó tiêu biểu cho cả nớc.

giáo viên cần nhấn mạnh kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị: đánh bại hoàn toàn âm mu và kế hoạch của thực dân Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của ta tại Hà Nội, tiêu diệt lực lợng vũ trang ta ở thành phố, thị xã; tiêu hao và vây hãm quân địch dài ngày trong các thành phố, tạo điều kiện cho cả nớc chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Tiết 2: Mục II: Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947:

Mục 1: Đẩy mạnh kháng chiến lâu dài:

ở mục này cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản sau: Đảng - Chính phủ lãnh đạo nhân dân tiến hành di chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản c và tiếp c, phá hoại đờng giao thông, nhà cửa … nhằm cản bớc tiến của quân thù. Tổ chức phong trào tăng gia sản xuất, tiếp tục duy trì và phát triển phong trào “Bình dân học vụ” thanh toán nạn mù chữ.

Mục 2: Chiến dịch Việt Bắc thu đông: giảng dạy mục này giáo viên cần làm rõ những nội dung sau:

Âm mu của thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc là nhằm thực hiện chiến lợc đánh nhanh thắng nhanh. Địch tấn công lên Việt Bắc không nằm ngoài sự phán đoán của ta. Ngày 15/9/1947 thờng vụ Trung ơng Đảng ra chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch. Tiếp theo, từ ngày 27 - 29/9/1947 Bộ tổng chỉ huy triệu tập Hội nghị quân sự lần thứ 4 thống nhất nhận định về hớng tiến công và đề ra chủ trơng đẩy mạnh tác chiến thu đông. Do đó, mọi công tác chuẩn bị đợc triển khai ở các địa phơng.

Chiến dịch Việt Bắc thu đông diễn ra từ 7/10/1947 và kết thúc ngày 19/12/1947 đây là chiến dịch phản công lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi đó đánh dấu bớc chuyển mới: chiến lợc đánh nhanh thắng nhanh của địch bị thất bại hoàn toàn buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Tiết 3: Mục III: Toàn dân và toàn quân thi đua đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.

Mục 1: đẩy mạnh chiến tranh du kích

Những thủ đoạn, âm mu của địch sau thất bại trong cuộc tấn công lên việt Bắc phải chuyển sang chiến lợc đánh lâu dài với chính sách căn bản “dùng ngời Việt đánh ngời Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Từ chỗ dùng quân sự là chủ yếu chúng chuyển sang hoạt động đối phó với ta nhằm củng cố vùng tạm chiếm. Liên tiếp dùng các “xứ tự trị” hòng phá hoại khối đoàn kết toàn dân, tăng cờng bắt lính phát triển nguỵ quân. Trong nửa đầu năm 1948, giặc Pháp đã bình định có kết quả ở nhiều nơi. Trong nhiều địa phơng phong trào chiến tranh du kích giảm sút, cán bộ du kích mất dân, mất đất cơ sở và tổ chức kháng chiến ở địa phơng có nguy cơ tan vỡ. Vì vậy, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lng địch là một trong những công tác quan trọng. Thông qua đó, nhằm gây dựng, duy trì và phát triển phong trào kháng chiến, làm rối loạn hàng ngũ địch, lập lại chính quyền của ta.

Cuộc chiến đấu ở vùng sau lng địch không chỉ phát triển ở vùng núi và nông thôn, đồng bằng mà còn diễn ra ngay trong các thành phố lớn.

Đi đôi với phát triển chiến tranh du kích từ năm 1948 bộ đội ta còn tiến hành đánh vận động.

Mục 2: Củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế kháng chiến, phát triển văn hoá giáo dục, xã hội:

Mục này có 3 ý cơ bản:

Thứ nhất, củng cố chính quyền Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính ở các cấp đợc củng cố, kiện toàn, thu hút đợc các thành phần cơ bản trong nhân dân lao động ngày càng nhiều. Đảng - Chính phủ rất quan tâm đến việc củng cố và mở rộng khối đoàn kết toàn dân, mở rộng mặt trận việt minh và liên việt.

Thứ hai, về công tác xây dựng kinh tế kháng chiến là đấu tranh kinh tế với địch, tăng cờng khả năng tự cấp, tự túc.

Thứ ba, về công tác phát triển văn hoá - giáo dục - xã hội đó là xây d ng nền văn hoá theo tinh thần dân tộc - khoa học - đại chúng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát triển y tế, giáo dục …

Những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và xã hội trong những năm 1948 - 1950 đã góp phần xây dựng hậu phơng kháng chiến vững mạnh, bảo đảm cung cấp phần lớn nhu cầu mọi mặt cho kháng chiến.

Tiết 4: Mục IV: Chiến dịch biên giới thu đông 1950 Mục 1: Hoàn cảnh lịch sử trớc khi ta mở chiến dịch:

Hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1949 đầu năm 1950 có nhiều thuận lợi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhng cũng có những khó khăn mới do sự can thiệp sâu hơn của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông Dơng.

Kế hoạch rơve là một cố gắng lớn của thực dân Pháp nhằm tiếp tục sự chuyển hớng chiến lợc của chúng đợc đề ra từ năm 1948. Nội dung chủ yếu nhất của kế hoạch là tập trung mọi cố gắng để giữ vững Bắc Bộ.

Mục 2: Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950:

Chiến dịch diễn ra từ ngày 16/09/1950 đến 22/10/1950 và giành đợc thắng lợi. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta trong kháng chiến

chống Pháp. Từ sau chiến thắng này, quân ta đã giành đợc quyền chủ động chiến lợc trên chiến trờng Bắc Bộ.

Bài 10: Bớc phát triển mới của cuộc kháng chiến trong những năm 1951 -1953.

Bài này gồm 2 tiết với nội dung bao trùm là: Đây là thời kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến từ sau chiến thắng Biên Giới đến trớc khi quân ta bớc vào cuộc tiến công chiến lợc Đông Xuân 1953-1954. Là thời kỳ kháng chiến lớn mạnh toàn diện, có ý nghĩa quyết định thay đổi về tơng quan lực lợng giữa ta và địch có lợi cho ta.

Tiết 1: Gồm 2 mục

Mục 1: Những âm mu và kế hoạch của đế quốc Pháp - Mỹ: Có những nội dung cơ bản sau:

Sự can thiệp ngày càng sâu của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông Dơng và sự lệ thuộc của Pháp vào Mỹ ngày một tăng.

Kế hoạch Đờlátđơtatxinhi thực chất là một kế hoạch bị động, nhằm cứu vãn tình thế nguy khốn cho quân Pháp ở chiến trờng Đông Dơng. Mục tiêu của kế hoạch này là nhằm giữ cho đợc những vùng đông dân nhiều của, nhất là đồng bằng Bắc Bộ. Kế hoạch đó đã gây cho ta nhiều khó khăn mới, nhất là ở vùng sau lng địch.

Kế hoạch Đờlát vẫn bộc lộc điểm yêú cơ bản là không khắc phục đợc mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lợng.

Mục2: Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) Có những ý cơ bản sau:

Sự phát triển của kháng chiến trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng. Từ sau khi Đảng cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải tán (11/1945), thực chất là rút vào hoạt động bí mặt, quyền lãnh đạo của Đảng vẫn đợc giữ vững nhng bị hạn chế.

Nội dung quan trọng của Đại hội Đảng lần thứ II: Thông qua báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ơng Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, báo cáo “bàn về cách mạng Việt Nam” do Tổng Bí th Trờng Chinh trình bày (trong đó đã xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng và đánh dấu sự hoàn chỉnh đờng lối cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân ở nớc ta, xácđịnh nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc; kẻ thù cụ thể trớc mắt là chủ nghĩa đế quốc xâm lợc và bè lũ tay sai, quyết định Đảng ra hoạt động công khai, với tên mới là Đảng lao động Việt Nam. Hai nớc Lào và Campuchia phải xây dựng hai đảng riêng thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nớc để lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, thảo luận quyết định nhiều chính sách về xây dựng và củng cố chính quyền, mặt trận quân đội … nhằm đẩy mạnh kháng chiến về mọi mặt; bầu ra Ban chấp hành Trung ơng mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trờng Chinh làm tổng Bí th.

Đờng lối do Đại hội vạch ra không những đáp ứng yêu cầu trớc mắt của cuộc kháng chiến, đa cuộc kháng đến thắng lợi hoàn toàn, mà còn đáp ứng yêu cầu lâu dài của cách mạng Việt Nam. Quyết định từ một Đảng cộng sản Đông Dơng trở thành 3 Đảng Mác - Lê Nin của 3 nớc Việt Nam, Lào, Campuchia là phù hợp với yêu cầu phát triển của cách mạng, phù hợp với đặc điểm, tình hình xã hội và nguyện vọng của nhân dân 3 nớc.

Tiết 2: Gồm 2 mục (3 và 4)

Mục 3: Củng cố hậu phơng và phát triển kháng chiến (1951 - 1953)

Trớc hết, cần cho học sinh nhận rõ hậu phơng của ta bao gồm cả vùng tự do và cả vùng du kích nằm sâu trong lòng địch, vấn đề xây dựng và củng cố hậu phơng.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸ 1946 1954 (Trang 33 -44 )

×